theo tiêu chuẩn PGS.
3.4.1. Cần phải quy hoạch vùng sản xuất rau hữu cơ chuyên môn hóa sản xuất
- Hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa sản xuất rau hữu cơ bằng cách quy hoạch thành những vùng sản xuất riêng. Đặc biệt tại các xã Hợp Hòa, Thành Lập, Nhuận Trạch, Thị trấn Lương Sơn. Các vùng sản xuất rau hữu cơ này có diện tích ít nhất 2 ha, các vùng này phải tách biệt với sản xuất rau thông thường để tránh hiện tượng sâu bệnh lấn chiếm.
- Có điều kiện hệ thống tưới tiêu hợp lý, các vùng quy hoạch phải có sự luân canh xen canh các chủng loại rau để phù hợp với thời vụ. Phải bố trí các loại rau thích hợp với từng vùng đất có như vậy mới hình thành các vùng sản xuất hàng hóa thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.
3.4.2. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau hữu cơ.
Nguồn lực cần có để đầu tư cơ sở hạ tầng là rất lớn vì vậy đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất cần được lựa chọn theo nguyên tắc ưu tiên. Nội dung xác định nhu cầu đầu tư tùy thuộc vào thực trạng của từng vùng sản xuất cụ thể nhưng trong đó ưu tiên hàng đầu là bảo đảm các điều kiện để chất lượng nước tưới đúng quy định và bảo đảm hệ thống nhà sơ chế đủ công suất hoạt động theo yêu cầu sản xuất tại vùng đó.
- Tập trung đầu tư: Cứng hóa đường giao thông nội đồng; hệ thống tưới - tiêu (bao gồm cả nguồn nước tưới); nhà lưới; hệ thống điện cho diện tích quy hoạch sản xuất RHC… Đối với mô hình điểm sản xuất RHC cần đầu tư thêm một số tiến bộ khoa học kỹ thuật như: hệ thống tưới phun sương, tưới nhỏ giọt, sản xuất giống trong khay…
- Hỗ trợ đầu tư, cải tạo một phần cơ sở hạ tầng cho các nhóm sản xuất rau hữu cơ hiện có nhằm động viên thúc đẩy phát triển sản xuất tùy vào điều kiện thực tế.
3.4.3. Lựa chọn các giống rau phù hợp, năng suất cao. Liên kết giữa nhà sản xuất và nhà chuyên môn để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau hữu xuất và nhà chuyên môn để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau hữu cơ bằng các hình thức tập huấn, huấn luyện và công tác khuyến nông.
- Liên kết với các cơ quan chuyên môn cấp trên, các trường cao đẳng, Đại học trong ngành nông nghiệp mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất RHC cho các cơ sở, các hộ nông dân trên địa bàn huyện và tổ chức hội nghị hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án hàng năm.
- Phối hợp với các tổ chức, cơ quan chuyên môn đào tạo, huấn luyện, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ trình độ chuyên môn, năng lực quản lý chỉ đạo sản xuất - tiêu thụ sản phẩm RHC và xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất RHC của huyện.
- Tuyển chọn giống cây trồng đảm bảo cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng như: Cà chua, Dưa chuột, Đậu các loại, Cải bắp, Mướp đắng…
- Phòng trừ cỏ dại: phương châm là “phòng hơn chống”. Một số biện pháp được đưa ra là: che phủ, luân canh cây trồng, thường xuyên nhổ cỏ, đảm bảo cây trồng sinh trưởng tốt trong giai đoạn đầu, bón phân gần gốc cây, không rải khắp luống.
- Thực hiện luân canh các mô hình như: Bí ăn ngọn - Rau muống - Cà chua, Đậu đũa - Rau dền - Su hào, Cải ngọt - Rau đay - Xà lách. Các mô hình này trồng luân canh nhau trên các luống của khu vực sản xuất.
