Khái niệm và sự hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện lương sơn, tỉnh hòa bìn (Trang 28)

1.4. Khái quát chung về hệ thống đảm bảo có sự tham gia PGS trong sản xuất rau hữu cơ

1.4.1. Khái niệm và sự hình thành

PGS là một hệ thống xác nhận chất lượng có sự tham gia của tổ chức và cá nhân liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm vào các hoạt động giám sát đánh giá và đảm bảo chất lượng

sản phẩm khi cung cấp cho thị trường (IFOAM, 2008). Người sản xuất được xác nhận sự tuân thủ dựa vào sự tham gia tích cực của các tác nhân và bên liên quan tham gia vào chuỗi giá trị.

PGS là một sáng kiến đảm bảo chất lượng nội bộ lấy tên tắt từ cụm từ tiếng Anh “Participatory Guarantee System” được phát triển từ năm 2004 do Liên Đoàn các phong trào Nông Nghiệp hữu cơ Quốc tế (IFOAM) bảo trợ. Hệ thống PGS hiện đang được áp dụng cho 66 quốc gia trên, tại tất cả các châu lục trên thế giới. Đã có tới 241 sáng kiến PGS được đưa ra trên toàn cầu trong năm 2017, trong đó 116 sáng kiến đang được nghiên cứu và phát triển, 125 sáng kiến đã được đưa vào vận hành. 307.872 nông dân trên toàn thế giới đã tham gia vào hệ thống GPS, và 76.229 hợp tác xã đã được cấp chứng nhận PGS (IFOAM, 2017).

Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Phạm vi áp dụng của hệ thống là chuỗi sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc hữu cơ. Trong đó, tham gia hê ̣ thống này không chỉ có người sản xuất mà còn có các bên liên quan bao gồm: khách hàng, công ty phân phối, các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng quan tâm khác. Quá trình sản xuất và thu hoạch thường xuyên đươc̣ giám sát, điều tra đảm bảo phát hiêṇ, khắc phuc̣ những sai phạm nhỏ và loại bỏ ngay lập tức các nhóm sản xuất, các sản phẩm mắc sai phạm nghiêm trọng.

Sự tham gia và vai trò của các thành viên trong hệ thống

- Nông dân: là những người trực tiếp sản xuất, vì thế hơn ai hết, họ nhận thức rõ ràng được những lợi ích của việc áp dụng mô hình PGS này. Nếu như trước đây, họ sản xuất theo phương thức thông thường, đó là sử dụng các sản phẩm hóa học như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật,...trong sản xuất thì những sản phẩm sản xuất ra có thể đem lại cho họ nguồn thu nhập trước mắt nhưng nó lại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới chính sức khỏe của bản

thân người nông dân và cả gia đình họ. Nhưng ngày nay khi áp dụng sản xuất theo mô hình PGS này, lợi ích lớn nhất mà việc làm này đem lại chính là người nông dân thực sự thoải mái khi những sản phẩm của họ không chỉ tốt cho người tiêu dùng, tốt cho gia đình họ ngoài ra còn giúp họ kiếm thêm thu nhập.

- Các nhà bán lẻ: nhu cầu về các sản phẩm hữu cơ của khách hàng ngày càng gia tăng, áp dụng theo các tiêu chuẩn của PGS giúp các nhà bán lẻ có thể hoàn toàn yên tâm về các sản phẩm của mình tuyệt đối xuất xứ hữu cơ và tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng, góp phần tạo dựng thương hiệu uy tín cho cửa hàng.

- Ban điều phối PGS: hướng dẫn người nông dân sản xuất theo mô hình PGS, góp phần cung cấp một nguồn thực phẩm sạch, an toàn, hữu cơ tuyệt đối tới người tiêu dùng. Tuy nhiên mọi người trong hệ thống PGS đều chung quan điểm: để các thành viên bên ngoài cùng tham gia vào quá trình áp dụng hệ thống PGS là một điều tốt mà qua đó tính tin cậy của các sản phẩm PGS càng được khẳng định và thể hiện rõ hơn.

