3.2. Hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện Lương Sơn, tỉnh
3.2.1 Chất lượng rau hữu cơ của huyện Lương Sơn
Canh tác hữu cơ giúp cây rau sinh trưởng phát triển tự nhiên, thời gian sinh trưởng dài hơn so với sản xuất thông thường nên tích lũy được nhiều dinh dưỡng, trong khi đó canh tác truyền thông, canh tác an toàn rau bị cưỡng ép sinh trưởng phát triển nhanh để tăng năng suất, thời gian sinh trưởng bị rút ngắn do đó tích lũy được ít dinh dưỡng hơn. Vì vậy, chất lượng rau hữu cơ được người tiêu dùng đánh giá là “ngon hơn” cả.
Bảng 3.12. Hàm lượng đường, Vitamin C, chất khô, E.coli và một số kim loại nặng có trong rau hữu cơ và rau thông thường
CHỈ TIÊU Đường tổng số (%) Vitamin C (mg/100g) Chất khô (%) E.coli (khuẩn lạc/g) NO3 - Nitrat (mg/kg) Pb - Chì (mg/kg) Cd - Cadimi (mg/kg)
Cải ngọt hữu cơ 1,42 25,12 8,94 5 650 0,125 0,009 Cải ngọt thường 1,36 25,26 7,86 85 2015 1,085 0,022 Chênh lệch
thường/RHC
0,96 1,01 0,88 17,00 3,10 8,68 2,44 Dưa chuột hữu cơ 2,55 6,31 4,12 0 105 0,084 0,002 Dưa chuột thường 2,48 6,29 4,55 5 220 0,180 0,006 Chênh lệch
thường/RHC
Bảng 3.12 cho thấy, hàm lượng đường, vitamin C và chất khô ở các mẫu rau hữu cơ đều cao hơn rau thông thường (trừ hàm lượng vitamin C ở cải ngọt và hàm lượng chất khô ở dưa chuột); đặc biệt, các chỉ số liên quan đến vi khuẩn đường ruột E.coli và tồn dư kim loại nặng trong rau có sự chênh lệch rất lớn (các hàm lượng này trong rau thông thường cao gấp 2-17 lần trong rau hữu cơ).
Rau hữu cơ còn được đánh giá “ngon hơn” ở yếu tố “tâm lý” của người tiêu dùng. Trước tình trạng phương tiện truyền thông liên tục phản ánh nhiều trường hợp ngộ độc do thực phẩm mất VSATTP đã gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng, đặc biệt là thực phẩm sử dụng cho trẻ nhỏ và người già. Vì vậy, khi sử dụng sản phẩm rau hữu cơ, thay vì cảm giác lo lắng, người tiêu dùng rất “yên tâm” khi dùng bữa. Ngoài ra, tâm lý của người vợ, người mẹ còn có cảm giác tự hào khi mang lại được bữa ăn an toàn và ngon miệng cho gia đình, khiến cho rau hữu cơ được cảm nhận là “ngon hơn”.
Cách nhận biết rau hữu cơ với các loại rau sản xuất thông thường ở huyện Lương Sơn như sau:
Dấu hiệu 1: Màu xanh trung thực
Đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là sử dụng phân bón lá hóa học, lá có màu xanh đậm), màu xanh đậm như là màu xanh dư đạm, màu xanh đậm chỉ thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe người sử dụng (dư lượng nitrat).
Dấu hiệu 2: Lá dày, ngắn, cân đối giữa các bộ phận
Lá rau hữu cơ luôn luôn dày, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy giữa các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập.
Dấu hiệu 3: Thân giòn, trọng lượng nặng, rắn chắc
Rau hữu cơ thường rất giòn (nhưng không có hoặc rất ít xơ), nó không yểu xìu giống như loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng, thân nó rắn chắc nhưng không bóng mượt (vì bóng mượt là dấu hiệu tích trữ quá nhiều nước trong cây).
Dấu hiệu 4: Lâu héo, rất dễ bảo quản
Cây rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng vài ngày mà không sợ hư (hỏng), không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh. Khi cây bị héo thì phun nước sơ sơ là có cây có thể hồi phục về trạng thái ban đầu. Không giống như “rau hóa học” phun nước vào là cây sẽ hỏng.
Dấu hiệu 5: Ăn rất giòn và ngon (giữ được hương vị tự nhiên)
Đẳng cấp rau hữu cơ được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên mà không cần đến gia vị, ăn sống hoặc xào sơ với dầu ăn cũng rất ngon, càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon.
Bên cạnh các dấu hiệu trên, một dấu hiệu trực quan nữa là rau hữu cơ thường xấu mã hơn rau thường vì phân dùng là phân ủ, bề ngoài không có độ bóng mỡ.