- Chuyển giao TBKH mới vào sản xuất (che phủ nilon, giống mới, phương pháp tưới nhỏ giọt, sản xuất giống cây con trong khay…).
Bước đầu là phổ biến nhanh các kiến thức kỹ thuật về sản xuất, sơ chế, kinh doanh RHC đến mọi đối tượng có liên quan bằng các hình thức tập huấn ngắn hạn. Bước tiếp theo là xây dựng đội ngũ nông dân nòng cốt để tiếp tục phổ biến lan tỏa những tiến bộ kỹ thuật về sản xuất, sơ chế RHC.
Thực hiện giải pháp về khuyến nông cần có sự hỗ trợ của Nhà nước các cấp, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước về các khoản đầu tư công để thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao (như xây dựng mô hình trình diễn, tham dự các lớp tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, thông tin tuyên truyền… về RHC).
3.4.4. Hoàn thiện các loại hình tổ chức sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn. Lương Sơn.
Trong thời gian tới, hai loại hình HTX sản xuất - tiêu thụ RHC và doanh nghiệp sản xuất - tiêu thụ RHC sẽ trở thành hai loại hình chính trong phát triển sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, vì vậy những tác động để phát triển bền vững hai loại hình này cần thực hiện song song có sự phối hợp chặt chẽ của hai giải pháp: sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và phát
huy nội lực, ý thức tự giác của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất - kinh doanh RHC gắn với giám sát, quản lý của Nhà nước.
* Đối với doanh nghiệp:
Đây là loại hình sản xuất có tiềm năng phát triển tốt do tổ chức tương đối bài bản, đội ngũ kỹ thuật trình độ cao, có khả năng tự giám sát, tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nhưng hoạt động chủ yếu vì mục đích lợi nhuận vì vậy cần có các hỗ trợ về mặt kinh tế để dung hòa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội trong giai đoạn bước đầu.
- Doanh nghiệp được hưởng lợi từ sự đầu tư và hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, của địa phương về các khoản đầu tư công mang tính cộng đồng về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng… phục vụ cho sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ.
- Được ưu tiên thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai tại các vùng sản xuất an toàn tập trung và được hưởng mức ưu đãi cao nhất về tiền sử dụng đất, giá thuê đất theo các quy định hiện hành
- Được hỗ trợ sau đầu tư nếu tham gia đầu tư vào sản xuất và kinh doanh RAT như hệ thống sơ chế, bảo quản, đường giao thông nội đồng, hệ thống điện, thủy lợi… tại vùng sản xuất tập trung.
- Được hỗ trợ để trực tiếp thuê đất tổ chức sản xuất.
* Hình thành các HTX chuyên sản xuất rau hữu cơ.
Đây là tổ chức kinh tế được hình thành từ sự tự nguyện tham gia của các hộ gia đình có điều kiện sản xuất RHC, là loại hình chủ yếu trong sản xuất RHC hiện nay. Các giải pháp chính để các HTX sản xuất - tiêu thụ RHC phát triển bao gồm:
- Hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện các dịch vụ đầu vào cho sản xuất: + Hỗ trợ hình thành hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp chất lượng cao tại địa phương: xây dựng hệ thống cửa hàng trực tiếp hoặc liên doanh, liên kết với các đơn vị cung ứng có uy tín;
+ Hỗ trợ thành lập đội dịch vụ kỹ thuật của các HTX thực hiện 2 chức năng chính là dịch vụ kỹ thuật (hướng dẫn quy trình kỹ thuật, dịch vụ bảo vệ cây trồng…) và giám sát nội bộ;
- Hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức sản xuất - tiêu thụ RHC: Xây dựng quy chế, quy định vùng sản xuất; xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất; tập huấn kỹ năng chỉ đạo sản xuất; hình thành đội ngũ giảng viên nông dân tại HTX…
- Hỗ trợ nâng cao năng lực tiêu thụ sản phẩm:
+ Hỗ trợ ban đầu để xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm;
+ Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm; công bố hợp quy; + Hỗ trợ liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Được tham gia các đề án, dự án, xây dựng mô hình trình diễn khi các dự án, đề án, mô hình triển khai tại địa phương.
