5. Kết cấu của luận văn
1.5. Cơ sở thực tiễn về thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài và bài học kinh
1.5.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam trong thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài
Trải qua quá trình gần 30 năm, hoạt động thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể đối với kinh tế các địa phương trong cả nước. Hiện nay tại Việt Nam đã có một số những địa phương ước đầu thành công với các chính sách khuyến khích dòng vốn FDI sạch, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, điển hình như: Bình Dương, thành phố Hồ Chi Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh… Những kinh nghiệm và thành công của các địa phương trên là những là bài học quý báu trong hoạt động quản lý, xây dựng các chính sách khuyến khích FDI vào tỉnh Lào Cai.
26
Hình 1.1. FDI một số địa phƣơng năm 2019
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2019 1.5.1.1. Kinh nghiệm thu hút FDI của tỉnh Hà Tĩnh
Đến nay đã có 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Hà Tĩnh, ao gồm: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Úc, Mỹ, Thái Lan, Philipine, Lào, Trung Quốc. Hàng ngàn chuyên gia và lao động kỹ thuật của 23 nước đang làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng. Hà Tĩnh đã thực sự hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới ngay tại địa bàn. Nghiên cứu kết quả thu hút FDI của tĩnh Hà Tĩnh cho phép rút ra một số bài học kinh nghiệm cụ thể sau:
Một là, phê duyệt và công bố chính thức quy hoạch phát triển tổng thể kinh
tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này là ước đột phá
đầy hứa hẹn cho phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh. Từ đó, xác định chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ là mấu chốt để triển khai có hiệu quả quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
Hai là, tiếp tục nâng cao môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã thường xuyên sát cánh, kề vai đồng hành giải quyết các khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư Hà Tĩnh và đã xây dựng nhiều chính sách ưu đãi để thu hút vốn FDI.
27
Ba là, tập trung cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý
nhà nước nhằm cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh để nâng cao năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh. Mở rộng các hình thức đầu tư BT, BOT, PPP và các hình thức đầu tư khác nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng.
Bốn là, công bố và triển khai các sản phẩm chủ lực có thế mạnh của ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thương mại… khai thác, tận dụng có hiệu quả những lợi thế tự nhiên của mình như cảng biển, khoáng sản, cửa khẩu quốc tế, xây dựng chính sách đầu tư ưu đãi, thông thoáng thu hút đầu tư, tiếp tục khẳng định là điểm đến đầy hứa hẹn của các nhà đầu tư.
Tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng các chương trình, nội dung xúc tiến, mời gọi đầu tư; luôn sâu sát, lắng nghe và kịp thời giải quyết tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc trong quá trình triển khai dự án tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, “coi
khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp là khó khăn vướng mắc của Tỉnh”; tập trung nguồn lực đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng; chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính thực hiện đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh.
1.5.1.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh
Với nhiều điều kiện thuận lợi kết hợp cùng những chính sách hỗ trợ của các địa phương nên nhiều tập đoàn xuyên quốc gia lớn của thế giới đã đầu tư tại Bắc Ninh và trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Với 1.134 dự án đầu tư, đạt tổng số tiền khổng lồ 17,79 tỷ USD trên diện tích 6.397,68ha, tập trung tại 16 khu công nghiệp (KCN), trong đó 10 KCN đang hoạt động, biến Bắc Ninh từ tỉnh nông nghiệp thành những trung tâm công nghiệp phồn thịnh; góp phần giải quyết việc làm cho gần 3 vạn lao động, trong đó gần 2 vạn lao động làm việc ở các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài với đủ các thành phần sắc tộc: Việt, Pháp, Mỹ, Nga, Đức, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thu nhập bình quân ở khu vực FDI ngày càng tăng: Năm 2014 đạt 6,78 triệu đồng/người/tháng… Năm 2018 là 11,2 triệu đồng/người/tháng, gấp 1,5 lần so với năm 2014, gấp 1,55 lần khu vực đầu tư trong nước, đưa Bắc Ninh nhanh chóng trở thành Top đứng đầu toàn quốc về thành tích đầu tư nước ngoài.
28
sách thu hút FDI của tỉnh. Theo đó, Bắc Ninh lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI theo định hướng “sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai”. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ; tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước, xử lý rác nước thải và rác thải; chú trọng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông, cung cấp phần mềm và giải pháp, nghiên cứu và phát triển (R&D),...
Tỉnh đã triển khai thực hiện cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi thu hút đầu tư
nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh. Cơ chế chính sách hỗ trợ,
ưu đãi ao gồm: Hỗ trợ về giải phóng mặt bằng; Hỗ trợ nhà đầu tư cung ứng và đào tạo lao động; Đối với các dự án có quy mô lớn (vốn đầu tư từ 1500 tỷ trở lên), sử dụng công nghệ cao, ngoài các ưu đãi theo quy định chung của chính phủ, nhà đầu tư được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ xây dựng cơ chế hỗ trợ ưu đãi đặc thù trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh đã đối mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến
đầu tư. Chú trọng các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ theo định hướng tiết kiệm,
hiệu quả. Tăng cường công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp giấy CNĐT.
Tỉnh tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, xây dựng, thúc đẩy nhanh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhờ vậy đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến với Bắc Ninh.