5. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá việc thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Một là, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của bản thân khu vực FDI.
- Chỉ tiêu 1: Năng suất lao động của khu vực FDI (hay nói cách khác là hiệu suất sử dụng một lao động của khu vực FDI) hoặc thu nhập ình quân 1 lao động.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ suất lợi nhuận trước hoặc sau thuế.
Hai là, đóng góp của khu vực FDI cho nền kinh tế quốc gia.
- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào độ mở của nền kinh tế hay đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của quốc
- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách nhà nước.
- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào tạo việc làm cho người lao động.
Ngoài những chỉ tiêu trên, nếu thu thập và tính toán được số liệu khác thì có thể tính thêm cả mức độ đóng góp vào hiện đại hóa nền kinh tế (thông qua chỉ tiêu tỷ trọng đóng góp vào hiện đại công nghệ của nền kinh tế), số người được nuôi sống do lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI.
35
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010 – 2019 3.1. Tổng quan về tỉnh Lào Cai
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Lào Cai
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Hiện nay có diện tích tự nhiên là 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước). Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai
Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai
Địa hình của tỉnh Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Tỉnh Lào Cai với hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các
36
vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra, tại Lào Cai còn rất nhiều những dãy núi nhỏ hơn phân ố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Do địa hình của tỉnh bị chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300 m - 1.000 m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143 m so với mặt nước biển, đây cũng được coi là nóc nhà Đông Dương. Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn, địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp.
Thương mại – kinh tế cửa khẩu
Tỉnh Lào Cai với vị trí trung tâm, một nút giao thông quan trọng của chiến lược phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”; đồng thời, là “cửa ngõ” quan trọng nối liền thị trường Việt Nam với thị trường phía Tây Nam - Trung Quốc. Lào Cai là trung tâm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, mậu dịch của Trung Quốc với thị trường Việt Nam và mở rộng ra thị trường các nước ASEAN. Cùng với đó, tỉnh lại có cửa khẩu Quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu với 3 điểm thông quan bao gồm Ga quốc tế Lào Cai, cầu đường bộ qua sông Nậm Thi, cầu đường bộ qua sông Hồng (là điểm nối giữa đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (Việt Nam) với đường cao tốc Hà Khẩu - Côn Minh (Trung Quốc). Với vị trí địa lý như này, Lào Cai có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế thương mại - cửa khẩu.
Trong tiến trình xây dựng và phát triển Khu KTCK Lào Cai, ngay từ những ngày đầu, Lào Cai đã định vị vai trò, vị trí “địa kinh tế, địa chính trị” của khu kinh tế này trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Khu KTCK Lào Cai cũng là khu KTCK duy nhất ở phía Bắc có cửa khẩu quốc tế nằm trong thành phố, có kết cấu hạ tầng, hệ thống dịch vụ khá phát triển, phục vụ thuận lợi cho nhu cầu giao thương xuất nhập khẩu, du lịch và dịch vụ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tính đến nay, đã có 216 dự án được đầu tư tại Khu KTCK Lào Cai với tổng vốn đăng ký trên 15.000 tỷ đồng. Ngoài ra, khu kinh tế cửa khẩu này có 2.161
37
doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký kinh doanh với nhiều loại hình khác nhau. Tốc độ tăng trưởng bình quân tại các khu, cụm công nghiệp luôn đạt trên 20%/năm.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng năm của Khu KTCK Lào Cai đứng thứ 3 trong các cửa khẩu quốc tế phía Bắc Việt Nam (sau cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn). Khu KTCK Lào Cai hoạt động sôi nổi đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh. Cũng nhờ lợi thế về cửa khẩu mà dịch vụ, du lịch của tỉnh Lào Cai được khai thác hiệu quả, đã và đang tạo ước phát triển mạnh mẽ cho tỉnh nhà.
Tài nguyên nước
Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng (130 km chiều dài chảy qua tỉnh) và sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) có chiều dài đoạn chảy qua tỉnh là 124 km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên).
Sông Hồng có diện tích 4.494 km2 và chiều dài sông chảy qua tỉnh là 120 km, sông Chảy có diện tích 1.850 km2 chiều dài sông chảy qua tỉnh là 122 km chiếm 40,4% toàn bộ diện tích lưu vực. Mật độ sông suối trung ình toàn lưu vực là 1,16 km/km2 thuộc loại lớn phù hợp với địa hình đồi núi cao, mưa nhiều, nhất là thượng lưu của lưu vực sông suối phát triển hơn với mật độ đạt 1,5-1,67 km/km2.