* Hỗ trợ các hộ gia đình sản xuất rau hữu cơ.
- Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho người tham gia sản xuất RHC thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, cho thuê, chuyển nhượng đất để cho đất đai liền vùng, liền thửa và được ưu tiên thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng hộ.
- Hỗ trợ về vốn, đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức và cách ứng xử… - Khuyến khích tham gia các đề án, dự án, xây dựng mô hình trình diễn khi các dự án, đề án, mô hình triển khai tại địa phương.
3.4.5. Hoàn thiện hệ thống tiêu thụ rau hữu cơ
a) Hoàn thiện các kênh phân phối rau hữu cơ
- Xây dựng và triển khai tốt quy hoạch hệ thống tiêu thụ từ chợ đầu mối đến các cửa hàng, quầy hàng bán lẻ…
- Đa dạng hóa các kênh phân phối RHC, gồm:
+ Cửa hàng RHC tại các khu dân cư tập trung (chủ yếu ở thị trường Hà Nội). + Quầy RHC tại các chợ dân sinh thông qua các tiểu thương bán lẻ. + Gian hàng RHC tại các siêu thị.
+ Phân phối trực tiếp từ các cơ sở sản xuất đến người tiêu dùng bằng các hình thức hợp đồng tiêu thụ (cá nhân, tập thể).
b) Xây dựng thương hiệu rau hữu cơ
- Tiêu chuẩn hóa, xây dựng và phát triển thương hiệu RHC để góp phần nâng cao trách nhiệm người tham gia kinh doanh RHC, tạo niềm tin của người tiêu dùng. Từng bước nâng cao thị phần của RHC trong hệ thống phân phối thực phẩm chung của địa phương.
- Nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất RHC về tầm quan trọng của việc xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu cũng như nội dung bảo vệ thương hiệu.
- Đầu tư vốn, công lao động để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng chủng loại theo nhu cầu của thị trường để hình thành và phát triển thương hiệu “Rau hữu cơ Lương Sơn”.
c) Tiến hành các hoạt động marketing
- Tổ chức các kênh tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm RHC, kịp thời thông tin đến người tiêu dùng về chất lượng, địa điểm, các cơ sở kinh doanh RHC có uy tín.
- Hình thức bao gói sản phẩm RHC cần được chú trọng để thu hút người tiêu dùng.
- Thường xuyên tổ chức các chuyến tham quan, du lịch đồng ruộng để khách hàng trực tiếp cảm nhận và tin tưởng sử dụng sản phẩm. Từ đó gây hiệu ứng lan truyền về sản phẩm rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
3.4.6. Đẩy mạnh quản lý, giám sát chất lượng rau hữu cơ
- Đưa sản xuất RHC là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp hàng năm của huyện và các xã, thị trấn. Từng bước đưa sản xuất RHC của huyện vào nề nếp tuân thủ đúng quy định về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và luật An toàn thực phẩm.
- Bố trí 1-2 cán bộ kỹ thuật chuyên phụ trách sản xuất RHC đủ năng lực và trình độ quản lý, kiểm soát chất lượng RHC từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
- Tăng cường công tác thanh tra nội bộ định kỳ, hoặc đột xuất của các nhóm sản xuất RHC nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, đơn vị kinh doanh trong việc thực hiện các quy định về sản xuất - tiêu thụ RHC. Phát hiện kịp thời và sử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Tăng cường mối quan hệ, sự liên kết với các cơ quan chuyên môn cấp trên và các trường Cao đẳng, ĐH trong ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm … để triển khai dự án sản xuất RHC của huyện.
