a) Hoàn thiện các kênh phân phối rau hữu cơ
- Xây dựng và triển khai tốt quy hoạch hệ thống tiêu thụ từ chợ đầu mối đến các cửa hàng, quầy hàng bán lẻ…
- Đa dạng hóa các kênh phân phối RHC, gồm:
+ Cửa hàng RHC tại các khu dân cư tập trung (chủ yếu ở thị trường Hà Nội). + Quầy RHC tại các chợ dân sinh thông qua các tiểu thương bán lẻ. + Gian hàng RHC tại các siêu thị.
+ Phân phối trực tiếp từ các cơ sở sản xuất đến người tiêu dùng bằng các hình thức hợp đồng tiêu thụ (cá nhân, tập thể).
b) Xây dựng thương hiệu rau hữu cơ
- Tiêu chuẩn hóa, xây dựng và phát triển thương hiệu RHC để góp phần nâng cao trách nhiệm người tham gia kinh doanh RHC, tạo niềm tin của người tiêu dùng. Từng bước nâng cao thị phần của RHC trong hệ thống phân phối thực phẩm chung của địa phương.
- Nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất RHC về tầm quan trọng của việc xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu cũng như nội dung bảo vệ thương hiệu.
- Đầu tư vốn, công lao động để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng chủng loại theo nhu cầu của thị trường để hình thành và phát triển thương hiệu “Rau hữu cơ Lương Sơn”.
c) Tiến hành các hoạt động marketing
- Tổ chức các kênh tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm RHC, kịp thời thông tin đến người tiêu dùng về chất lượng, địa điểm, các cơ sở kinh doanh RHC có uy tín.
- Hình thức bao gói sản phẩm RHC cần được chú trọng để thu hút người tiêu dùng.
- Thường xuyên tổ chức các chuyến tham quan, du lịch đồng ruộng để khách hàng trực tiếp cảm nhận và tin tưởng sử dụng sản phẩm. Từ đó gây hiệu ứng lan truyền về sản phẩm rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
3.4.6. Đẩy mạnh quản lý, giám sát chất lượng rau hữu cơ
- Đưa sản xuất RHC là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp hàng năm của huyện và các xã, thị trấn. Từng bước đưa sản xuất RHC của huyện vào nề nếp tuân thủ đúng quy định về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và luật An toàn thực phẩm.
- Bố trí 1-2 cán bộ kỹ thuật chuyên phụ trách sản xuất RHC đủ năng lực và trình độ quản lý, kiểm soát chất lượng RHC từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
- Tăng cường công tác thanh tra nội bộ định kỳ, hoặc đột xuất của các nhóm sản xuất RHC nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, đơn vị kinh doanh trong việc thực hiện các quy định về sản xuất - tiêu thụ RHC. Phát hiện kịp thời và sử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Tăng cường mối quan hệ, sự liên kết với các cơ quan chuyên môn cấp trên và các trường Cao đẳng, ĐH trong ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm … để triển khai dự án sản xuất RHC của huyện.
3.4.7. Tăng cường đầu tư hỗ trợ vốn cho người sản xuất
Sản xuất rau hữu cơ cần một lượng vốn rất lớn vì vậy trong quá trình sản xuất rau hữu cơ với quy mô lớn người dân thường tiếu vốn nên cần giải quyết kịp thời. Để giải quyết cần thực hiện liên kết các nhà đầu tư và nhà sản xuất; nhà sản xuất và nhà tiêu thụ bằng cách góp vốn để sản xuất hoặc tạm ứng tiền trước của nhà tiêu thụ. Cần phải hỗ trợ người sản xuất bằng nhiều hình thức như cho vay hoặc kết hợp sự hỗ trợ của người dân và các hội.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm thu nhập cho các hộ nông dân mà còn có ý nghĩa lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cung cấp cho người tiêu dùng những mặt hàng nông sản an toàn, chất lượng bảo đảm góp phần bảo vệ sức khỏe của mỗi gia đình, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa-xã hội giữa miền núi và miền xuôi trong nhiều năm qua, các xã trong huyện đã duy trì nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần nông, lâm nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch - dịch vụ. Nhờ đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động người dân, Lương Sơn đã nhanh chóng bắt nhịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Huyện Lương Sơn là lớn nhất với 27.833,23 ha, chiếm 76,28 % tổng diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 5.163,50 ha, chiếm 14,15 % tổng diện tích tự nhiên. Còn lại là đất chưa sử dụng là 3.492,12 ha, chiếm 9,57 % tổng diện tích đất tự nhiên.