- Người tiêu dùng, tham gia vào hệ thống này có thể giúp họ nâng cao hiểu biết hơn về kỹ thuật sản xuất hữu cơ, khả năng hoạt động cộng đồng và tăng niềm tin vào chất lượng của các sản phẩm hữu cơ.

Mục tiêu và lợi ích áp dụng

Mục tiêu của PGS là cung cấp một hệ thống đảm bảo đáng tin cậy cho người tiêu dùng đang tìm kiếm và có nhu cầu sử dụng các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận bởi các bên liên quan, có chi phí thấp Phương pháp của hệ thống PGS là khuyến khích hoặc thậm chí có thể yêu cầu sự tham gia trực tiếp của người nông dân và người tiêu dùng vào quá trình cấp chứng nhận để đảm bảo yếu tố khách quan với người sử dụng. Sự tham gia trực tiếp này giúp các chương trình của PGS giảm bớt được các công việc giấy tờ và ghi chép hồ sơ, đồng thời tạo điều kiện cho những nông dân sản xuất nhỏ trong hệ thống hữu cơ có thể cùng tham gia và giữ cho việc cấp chứng nhận đơn giản hơn, có chi phí thấp hơn.

Bên cạnh đó, áp dụng mô hình PGS sẽ giúp tăng số lượng các sản phẩm hữu cơ có sẵn trong thị trường địa phương, đặt trọng tâm vào việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng để người nông dân có thể nhận được nhiều lợi nhuận hơn so với việc bán sản phẩm cho người bán buôn.

1.4.2 Tiêu chuẩn sản xuất và hệ thống giám sát chất lượng PGS

1.4.2.1 Tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm hữu cơ

Trong khuôn khổ Dự án Phát triển sản xuất và Marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam (2006-2009), Tổ chức Phát triển nông nghiệp Châu Á - Đan Mạch phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (ADDA - VNFU) đã chiểu theo Tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến các sản phẩm hữu cơ 10 TCVN 602-2006, được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành ngày 30/12/2006 để xây dựng tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ gồm 24 tiêu chuẩn liên quan đến điều kiện sản xuất như đất, nước, không khí, phân ủ, bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ chế...

Bảng 1.2. Tóm tắt tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến các sản phẩm hữu cơ (10TCN 602-2006)

1. Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của TCVN 5942-1995)

2. Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm như các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường giao thông chính…

3. Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón hóa học trong sản xuất hữu cơ. 4. Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

5. Cấm sử dụng các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng.

được sử dụng trong canh tác hữu cơ

7. Các dụng cụ đó dùng trong canh tác thông thường phải được làm sạch trước khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ.

8. Nông dân phải duy trì việc ghi chép vào sổ tất cả vật tư đầu vào dùng trong canh tác hữu cơ.

9. Không được phép sản xuất song song: Các cây trồng trong ruộng hữu cơ phải khác với các cây được trồng trong ruộng thông thường.

10.Nếu ruộng gần kề có sử dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có một vùng đệm để ngăn cản sự xâm nhiễm của các hóa chất từ ruộng bên cạnh. Cây trồng hữu cơ phải trồng cách vùng đệm ít nhất là một mét (01m). Nếu sự xâm nhiễm xảy ra qua đường không khí thì cần phải có một loại cây được trồng trong vùng đệm để ngăn chặn bụi phun xâm nhiễm. Loại cây trồng trong vùng đệm phải là loại cây khác với loại cây trồng hữu cơ. Nếu việc xâm nhiễm xảy ra qua đường nước thì cần phải có một bờ đất hoặc rãnh thoát nước để tránh bị xâm nhiễm do nước bẩn tràn qua.

11.Các loại cây trồng hàng năm phải qua giai đoạn chuyển đổi 6 tháng nếu khu vực sản xuất được chứng nhận là “đủ điều kiện sản xuất an toàn” hoặc 12 tháng trong trường hợp không có chứng nhận an toàn. Sản phẩm trong thời kỳ chuyển đổi không được bán là hữu cơ

12.Các loại cây trồng lâu năm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn một vòng đời từ khi kết thúc thu vụ trước cho đến khi ra hoa và thu hoạch vụ tiếp theo. Sản phẩm sau thời gian chuyển đổi có thế được bán như sản phẩm hữu cơ sau khi đó được cấp chứng nhận PGS

13.Cấm sử dụng tất cả các vật tư đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi gen GMOs.

