3.2. Hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện Lương Sơn, tỉnh
3.2.2 Hiệu quả xã hội
3.2.2.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Bảng 3.18. Thị trường tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện Lương Sơn thông qua ý kiến của hộ dân
STT Chỉ tiêu Hộ
1 Các DN chế biến 27
2 Công ty xuất nhập khẩu 0
3 Có người, DN bao thầu 0
4 Hộ chế biến 0
5 Người thu gom 24
6 Bán ở chợ nào 0
7 Bán ở cửa hàng 0
8 Bán cho siêu thị 5
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ nông dân)
Tham gia tiêu thụ rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn trong thời gian qua gồm có: Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Đạt, Công ty tràng An, Công ty VinaGAP (Bắc Tôm). Ngoài ra, rau hữu cơ còn được bán cho cửa hàng giới
thiệu sản phẩm tại chợ Lương Sơn và cửa hàng siêu thị tại Xuân Mai. Các thành viên nhóm còn tiêu thụ cho các quán trong xóm, một số ít đem ra chợ tiêu thụ hoặc bán cho các nhà hàng, tuy nhiên, lượng tiêu thụ cho các nhà hàng rất nhỏ, không ổn định vì không đủ rau để cung cấp. Có thể nhận thấy, hệ thống phân phối rau hữu cơ còn khá đơn điệu và phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiêu thụ của các công ty, điều này gây khó khăn cho người sản xuất trong vấn đề thương lượng giá cả và các điều kiện khác trong hợp tác tiêu thụ sản phẩm
Bảng 3.19. Sản lượng tiêu thụ rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: kg
TT Tên xã Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Xã Thành Lập 22161.8 12,846.0 2419
2 Xã Cư Yên 20160.0 11,741.0 540
3 Xã Hợp Hòa 19301.0 18,614.0 5406
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ nông dân)
Bảng 3.20. Nguồn thông tin giá cả thị trường mà các hộ trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS biết
STT Chỉ tiêu Hộ
1 Đài 3
2 Tivi 13
3 Báo chí 6
4 Người buôn bán tại chợ địa phương 6
5 Người thu gom đến ruộng 7
6 Nông dân khác 3
7 HTX/ Hội nông dân 13
8 Hợp đồng với công ty 27
9 Khác (internet) 3
Hầu hết, các hộ nông dân sản xuất rau hữu sau khi thu hoạch còn tìm kiếm các thông tin về giá cả thị trường từ nhiều nguồn khác nhau như: Đài, Tivi, Báo chí, internet,..Một số còn lại phụ thuộc vào thông tin do giám đốc HTX cung cấp. Điều nay chứng tỏ các hộ nông dân đã có những nhận thức rõ hơn về sản xuất rau hữu cơ.
3.2.2.2. Vấn đề giải quyết việc làm
Rau hữu cơ (RHC) được canh tác theo tiêu chuẩn không trồng trên đất và nước nhiễm hóa chất nông nghiệp; không thuốc diệt cỏ; không sử dụng thuốc trừ sâu; không sử dụng phân bón hóa học; không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng; không sử dụng giống biến đổi gen nên rất thân thiện với môi trường. Trong quá trình sản xuất người dân thường xuyên trồng luân canh, xen canh các cây họ đậu cũng như bón phân ủ nhằm cải tạo đất. Với mô hình phát triển sản xuất RHC theo tiêu chuẩn PGS đã hỗ trợ tạo việc làm cho nhiều hộ dân trên địa bàn, thu hút nhiều lao động, không chỉ giúp người sản xuất có thu nhập từ 5 - 10 triệu đồng/người/tháng, mô hình sản xuất rau hữu cơ còn có ý nghĩa lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cung cấp cho người tiêu dùng những mặt hàng nông sản an toàn, chất lượng bảo đảm.
3.2.2.3 Tập huấn về khoa học kỹ thuật trong trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS
Bảng 3.21. Đánh giá của các hộ dân về vấn đề các lớp đào tạo tập huấn trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS
STT Các lớp tập huấn Mức độ nhận thức Tốt Trung bình Kém
1 Chuyển đổi sản xuất hữu cơ x
2 Đào tạo sơ chế đóng gói x
3 Quản trị kinh doanh x
4 Maketing x
5 Đào tạo thanh tra viên x
Trong thời gian qua, huyện Lương Sơn đã tổ chức được 5 lớp đào tạo nông dân theo chương trình sản xuất rau hữu cơ, thời gian học 17 tuần/lớp, mỗi lớp là 30 người. Như vậy, trên địa huyện Lương Sơn nông dân đã được đào tạo theo phương pháp học lý thuyết kết hợp với thực hành ngay trên ruộng. Mỗi khoá học, học viên thực hiện đầy đủ theo quy chế của lớp, nắm vững kiến thức và biết áp dụng vào thực tế sẽ được cấp chứng chỉ nghề; đồng thời chọn ra các học viên tiêu biểu xuất sắc, tích cực, có sở thích làm nông nghiệp hữu cơ, tự nguyện tham gia các hoạt động nhóm sở thích.