1.1 Về hiệu quả kinh tế
Diện tích trồng rau hữu cơ đang chuyển đổi để đạt chứng nhận năm 2016 là 10,4 ha, năm 2018 là 10,08 ha. Như vậy có thể thấy rằng diện tích trồng rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn đang được mở rộng tuy nhiên tỷ lệ chưa cao.
Sản lượng rau hữu cơ được chứng nhận PGS ở huyện Lương Sơn đạt cao nhất 139,2 tấn/ha. Sản lượng rau hữu cơ năm 2016 chiếm 6,4 % rau nói chung, đến năm 2018 chiếm 9,8% sản lượng rau toàn huyện.
Rau hữu cơ muốn sản xuất được phải có đất tập trung và được khoanh vùng cách ly tránh nhiễm bẩn với môi trường bên ngoài. Ở huyện Lương Sơn diện tích rau hữu cơ trong những năm gần đây được tăng lên không đáng kể
so với diện tích trồng rau nói chung của toàn huyện lại rất nhỏ vì vậy cần quy hoạch các vùng sản xuất rau hữu cơ tập trung.
1.2 Hiệu quả xã hội
Trong thời gian qua, huyện Lương Sơn đã tổ chức được 5 lớp đào tạo nông dân theo chương trình sản xuất rau hữu cơ, thời gian học 17 tuần/lớp, mỗi lớp là 30 người. Như vậy, trên địa huyện Lương Sơn nông dân đã được đào tạo theo phương pháp học lý thuyết kết hợp với thực hành ngay trên ruộng. Mỗi khoá học, học viên thực hiện đầy đủ theo quy chế của lớp, nắm vững kiến thức và biết áp dụng vào thực tế sẽ được cấp chứng chỉ nghề; đồng thời chọn ra các học viên tiêu biểu xuất sắc, tích cực, có sở thích làm nông nghiệp hữu cơ, tự nguyện tham gia các hoạt động nhóm sở thích.
Với mô hình phát triển sản xuất RHC theo tiêu chuẩn PGS đã hỗ trợ tạo việc làm cho nhiều hộ dân trên địa bàn, thu hút nhiều lao động, không chỉ giúp người sản xuất có thu nhập từ 5 - 10 triệu đồng/người/tháng, mô hình sản xuất rau hữu cơ còn có ý nghĩa lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cung cấp cho người tiêu dùng những mặt hàng nông sản an toàn, chất lượng bảo đảm.
1.3 Hiệu quả môi trường
Các hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS không sử dụng phân bón hóa học mà sử dụng phân chuồng, phân ủ để trồng rau hữu cơ. Phân bón cho trồng rau được các hộ tận dụng từ nguồn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại gia đình. Sử dụng phân bón hữu cơ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cho ra thị trường sản phẩm sạch, có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Sau nhiều năm sản xuất rau hữu cơ không sử dụng phân bón vô cơ và thuốc BVTV vô cơ, tỷ lệ các kim loại nặng trong đất bao gồm các chỉ tiêu về các kim loại Asen từ , Cadimi, Đồng, Chì, Kẽm ở mức thấp dưới ngưỡng tiêu chuẩn và thấp hơn so với năm 2015. Nguồn nước được kiểm soát là các nước từ giếng khơi, giếng khoan và nước trên khe núi đồng thời với việc sản xuất
rau không sử dụng phân bón vô cơ và thuốc BVTV vô cơ, tỷ lệ các kim loại nặng trong nước bao gồm các chỉ tiêu về các kim loại Asen, Cadimi, Chì, thủy Ngân phân tích năm 2019 ở mức thấp dưới ngưỡng tiêu chuẩn và thấp hơn so với năm 2015 đó là những tín hiệu đáng mừng ở các vùng sản xuất rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn.