Ngoài các sông trên còn có hệ thống sông suối nhỏ khá dầy, mật độ lưới sông khá dày đạt 1,5 - 1,7 km/km2, vùng thung lũng có độ cao 300 m trở xuống có mạng lưới sông suối thưa thớt đạt 0,3 - 0,5 km/km2. Những phụ lưu chính trong lưu vực sông Hồng gồm: Ngòi Nhù với diện tích lưu vực 1550 km2 có chiều dài sông chảy qua tỉnh là 68 km; Ngòi Bo với diện tích lưu vực 587 km2; Ngòi Phát với diện tích lưu vực 512 km2; Ngòi Đum với diện tích lưu vực 156 km2
; Ngòi San với diện tích lưu vực 140 km2
.
Do lượng mưa phong phú, kết hợp với yếu tố địa lý, cảnh quan khác nên Lào Cai có nguồn nước khá dồi dào. Đây là một thuận lợi cơ ản cho sự phát triển các ngành kinh tế của tỉnh.
38
Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho tỉnh Lào Cai phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh hiện đang có ốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng (Đài khí tượng thủy văn Lào Cai). Tuy nhiên, tỉnh cũng phải đối mặt với hiện tượng sạt lở đất khi bên phía Trung Quốc thực hiện xả lũ hay mưa lớn, mưa đá xảy ra bất ngờ vào mùa mưa.
Nông nghiệp
Tỉnh Lào Cai với 2 vùng khí hậu đặc trưng là nhiệt đới và ôn đới. Vì vậy, đất đai của tỉnh màu mỡ, độ phì nhiêu cao, phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Đất đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó: đất nông nghiệp có 84.181 ha, đất lâm nghiệp 334.301 ha, đất chuyên dùng 20.404 ha, đất ở 3.895 ha, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hóa. Hệ sinh thái tự nhiên phong phú, chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam, Lào Cai rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đặc biệt thích hợp với việc hình thành các vùng sản xuất chè, cây ăn quả ôn đới (mận, đào, lê,…), rau, hoa xuất khẩu…
Năm 2019, ngành nông nghiệp Lào Cai gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, bệnh dịch, biến động thị trường… Song với quyết tâm cao, ngành nông nghiệp vẫn gặt hái được nhiều thắng lợi với các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng ngành tiếp tục giữ ở mức cao, đạt 6,02%, cao hơn 2,6 lần so với bình quân cả nước (2,32%), giá trị sản xuất đạt trên 7.000 tỷ đồng, tăng hơn 600 tỷ đồng so với năm 2018; cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển biến tốt; giá trị sản phẩm trên diện tích canh tác đạt 75 triệu đồng/ha; tổng sản lượng lương thực tăng; đặc biệt, trồng rừng vượt kế hoạch 147%; Các sản phẩm theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao được đẩy mạnh phát triển; xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai rộng khắp, số xã đạt chuẩn đạt 52 xã… (Cục thống kê tỉnh Lào Cai)
Lâm nghiệp
Tổng trữ lượng tài nguyên rừng toàn tỉnh có 60.030 m3 gỗ; 1.254.988 cây tre, vầu các loại. Diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp 334.301 ha, chiếm 53,4% tổng
39
diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó gồm có rừng tự nhiên 261.484 ha; và rừng trồng 7.3409 ha. Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú (có 2.024 loài thực vật thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng như ách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, dẻ tùng… có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam) (Cục thống kê tỉnh Lào Cai). Tuy nhiên, vào mùa khô, nguy cơ cháy rừng xảy ra tại Lào Cai là rất lớn do thói quen đốt nương của bà con dân tộc thiểu số.
