Cải thiện cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Trang 100 - 102)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, cũng như nhu cầu cơ ản của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần huy động, phân bổ nguồn lực hợp lý để không ngừng hoàn thiện cơ sở hạ tầng cứng, cơ sở hạ tầng mềm nhằm tạo ước đột phá cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Trong đó, tỉnh Lào Cai đặc biệt ưu tiên hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước và hạ tầng các khu kinh tế, KCN. Tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm tạo ước đột phá cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Đặc biệt tỉnh Lào Cai cần quan tâm thực hiện cụ thể một số hoạt động nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa àn tỉnh như:

Đầu tư nâng cấp các tuyến đường du lịch

Lào Cai có địa hình đồi núi dốc, việc đi lại giữa các huyện trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư lớn hiện nay tại tỉnh tập trung chủ yếu vào huyện Sa Pa và thành phố Lào Cai, riêng huyện Bắc Hà chưa thu hút được các dự án lớn. Vì vậy việc đầu tư, nâng cấp các tuyến đường du lịch thuộc huyện Bắc Hà, Sa Pa… từ nguồn vốn ngân sách và hạ tầng du lịch quốc gia là rất cần thiết.

Tỉnh cần nâng cấp một số tuyến đường giao thông tới các tuyến, điểm du lịch trọng điểm đã xuống cấp, nhất là các tuyến Sa Pa - Tả Phìn, Sa Pa – Bản Hồ; thiếu các trạm dừng chân, ngắm cảnh, điểm trưng ày và án sản phẩm du lịch trên tuyến đường du lịch Lào Cai – Sa Pa, Lào Cai – Bắc Hà. Xây dựng thêm cung đường từ

89

thành phố Lào Cai đến thị trấn Sapa để tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông hai làn riêng biệt. Cung đường này còn góp phần liên thông vận tải hàng hóa tới tỉnh Lai Châu. Qua đó thúc đẩy hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.

Đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Dự án đường sắt tốc độ cao Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách ngày một gia tăng trên tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Bộ, Ngành Trung ương, các địa phương liên quan sớm hoàn thành xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

– Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 làm cơ sở để tỉnh Lào Cai hoàn thiện

Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm, hỗ trợ Lào Cai vốn đầu tư nâng cấp, cải thiện cơ sở hạ tầng làm nền tảng thu hút đầu tư, nhất là nguồn vốn phục vụ Đề án phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020 tầm nhìn 2030, nguồn vốn phát triển các khu, cụm công nghiệp mới.

Mở rộng quy mô khu kinh tế cửa khẩu

Tỉnh Lào Cai cần thực hiện mở rộng quy mô khu kinh tế cửa khẩu, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ như: Hệ thống giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, trung tâm thương mại, kho, bãi, hệ thống tài chính - ngân hàng, dịch vụ thông quan, tư vấn pháp lý; chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các phường, xã trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai. Đề xuất đầu tư cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng 02 đề án: một là bổ sung Khu công nghiệp phía tây thành phố Lào Cai vào quy hoạch các Khu công nghiệp Việt Nam, hai là mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển công nghiệp trước hết là giao thông, điện, cấp thoát nước... trong đó ưu tiên đầu tư cho các khu, cụm công nghiệp đã hình thành.

Đầu tư đoạn đường sắt kết nối Ga Lào Cai - Ga ơn Yên

90

hoàn thành tuyến đường sắt cao tốc nối đến Hà Khẩu. Nhằm tăng cường giao thương, thuận tiện uôn án, trao đổi hàng hóa, thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài.

Yếu tố quyết định quan trọng để kinh tế du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương vẫn là hạ tầng du lịch. Do đó, thời gian tới, các cấp có thẩm quyền cần quan tâm huy động mọi nguồn lực để tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng du lịch tại các địa bàn trọng điểm du lịch, tạo điều kiện thuận lợi lớn nhất về công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư du lịch đã được cấp phép tại Sa Pa, Bắc Hà và thành phố Lào Cai; đầu tư nâng cấp khai thác Nhà du lịch Bắc Hà theo mô hình Nhà du lịch Sa Pa đang hoạt động hiệu quả. Xây dựng hệ thống biển quảng cáo tấm lớn, biển chỉ dẫn giới thiệu tại các điểm du lịch đã được đánh giá, xếp hạng trong khu vực; quy hoạch và xây dựng các khu trừng bày và bán sản phẩm của người dân tại các điểm du lịch cộng đồng. Được như vậy, kinh tế du lịch Lào Cai sẽ có những ước bứt phá ngoạn mục trong thời gian tới, tạo điểm nhấn cho quá trình thu hút FDI vào tỉnh phát triển mạnh hơn, thu hút nhiều hơn những nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Trang 100 - 102)