Để phát triển sản xuất rau hữu cơ và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ dân sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS cần thực hiện các giải pháp sau: 1/ Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất rau hữu cơ chuyên môn hóa sản xuất, 2/ Giải pháp về hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau hữu cơ; 3/ Giải pháp về giống cây trồng, khuyến nông.; 4/ Giải pháp về thị trường tiêu thụ rau hữu cơ; 5/ Giải pháp về đào tạo, quản lý nhân lực.
2. Kiến nghị
- Thành lập ban chỉ đạo dự án phát triển sản xuất và tiêu thụ RHC của huyện.
- Đề xuất cơ quan chuyên môn cấp trên xây dựng tiêu chí RHC Lương Sơn (Diện tích, loại đất trồng, nước, môi trường, kỹ thuật, nhân lực, đầu tư ban đầu, chi phí thường xuyên, và dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ) và quy trình kỹ thuật sản xuất RHC cho từng loại rau cụ thể trên địa bàn huyện.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất, sơ chế, bảo quản RHC; tập huấn kỹ thuật, xây dựng điểm sản xuất RHC mẫu và các mô hình điểm… trên địa bàn huyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Bộ (2017), Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và những vấn đề cần quan tâm , Tạp chí Công thương, Hà Nội.
2. Đỗ Kim Chung (1999), “Nông nghiệp và phát triển nông thôn dưới tác động của CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Kinh tế, Hà Nội
3. Mai Thanh Cúc (2005), Giáo trình Phát triển nông thôn, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
4. Các Mác (1949), Tư bản luận, tập III, NXB sự thật Hà Nội.
5. Hữu cơ (2012), Tổng quan thế giới về các xu thế sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Tạp chí Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
6. Hiệp hội NNHC Việt Nam (2017), Tình hình sản xuất NNHC và xu thế hội nhập, Báo cáo tại Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm NNHC”, Hà Nội.
7. Vương Văn Huấn (2014), Giải pháp phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam
8. Lê Văn Hinh, Nguyễn Ngọc Nông, Nhuyễn Đình Thi, 2003. Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai, nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
9. Lê Văn Khoa (1993), "Vấn đề sử dụng đất và môi trường ở vùng trung du phía Bắc Việt Nam". Tạp chí khoa học đất, (3/1993), tr. 45 - 49.
10. Cao Liêm, Trần Đức Viên (1993), Sinh thái nông nghiệp và bảo vệ môi trường, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
11. Cao Liêm và ctv (1996), "Những kết quả nghiên cứu đất và phân bón tỉnh Hải Hưng", Tạp chí khoa học đất, (2/1992), tr. 67 - 70.
12. Mai Thanh Nhàn (2011). Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn,
Thành phố Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
13. Thế giới Nông nghiệp Đào Duy Tâm (2010), Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau hữu cơ ở Hà Nội. Luận án tiến sĩ - Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
14. Luật đất đai 2013 (2013), NXB chính trị Quốc gia Hà Nội. Thông tin trên Internet:
1.Cổng thông tin điện tử: http://www.vacne.org.vn 2.Cổng thông tin điện tử: camnangcaytrong.com
3.FiLB and IFOAM (2016), The World of Organic Agriculture: Statistics and Emerging Trends 2016.
PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ PHIẾU ĐIỀU TRA
(Hiệu quả sử dụng đất của các hộ dân sản xuất rau hữu cơ theo tiếu chuẩn PGS)
Ngày …. Tháng…. Năm 2019
Tỉnh: Huyện: Xã:
Phiếu số:………
PHẦN I: THÔNG TIN CỦA CHỦ HỘ Bảng 1 Thông tin về hộ và chủ hộ 1 Hộ tên tên chủ hộ 2 Tuổi SĐT: 3 Giới tính 4 Trình độ văn hóa ĐH CĐ T. cấp Lớp 5 Nghề nghiệp ND CN CBCNV DN TM Nghề khác 6 Tổng số nhân khẩu 7 Tổng số lao động 8 LĐ Nữ Bảng 2 Một số tư liệu chính
của gia đình Tổng số Đất trồng rau Đất chăn nuôi Đất trồng cây khác
I Ruộng đất (sào)
Thời gian bắt đầu SXN Số mảnh ruộng trước dồn điền
Số mảnh ruộng sau dồn điền
II
Tư liệu SX bằng hiện vật
Số lượng
Giá trị tr.đ 1 Máy cày, cày, bừa (cái)
2 Trâu bò cày kéo (con) 3 Lợn Nái (con) 4 Lợn thịt (con) 5 Gia cầm (con) III Vốn bằng tiền (triệu đồng) 6 Tự có 7 Vốn đi vay) 8 Vốn khác (nếu có)