Công tác chuẩn bị cây giống phục vụ trồng rừng năm 2020 đảm bảo chất lượng; xã hội hóa trồng rừng mới tăng cao so với cùng kỳ. trong tháng, trồng được 137,2 ha, lũy kế 6 tháng đạt 3.095,3 ha, đạt 57,3% kế hoạch và tăng gấp 2 so với cùng kỳ; trồng 536.871 cây phân tán các loại; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 3.562 ha, đạt 100% kế hoạch. Tổ chức quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có (356.500 ha)…
Hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức và công tác phòng, chống cháy rừng, cảnh áo nguy cơ cháy rừng được thực hiện thường xuyên. Trong tháng không xảy ra cháy rừng. Từ đầu năm, do một số thời điểm nắng nóng gay gắt, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 05 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại là 6,5 ha rừng trồng. Công tác kiểm tra, giám sát khai thác, kinh doanh, vận chuyển, chế biến lâm sản được đẩy mạnh; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Khoáng sản
Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ chất lượng đang được khai thác và sử dụng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như: Mỏ Apatit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Xa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn (Cục
thống kê tỉnh Lào Cai). Ngoài ra, tại Lào Cai còn có một số mỏ có trữ lượng lớn dễ
khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường quốc tế đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản ở địa phương. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động khai thác, các nhà máy chế biến và các mỏ khai thác khoáng sản sẽ trở thành mối
40
đe dọa lớn đối với môi trường không khí của Lào Cai, gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của những người dân trong khu vực lân cận.
Du lịch
Lào Cai với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu đa dạng, nhiều công trình kiến trúc độc đáo, là nơi cư trú của các tộc người giàu bản sắc văn hóa; đặc biệt với nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: Khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam, Đỉnh núi Phan Xi Păng - nóc nhà của Đông Dương có dãy núi Hoàng Liên Sơn và khu ảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên rất hấp dẫn đối với cả các nhà nghiên cứu khoa học và khách du lịch, Cửa khẩu quốc tế Lào Cai,… luôn thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Lượng khách du lịch đến với Lào Cai ngày một tăng dần, không chỉ du khách từ các quốc gia lân cận mà tăng về cả lượng du khách tới từ các nước Châu Âu. Đây là tiềm năng lớn để tỉnh phát triển các loại hình du lịch đa dạng.
Thiên nhiên đã ưu đãi cho Lào Cai nhiều thế mạnh cho phát triển trong các lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng, du lịch… Đó chính là những thế mạnh hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Lào Cai là điểm đến đầu tư. Bên cạnh đó, cũng có một số những khó khăn trong điều kiện tự nhiên của tỉnh Lào Cai. Với địa hình nhiều đồi núi, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa gặp phải những cản trở, khó khăn nhất định. Ngoài ra, hiện tượng sương muối và ăng tuyết xảy ra ở một số huyện cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất, sinh hoạt của người dân địa phương. Tỉnh Lào Cai cần biết tận dụng đúng cách những lợi thế của địa phương để khai thác chúng một cách có hiệu quả nhất.
Du lịch Lào Cai đang có những ước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng ình quân lượng khách du lịch và tổng thu du lịch luôn đạt mức tăng trưởng cao, thương hiệu du lịch Lào Cai trên bản đồ du lịch Việt Nam đã được khẳng định… Tuy nhiên, việc xây dựng, khai thác sản phẩm du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng.
Trong năm 2019, có hơn 5,1 triệu lượt khách du lịch đến Lào Cai (trong đó có 806.106 lượt khách quốc tế), tăng 20,3% so với năm 2018; tổng doanh thu từ du lịch đạt 19.203 tỷ đồng, tăng 43,2% so với năm 2018. Sa Pa vẫn là địa phương dẫn đầu về hoạt động du lịch, với hơn 60% tổng lượng khách của toàn tỉnh.
41
3.1.2. Kinh tế - Xã hội của tỉnh Lào Cai
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, trong giai đoạn 2010 - 2020, kinh tế của tỉnh Lào Cai đã có những ước phát triển đáng kể. Tính đến hết năm 2016, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) đạt 10,13% (tăng 0,03% so với kế hoạch), duy trì cơ cấu kinh tế tích cực, hợp lý (tỷ trọng trong tổng GRDP: Ngành công nghiệp – xây dựng 44,3%; dịch vụ chiếm 40,1%; nông nghiệp 15,6% ); GRDP ình quân đầu người đạt 46 triệu đồng, tăng 16,8% so năm 2015.
Tỉnh Lào Cai duy trì mức tăng trưởng kinh tế ổn định với 10,02% (số liệu công bố của Tổng cục Thống kê), đứng thứ 2 so với các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Năm 2019, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 10,32% (đứng thứ 2/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc); ình quân đầu người đạt 70,5 triệu đồng/năm,