14.Nên sử dụng hạt giống và các vật liệu trồng trọt hữu cơ sẵn có. Nếu không có sẵn, có thể sử dụng các nguyên liệu gieo trồng thông thường nhưng cấm không được xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trước khi gieo trồng. Nếu không thể tìm được hạt giống không xử lý hóa chất thì được phép rửa hạt giống bằng nước sạch để loại bỏ hóa chất trước khi sử dụng

15.Cấm đốt cành cây và rơm rạ, phá rừng và hủy hoại môi trường sinh thái 16.Cấm sử dụng phân người.

17.Phân động vật lấy vào từ bên ngoài trang trại phải được ủ nóng trước khi dùng trong canh tác hữu cơ.

18.Cấm sử dụng phân ủ được làm từ rác thải đô thị.

19.Các sản phẩm từ biogas gồm nước và chất lắng không được sử dụng trực tiếp mà phải đưa vào ủ nóng trước khi đưa ra ruộng để sử dụng

20. Nông dân phải có các biện pháp phòng ngừa xói mòn và tình trạng nhiễm mặn đất.

21.Một loại cây phân xanh cần được đưa vào cơ cấu luân canh cây trồng trong một năm

22.Túi và các vật đựng để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ đều phải mới hoặc được làm sạch. Không được sử dụng các túi và vật đựng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ.

23.Thuốc BVTV bị cấm trong canh tác hữu cơ không được phép sử dụng trong kho trữ sản phẩm hữu cơ.

24. Chỉ những phân bón, chất dưỡng đất và các đầu vào được liệt kê trong danh mục phê chuẩn của PGS mới được phép sử dụng.

Để giám sát và chứng nhận cho việc thực hiện 24 tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ADDA- VNFU đã giới thiệu ý tưởng tới cơ quan quản lý nhà nước, người sản xuất, người phân phối, người tiêu dùng và đã được chấp nhận vào tháng 10/2008 về “Hệ thống bảo đảm dựa vào sự tham gia của các tổ chức và con người có liên quan trực tiếp vào chuỗi cung cấp hữu cơ được gọi là Hệ thống bảo đảm cùng tham gia - PGS (Participatory Guarantee System)” (hệ thống này đã được IFOAM chấp nhận là đảm bảo có giá trị cho các sản phẩm hữu cơ đặc biệt là cho thị trường nội địa ở tất cả các nước vào năm 2004).

1.4.2.2 Những nguyên tắc và đặc điểm chính của PGS

* Đặc điểm của PGS

- PGS không phải là một tiêu chuẩn chất lượng mà là hệ thống kiểm soát chất lượng có sự tham gia trực tiếp của các bên liên quan, đặc biệt là người sản xuất và người tiêu dùng.

- PGS không phải là chứng nhận bên thứ ba nhưng có thể là sự lựa chọn khác thay thế cho hình thức này.

- PGS phù hợp với thị trường nội địa, nơi tất cả các bên liên quan có thể tham gia vào quá trình kiểm soát chất lượng.

- PGS xác nhận cho nhóm nông hộ, không phải cho cá nhân hộ sản xuất.

- PGS có thể áp dụng được với chi phí phù hợp với nông dân sản xuất quy mô nhỏ.

- PGS đáng tin cậy với người tiêu dùng khi họ được trực tiếp tham gia và làm chủ quá trình kiểm soát đảm bảo chất lượng.

*Nguyên tắc cơ bản của PGS

Mặc dù phải thích nghi với quy định của từng địa phương, các hệ thống PGS vẫn đảm bảo được 5 giá trị cốt lõi và nguyên tắc cơ bản (IFOAM, 2008; Greater Mekong, 2017):

(1) Sự tham gia (Participation)

Sự tham gia là điều kiện tiên quyết để xây dựng một hệ thống PGS. Sức mạnh của hệ thống PGS phụ thuộc vào sự tham gia của các bên liên quan, càng nhiều người tham gia, sức ảnh hưởng càng lớn. Cụ thể là sự tham gia trực tiếp của các bên liên quan chính gồm: người sản xuất, người tiêu dùng, thương nhân, nhà bán lẻ, các cơ quan quản lý tại địa phương, các tổ chức NGO, vào tất cả các khâu trong quá trình vận hành hệ thống. Ngoài ra, sự tham gia của các bên liên quan là yếu tố quyết định sự thành công phát triển không ngừng và hiệu quả của hệ thống, hướng tới hoàn thiện kỹ thuật và đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin vững chắc cho khách hàng.

