5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Kinh tế Xã hội của tỉnh Lào Cai
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, trong giai đoạn 2010 - 2020, kinh tế của tỉnh Lào Cai đã có những ước phát triển đáng kể. Tính đến hết năm 2016, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) đạt 10,13% (tăng 0,03% so với kế hoạch), duy trì cơ cấu kinh tế tích cực, hợp lý (tỷ trọng trong tổng GRDP: Ngành công nghiệp – xây dựng 44,3%; dịch vụ chiếm 40,1%; nông nghiệp 15,6% ); GRDP ình quân đầu người đạt 46 triệu đồng, tăng 16,8% so năm 2015.
Tỉnh Lào Cai duy trì mức tăng trưởng kinh tế ổn định với 10,02% (số liệu công bố của Tổng cục Thống kê), đứng thứ 2 so với các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Năm 2019, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 10,32% (đứng thứ 2/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc); ình quân đầu người đạt 70,5 triệu đồng/năm, tăng 7,5 triệu đồng so với năm 2018.
Sản xuất nông nghiệp được mùa, sản lượng lương thực có hạt đạt trên 330,8 nghìn tấn, tăng 3,4%. Diện tích sản xuất công nghiệp ứng dụng công nghệ cao được mở rộng, đã hình thành và phát triển các vùng sản xuất với quy mô đạt 2.409 ha, tăng 456 ha so với năm 2018; giá trị sản phẩm ình quân đạt 250 triệu đồng/ha/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 32.921 tỷ đồng, tăng 13,4%. Hoạt động thương mại phát triển khá, tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 26.172,2 tỷ đồng, tăng 12,6%. Hoạt động xuất - nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế có sự tăng trưởng và chiếm tỷ trọng lớn, đạt 93,9%, tăng 9,7%; giá trị xuất - nhập khẩu ước đạt trên 3,8 tỷ USD, tăng 26,7%.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa, thông tin, y tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua được quan tâm và triển khai có hiệu quả. Đặc biệt, là địa bàn biên giới nhưng về quốc phòng luôn được củng cố và giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai duy trì mức tăng trưởng ổn định so với những năm trước, đạt 10,02% và đứng thứ 2 so với các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc (sau tỉnh Bắc Giang đạt 15,18%).
42
tỉnh Lào Cai đã thu hút thêm được 15 dự án đầu tư với tổng vốn gần gần 2000 tỷ đồng. Trong đó, 14 dự án đầu tư trong nước và 1 dự án đầu tư nước ngoài (FDI).
Trong số 15 dự án đầu tư tại Lào Cai có 14 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư là 1900 tỷ đồng, 1 dự án FDI của nước ngoài có vốn đầy tư 60 tỷ đồng. 14 dự án trong nước có các dự án đầu tư lớn như, thủy điện Sàng Ma Sáo 437 tỷ đồng, thủy điện Hỏm Dưới 630 tỷ đồng, xưởng tuyển quặng sắt nghèo tại Sơn Thủy (Văn Bàn) 290 tỷ đồng, nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu tại Mường Khương 32 tỷ đồng… Dự án đầu tư nước ngoài là xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến quế tại Lào Cai của Công ty TNHH hương gia vị Sơn Hà. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang có 21 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 540,2 triệu USD. Trong đó, Trung quốc là chủ đầu tư lớn nhất với 11 dự án, 3 dự án FDI của Singapore, 3 dự án FDI của Hàn Quốc, các dự án còn lại là FDI của các cá nhân, tổ chức đến từ Đan Mạch, Na Uy, Anh, Mỹ.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục được duy trì, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt. Phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tiếp tục được củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng; tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2013, trước 02 năm so mục tiêu Đại hội đề ra trước đó. Đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh được tăng cường và ngày càng chuẩn hóa. Cơ sở vật chất trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên và nhà ở bán trú cho học sinh được quan tâm đầu tư. Chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc được mở rộng và thực hiện có hiệu quả, đem lại những kết quả khả quan trong lĩnh vực giáo dục.
Công tác chăm sóc, ảo vệ sức khỏe của nhân dân được tăng cường; kiểm soát khống chế tốt dịch bệnh trên người và gia súc; đảm bảo an sinh xã hội được thực hiện tốt, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai được chú trọng. Các bệnh viện tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực đều được mở rộng, cải tạo nâng cấp, xây dựng mới; trang thiết bị đồng bộ đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Trạm y tế xã, phường, thị trấn được chú trọng đầu tư, với 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế hoạt động; 57,3% tổng số
43
xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
Quốc phòng của tỉnh được củng cố, biên giới, mốc giới được giữ vững, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Thực hiện sắp xếp, ổn định dân cư iên giới hiệu quả, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh. Hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân được kết hợp hài hòa, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội. Phương châm “đa phương hóa, đa dạng hóa” các quan hệ, hợp tác quốc tế trở thành định hướng đối ngoại lớn của tỉnh. Công tác xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm, hoạt động chính trị các cấp có đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả.