Thực trạng sản nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện lương sơn, tỉnh hòa bìn (Trang 38)

1.5.1.1 Trên thế giới

Năm 2016, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ trên toàn thế giới đạt 57,8 triệu hecta, tăng gần 7 triệu hecta so với năm 2015. Khu vực có diện tích đất NNHC nhiều nhất là Châu Đại Dương (gồm Australia, New Zealand và các quốc đảo ở Thái Bình Dương) với 27,3 triệu hecta, tiếp theo là châu Âu (13,5

triệu hecta), châu Mỹ Latinh (7,1 triệu hecta), Châu Á (gần 4,9 triệu hecta), Bắc Mỹ (3,1 triệu hecta) và Châu Phi (1,8 triệu hecta). Đất nông nghiệp ở đây bao gồm cả các khu vực chuyển đổi và không bao gồm diện tích sản phẩm hữu cơ thu hái tự nhiên, rừng và các khu vực chăn thả phi nông nghiệp. Châu Đại Dương chiếm 47% diện tích đất NNHC toàn cầu. Châu Âu, là khu vực có diện tích đất NNHC tăng liên tục qua nhiều năm, chiếm gần 1/4 diện tích đất NNHC của thế giới, tiếp theo là Mỹ Latinh chiếm 12%.

Hình 1.2: Phân bổ đất nông nghiệp hữu cơ theo khu vực năm 2016

(Nguồn: IFOAM, 2018)

Australia với sự ra tăng mạnh mẽ diện tích đất NNHC vào năm 2016 (tăng thêm 5 triệu hecta) trở thành nước có diện tích đất NNHC lớn nhất, trong đó ước tính khoảng 97% diện tích đất nông nghiệp là những khu vực chăn thả lớn. Argentina đứng thứ hai, tiếp theo là Trung Quốc ở vị trí thứ ba. 10 quốc gia có diện tích canh tác hữu cơ lớn nhất với tổng cộng 44,2 triệu hecta, chiếm 3/4 diện tích đất NNHC của thế giới. Ngoài đất NNHC, còn có các khu vực hữu cơ khác như khu vực sản phẩm hữu cơ thu hái tự nhiên, chiếm hơn 39,7 triệu hecta.

Tỷ trọng hữu cơ trên tổng diện tích đất nông nghiệp của thế giới là 1,2%. Tỷ trọng đất hữu cơ cao nhất trong tổng diện tích đất nông nghiệp phân theo khu vực là châu Đại Dương (6,5%), tiếp theo là châu Âu (2,7%). Tại Liên minh châu Âu, tỷ trọng đất hữu cơ trong tổng diện tích đất nông nghiệp

là 6,7%. Ở các vùng khác, tỷ trọng này ít hơn 1%. Khu vực Tỷ trọng đất hữu cơ trong tổng diện tích đất nông nghiệp Châu Phi 0.2% Châu Á 0.3% Châu Âu 2.7% Mỹ Latinh 0.9% Bắc Mỹ 0.8% Châu Đại Dương 6.5% Thế giới 1.2% (Nguồn: Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia).

Tuy nhiên, nhiều quốc gia có tỷ trọng đất hữu cơ cao hơn và ở 15 quốc gia, ít nhất 10% đất nông nghiệp được sử dụng cho canh tác hữu cơ (năm 2011 là 11 quốc gia). Hầu hết các quốc gia này đều ở châu Âu. 33 nước có tỷ trọng đất nông nghiệp cao nhất là Liechtenstein, với gần 38% diện tích đất nông nghiệp được dành cho canh tác hữu cơ. Điều đáng lưu ý là nhiều quốc đảo có tỷ trọng đất nông nghiệp dành cho canh tác hữu cơ cao như Polynesia và Samoa. Tuy nhiên, 60% các quốc gia có dữ liệu có ít hơn 1% đất NNHC.

Hình 1.3. 10 nước có diện tích đất canh tác hữu cơ lớn nhất năm 2016

(Nguồn: IFOAM, 2018)

Năm 2016, diện tích đất hữu cơ tăng gấp 5 lần so với năm 1999 (từ 11 triệu hecta lên 57,8 triệu hecta) và tăng 7,5 triệu hecta, gần 15% so với năm 2015. Điều này chủ yếu do Australia tăng hơn 5 triệu hecta đất NNHC. Tuy nhiên, nhiều nước khác cũng có mức tăng đáng kể, góp phần làm tăng tổng diện tích đất hữu cơ trên toàn cầu, như Trung Quốc (tăng 42%; tăng hơn 0,67 triệu hecta) và Uruguay (tăng 27%; tăng gần 0,35 triệu hecta). Ấn Độ và Ý đều tăng thêm 0,3 triệu hecta. Năm 2016, diện tích đất NNHC tăng ở tất cả các khu vực. Tăng trưởng tuyệt đối cao nhất là ở châu Đại Dương (tăng

22,9%; tăng 5,1 triệu ha), tiếp theo là châu Á (tăng 23,5%; tăng 0,9 triệu hecta) và châu Âu (tăng 6,7%; tăng 0,8 triệu hecta). Năm 2016, diện tích đất hữu cơ của Mỹ Latinh tăng trưởng lần đầu tiên sau nhiều năm giảm (tăng 6%; tăng gần 0.4 triệu hecta).

Hình 1.4 Thị phần thực phẩm hữu cơ trên thị trường một số quốc gia trên thế giới (tấn)

(Nguồn: VIBIZ.VN, 2017) 1.5.1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

Giống như nhiều nước khác trên thế giới, nông dân nước ta được hiểu là đã biết canh tác hữu cơ theo cách truyền thống từ hàng nghìn năm nay, nhưng sản xuất NNHC theo khái niệm hiện tại của IFOAM thì còn rất mới mẻ và mới chỉ được bắt đầu ở Việt Nam vào cuối những năm 1990 với một vài sáng kiến, chủ yếu tập trung vào việc khai thác các sản phẩm tự nhiên, chẳng hạn như các loại gia vị và tinh dầu thực vật, để xuất khẩu sang một số nước châu Âu.

Theo số liệu FiBL-IFOAM công bố năm 2018, năm 2016 Việt Nam có 53.348 hecta sản xuất NNHC được chứng nhận (tương đương 0,5% tổng diện tích canh tác), cộng với 58.199 hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ/sinh thái và 7.208 hecta rừng nguyên sinh để khai thác các sản phẩm hữu cơ tự nhiên. Về xu hướng,diện tích sản xuất NNHC của Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên năm 2016, diện tích canh tác hữu cơ giảm mạnh.

Doanh số bán lẻ sản phẩm NNHC của Việt Nam đạt 18 triệu Euro, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ theo đầu người là 0,2 Euro (Thuỵ Sĩ là nước có mức tiêu thụ sản phẩm hữu cơ theo đầu người cao nhất là 274 Euro). Tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam là 77 triệu euro. Các sản phẩm hữu cơ đang được xuất khẩu là chè, tôm, gạo, quế, hồi, tinh dầu, tuy nhiên số lượng còn rất hạn chế.

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam (2011 - 2016)

Năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Diện tích đất canh tác nông

nghiệp hữu cơ (ha) 23.400 36.285 37.490 43.007 76.666 53.348

Tỷ trọng đất canh tác nông nghiệp hữu cơ trên tổng diện tích đất nông nghiệp (%)

0,23 0,35 0,4 0,4 0,7 0,5

Tăng trưởng diện tích đất nông nghiệp hữu cơ bao gồm cả diện tích chuyển đổi (ha)

12.622 14.012 19.272 23.134 36.258 37.490

Thu hái từ tự nhiên [ha]

(gồm cả diện tích nuôi ong) 1.300 1.300 1.300 2.200 2.200 7.208

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 7.000 19.500 35.600 20.030 14.670 58.199 Tiêu thụ theo đầu người

(euro/người) 0,05 0,2

Xuất khẩu (triệu Euro) 204 195 551 817 77

(Nguồn: FiBL survey qua các năm)

Năm 2017, thị trường nông sản hữu cơ ở Việt Nam cho thấy sự gia tăng ổn định, được hỗ trợ bởi tiêu dùng gia tăng và chính sách của chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn có sự không tin tưởng của người tiêu dùng do nhiều vi phạm

trong sản xuất và chế biến thực phẩm. Nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ cũng tăng đều đặn.

Về mặt chính sách, Việt Nam chưa có bất kỳ quy định pháp luật nào đề cập đến chính sách sản xuất và hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ (tiêu chuẩn quốc gia đã được ban hành vào năm 2015 nhưng không được thực hiện). Tuy nhiên, vào đầu năm 2017, với sự vận động chính sách tích cực của Hiệp hội Nông nghiệp Việt Nam và nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm hữu cơ, các cơ quan chính phủ và nhà nước bắt đầu chú ý đến việc thúc đẩy phát triển NNHC. Chính phủ đã yêu cầu xây dựng một số văn bản chính sách, bao gồm: Nghị định về quản lý nhà nước về NNHC, kế hoạch hành động về phát triển NNHC của Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và sửa đổi và tăng cường các tiêu chuẩn quốc gia về NNHC, phù hợp với điều kiện địa phương và quốc tế

* Mô hình nông nghiệp hữu cơ

Một số mô hình nông nghiệp hữu cơ thành công ở Việt Nam như:

- Điển hình như Tập đoàn TH, hiện đang vận hành trang trại bò sữa hữu cơ với số lượng 1.000 con. Để có đủ nguồn thức ăn cho đàn bò, Tập đoàn TH đã đầu tư cánh đồng cỏ và ngô hữu cơ hơn 300 ha tại tỉnh Nghệ An. Đây là một bước tiến vượt bậc của ngành chăn nuôi bò sữa trong nước, đồng thời cũng là động lực phát triển đàn bò cả nước theo hướng hữu cơ, tăng thu nhập cho người chăn nuôi bò, giảm chi phí sản xuất và có thể duy trì đàn bò ổn định.

- Mô hình sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ bền vững được tổ chức Agriterra (Hà Lan) tài trợ cho Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên được triển khai ở 4 xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân và TP Thái Nguyên đã quy hoạch và phát triển chè thành mặt hàng đặc sản.

- Mô hình sản xuất cam sành ở Hàm Yên, Tuyên Quang có trên 2.400 ha trong đó có 2.200 ha đang cho thu hoạch, sản lượng hàng năm đạt 28-30 nghìn tấn quả, giá trị thu nhập từ 150 – 200 tỷ đồng. Cam Hàm Yên được xây dựng thương hiệu và cấp giấy chứng nhận.

* Sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hệ thống PGS ở Việt Nam

Dự án nông nghiệp hữu cơ được tổ chức ADDA – Đan Mạch triển khai 7 năm triển khai ở 9 tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nội, Hoà Bình và Hà Tĩnh. Dự án đã xây dựng được nhiều nhóm sản xuất trồng rau, lúa, cảm, chè và cá nước ngọt với diện tích trên 70 ha cung cấp sản phẩm thường xuyên cho các khu công nghiệp và nhà hàng và đã phát triển thành công hệ thống đảm bảo có sự tham gia PGS.

PGS vận hành dọc theo chuỗi giá trị đảm bảo chất lượng từ đồng ruộng đến bàn ăn có sự giám sát của các bên liên quan và nhận được sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng. Tính đến 11/2018, có khoảng 110 cửa hàng đang pp sản phẩm của PGS Việt Nam. Thu nhập của nông dân trên 1 sào/tháng tăng lên 100% (4-6 triệu/tháng/sào).

PGS được áp dụng và duy trì 10 năm nay ở Việt Nam và thể hiện một số ưu điểm sau:

- Về kinh tế: Thu nhập ổn định, giá bán tại ruộng sản xuất từ 16.000 – 17.000 đ/kg rau các loại; 25.000 – 30.000 đ/kg rau gia vị. Giá từ đầu vụ đến cuối vụ; từ đầu năm đến cuối năm, do vậy nông dân yên tâm sản xuất.

- Về xã hội: Trên 90 % phụ nữ tham gia sản xuất; 100 % được đào tạo kiến thức về sản xuất hữu cơ; hàng năm được tập huấn, thăm quan các mô hình sản xuất điển hình để học hỏi nâng cao trình độ sản xuất. Phụ nữ toàn quyền quyết định việc trồng loại cây gì và bán sản phẩm cho các cửa hàng. Hiện tại nhiều lao động thanh niên đã bỏ các khu công nghiệp quay về sản xuất nông nghiệp, tạo công ăn việc làm ổn định và môi trường làm việc tích cực tại địa phương.

- Về môi trường: Không sử dụng phân bón và thuốc BVTV có nguồn gốc vô cơ nên đất, nước, cây trồng, vật nuôi, con người đều được sống trong môi trường tốt.

1.5.1.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Lương Sơn

Từ lý luận và thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình như sau:

Thứ nhất, mô hình sản xuất rau hữu cơ bước đầu đem lại hiệu quả về kinh tế, xu hướng ngày càng lan rộng ra khắp thế giới. Đặc biệt, sản xuất rau hữu cơ đem lại hiệu quả rõ rệt về môi trường bởi canh tác hữu cơ tập trung vào cải tạo độ phì của đất và tăng cường đa dạng sinh học. Có thể thấy, đây là mô hình phát triển nông nghiệp bền vững.

Thứ hai, Nhà nước cũng đã ban hành nghị định nông nghiệp hữu cơ số 109/2018-NĐ-CP ngày 29/08/2018 của chính phủ và bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017 về nông nghiệp hữu cơ. Nhưng vẫn rất cần nhà nước có các chính sách phát triển, đầu tư về kinh tế, đẩy mạnh tuyên truyền cho người tiêu dùng về thực phẩm hữu cơ và xây dựng hội chợ dành riêng cho sản phẩm hữu cơ.

Thứ ba, kiên trì hỗ trợ và hướng dẫn nông dân để họ hiểu được mục đích, ý nghĩa và lợi ích của sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Những năm đầu thường phải hứng chịu rất nhiều sức ép từ lựa chọn giống cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh, chi phí làm phân ủ lớn, đặc biệt là sức ép về những người khác trong cộng đồng, họ không tin và chê bai cách làm hữu cơ. Sau 3 năm canh tác hữu cơ liên tục, nông dân có thể tự cấp, tự túc được phận ủ mà không phải mua từ bên ngoài góp phần hạ thấp chi phí sản xuất rau hữu cơ.

Thứ tư, rau hữu cơ phải được sơ chế, đóng gói và dán nhãn trước khi đưa ra thị trường. Cách tiếp thị linh hoạt: Cung cấp rau hữu cơ cho đối tượng nhạy cảm trong xã hội (trường học, người bệnh ung thư), tuyên truyền trên đài phát thanh... để chứng minh sự an toàn và dinh dưỡng của sản phẩm.

Thứ năm, thực phẩm hữu cơ nói chung và “rau hữu cơ” nói riêng là sản phẩm còn xa lạ với người tiêu dùng. Vì vậy, cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước trong sản xuất và quảng bá, tuyên truyền đến người tiêu dùng sản phẩm của nền nông nghiệp hữu cơ trên các phương tiện truyền thông chính thức.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường).

Cán bộ quản lý đất đai, nông nghiệp tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Người dân tham gia trồng ra hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

2.2.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ dân tham gia sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại xã huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình từ đó đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại địa phương nghiên cứu, nâng cao thu nhập cho các hộ dân.

2.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

- Đánh giá hiệu quả hiệu quả sử dụng đất của các hộ dân trồng rau theo tiêu chuẩn PGS tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: trên địa bàn huyện Lương Sơn, thành phố Hòa Bình

- Phạm vi thời gian:

+ Số liệu thu thập hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại năm 2018

- Phạm vi nội dung: do thời gian làm đề tài có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS so sánh với rau sản xuất theo canh tác thông thường cụ thể là hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường.

2.4 Nội dung nghiên cứu

- Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

+ Điều kiện tự nhiên + Điều kiện kinh tế xã hội

+ Đánh giá chung thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tình Hòa Bình

- Tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình + Tình hình sản xuất nông nghiệp

+ Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

+ Hiện trạng phát triển trồng rau theo phương pháp canh tác thông thường và canh tác theo phương pháp hữu cơ

- Hiệu quả của việc sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS so với rau theo canh tác thông thường tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

+ Hiệu quả kinh tế + Hiệu quả xã hội + Hiệu quả môi trường + Đánh giá chung

- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Chọn điểm nghiên cứu

Để thuận lợi cho việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ, tác giả tiến hành chọn điểm nghiên cứu là những xã đại diện cho vùng sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện lương sơn, tỉnh hòa bìn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)