3.4.7. Tăng cường đầu tư hỗ trợ vốn cho người sản xuất
Sản xuất rau hữu cơ cần một lượng vốn rất lớn vì vậy trong quá trình sản xuất rau hữu cơ với quy mô lớn người dân thường tiếu vốn nên cần giải quyết kịp thời. Để giải quyết cần thực hiện liên kết các nhà đầu tư và nhà sản xuất; nhà sản xuất và nhà tiêu thụ bằng cách góp vốn để sản xuất hoặc tạm ứng tiền trước của nhà tiêu thụ. Cần phải hỗ trợ người sản xuất bằng nhiều hình thức như cho vay hoặc kết hợp sự hỗ trợ của người dân và các hội.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm thu nhập cho các hộ nông dân mà còn có ý nghĩa lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cung cấp cho người tiêu dùng những mặt hàng nông sản an toàn, chất lượng bảo đảm góp phần bảo vệ sức khỏe của mỗi gia đình, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa-xã hội giữa miền núi và miền xuôi trong nhiều năm qua, các xã trong huyện đã duy trì nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần nông, lâm nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch - dịch vụ. Nhờ đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động người dân, Lương Sơn đã nhanh chóng bắt nhịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Huyện Lương Sơn là lớn nhất với 27.833,23 ha, chiếm 76,28 % tổng diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 5.163,50 ha, chiếm 14,15 % tổng diện tích tự nhiên. Còn lại là đất chưa sử dụng là 3.492,12 ha, chiếm 9,57 % tổng diện tích đất tự nhiên.
1.1 Về hiệu quả kinh tế
Diện tích trồng rau hữu cơ đang chuyển đổi để đạt chứng nhận năm 2016 là 10,4 ha, năm 2018 là 10,08 ha. Như vậy có thể thấy rằng diện tích trồng rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn đang được mở rộng tuy nhiên tỷ lệ chưa cao.
Sản lượng rau hữu cơ được chứng nhận PGS ở huyện Lương Sơn đạt cao nhất 139,2 tấn/ha. Sản lượng rau hữu cơ năm 2016 chiếm 6,4 % rau nói chung, đến năm 2018 chiếm 9,8% sản lượng rau toàn huyện.
Rau hữu cơ muốn sản xuất được phải có đất tập trung và được khoanh vùng cách ly tránh nhiễm bẩn với môi trường bên ngoài. Ở huyện Lương Sơn diện tích rau hữu cơ trong những năm gần đây được tăng lên không đáng kể
so với diện tích trồng rau nói chung của toàn huyện lại rất nhỏ vì vậy cần quy hoạch các vùng sản xuất rau hữu cơ tập trung.
1.2 Hiệu quả xã hội
Trong thời gian qua, huyện Lương Sơn đã tổ chức được 5 lớp đào tạo nông dân theo chương trình sản xuất rau hữu cơ, thời gian học 17 tuần/lớp, mỗi lớp là 30 người. Như vậy, trên địa huyện Lương Sơn nông dân đã được đào tạo theo phương pháp học lý thuyết kết hợp với thực hành ngay trên ruộng. Mỗi khoá học, học viên thực hiện đầy đủ theo quy chế của lớp, nắm vững kiến thức và biết áp dụng vào thực tế sẽ được cấp chứng chỉ nghề; đồng thời chọn ra các học viên tiêu biểu xuất sắc, tích cực, có sở thích làm nông nghiệp hữu cơ, tự nguyện tham gia các hoạt động nhóm sở thích.
Với mô hình phát triển sản xuất RHC theo tiêu chuẩn PGS đã hỗ trợ tạo việc làm cho nhiều hộ dân trên địa bàn, thu hút nhiều lao động, không chỉ giúp người sản xuất có thu nhập từ 5 - 10 triệu đồng/người/tháng, mô hình sản xuất rau hữu cơ còn có ý nghĩa lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cung cấp cho người tiêu dùng những mặt hàng nông sản an toàn, chất lượng bảo đảm.
1.3 Hiệu quả môi trường