(2) Chung định hướng phát triển (A shared vision)

Các bên liên quan khi tham gia hệ thống PGS đều có mục đích khác nhau. Vì vậy, họ cần hợp tác xây dựng một định hướng phát triển chung cho cả hệ thống mà qua đó mỗi bên liên quan đều có thể đạt được mục đích của mình. Định hướng này bao gồm tất cả các nội dung về chỉ tiêu sản xuất và phương thức hoạt động của hệ thống PGS. Định hướng cần phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về mục đích sản xuất sản phẩm hữu cơ, sạch, an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật, công bằng xã hội, tôn trọng quyền tự chủ, văn hoá và hệ sinh thái tại địa phương.

(3) Tính minh bạch (Transparency)

Tính minh bạch của hệ thống phụ thuộc vào tất cả các bên liên quan thông qua việc hiểu biết chính xác cách vận hành của hệ thống PGS, bao gồm áp dụng các quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp, các chỉ tiêu đảm bảo chất lượng sản phẩm, cũng như quy trình, nguyên tắc khi đưa ra các chính sách mang tính quyết định. Tính minh bạch của hệ thống có thể được xác định bằng cách:

- Ghi chép rõ ràng, lưu trữ các thông tin của hệ thống bằng văn bản, công bố và cho phép truy cập vào cơ sở dữ liệu của hệ thống như danh sách

nhóm sản xuất được chứng nhận, thông tin về sản xuất, lỗi vi phạm và cách giải quyết.

- Nông hộ, nhóm sản xuất và liên nhóm có thể tăng cường tính minh bạch của hệ thống thông qua chia sẻ thông tin tại các cuộc họp và hội thảo, tham gia kiểm tra nội bộ, và tham gia vào việc ra quyết định.

- Tăng cường sự bình đẳng trong hệ thống PGS, phản ánh trong cơ cấu tổ chức và trách nhiệm tập thể của các bên liên quan, như chia sẻ trách nhiệm, kiểm tra chéo trong quá trình sản xuất và minh bạch khi ra quyết định.

(4) Niềm tin (Trust)

Niềm tin được hình thành khi các bên liên quan cùng xây dựng định hướng phát triển và đưa ra các quy định vận hành cho hệ thống PGS. Đóng vai trò là người sản xuất, nông hộ và tổ chức nông dân cam kết tuân thủ các quy định, quy trình trong sản xuất sản phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch. Các bên liên quan khác có vai trò đảm bảo và truyền tải lan toả sự tin cậy đó tới người tiêu dùng. Bất kỳ quy trình nào được đưa ra cũng cần phải được thông qua bởi tất cả các bên liên quan. Quy trình đang được áp dụng nếu cần thay đổi do các tác động mới phát sinh cũng đều có thể được thảo luận và xem xét lại.

(5) Học hỏi (Learning)

Học hỏi là nguyên tắc để phát triển bền vững của hệ thống PGS. Ngay từ khi bắt đầu thành lập hệ thống PGS, học hỏi đã được hình thành khi các bên liên quan chính làm quen, chia sẻ mục đích, kinh nghiệm để cùng hợp tác xây dựng định hướng chung. Kiến thức thu được là cơ sở để định ra các đơn vị chức năng thiết yếu trong hệ thống. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên liên quan trong suốt quá trình xây dựng và vận hành hệ thống PGS. (Ban điều phối PGS Việt Nam)

1.4.2.3 Hoạt động thanh tra trong PGS

Trong vòng một năm, mỗi khu vực sản xuất sẽ có khả năng được thanh tra ít nhất hai lần không được báo trước. Tất cả các ruộng hữu cơ trong hộ sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện lương sơn, tỉnh hòa bìn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)