Phần II: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH RHC CỦA HỘ
2.1.1 Xin ông (bà) cho biết Công thức luân canh rau trên những Thửa ruộng quan trong nhất của gia đình.
Số TT Công thức luân canh Diện tích
(sào, thước) Trồng trên loại đất nào
I Vụ Xuân 1 Bắp cải 2 Xu hào 3 Cà Chua 4 Cải thảo 5 Cải thảo 6 Dưa chuột II Vụ Mùa 1 Bắp cải 2 Xu hào 3 Cà Chua 4 Cải thảo 5 Cải thảo 6 Dưa chuột III Vụ Đông 1 Bắp cải 2 Xu hào 3 Cà Chua 4 Cải thảo 5 Cải thảo 6 Dưa chuột
Cây trồng DT (sào) NS (kg/sào) Sản lượng Đơn giá I Vụ Xuân (đồng/kg) Gía Trị 1 Bắp cải 2 Xu hào 3 Cà Chua 4 Cải thảo 5 Cà rốt 6 Dưa chuột II Vụ Mùa 1 Bắp cải 2 Xu hào 3 Cà Chua 4 Cải thảo 5 Cà rốt 6 Dưa chuột III Vụ Đông 1 Bắp cải
2 Xu hào 3 Cà Chua 4 Cải thảo 5 Cà rốt 6 Dưa chuột
Bảng 3.1: THU CHI MỘT SỐ LOẠI RHC CHÍNH Ở CÁC VỤ TRONG NĂM 2018
Cây: Đơn vị tính Số lương Đơn giá 1000đ Giá trị (1000đ) I Tổng Thu 1000 đồng Thu sản phẩm chính 1000 đồng Thu sản phẩm phụ 1000 đồng Thu khác 1000 đồng
II Chi phí Trung gian
1 Giống Kg 2 Phân chuồng Kg 3 Đạm Kg 4 Lân Kg 5 Kali Kg 6 Phân NPK Kg
7 Phân vô cơ khác Kg
8 Thuốc Bảo vệ thực vật 1000 đồng 9 Các khoản phải nộp 1000 đồng
9.1 Thuế 1000 đồng
9.2 Thủy lợi phí 1000 đồng
9.3 Công bảo vệ Nội Đồng 1000 đồng 10 Thuê công lao động 1000 đồng
III Thu Nhập 1000 đồng
IV Công lao động gia đình
11 Làm đất Công
12 Giao trồng Công
13 Chăm Sóc Công
14 Thu Hoạch Công
15 Công khác Công
Bảng 3.2: THU CHI MỘT SỐ LOẠI RHC CHÍNH Ở CÁC VỤ TRONG NĂM 2018
Cây: Đơn vị tính Số lương Đơn giá
1000đ (1000đ) Giá trị
I Tổng Thu 1000 đồng
Thu sản phẩm chính 1000 đồng Thu sản phẩm phụ 1000 đồng
Thu khác 1000 đồng
II Chi phí Trung gian
1 Giống Kg
4 Lân Kg
5 Kali Kg
6 Phân NPK Kg
7 Phân vô cơ khác Kg
8 Thuốc Bảo vệ thực vật 1000 đồng 9 Các khoản phải nộp 1000 đồng
9.1 Thuế 1000 đồng
9.2 Thủy lợi phí 1000 đồng 9.3 Công bảo vệ Nội Đồng 1000 đồng 10 Thuê công lao động 1000 đồng
III Thu Nhập 1000 đồng
IV Công lao động gia đình
11 Làm đất Công
12 Giao trồng Công
13 Chăm Sóc Công
14 Thu Hoạch Công
15 Công khác Công
Bảng 3.3: THU CHI MỘT SỐ LOẠI RHC CHÍNH Ở CÁC VỤ TRONG NĂM 2018
Cây: Đơn vị tính Số lượng Đơn giá
1000đ Giá (1000đ) trị
I Tổng Thu 1000 đồng
Thu sản phẩm chính 1000 đồng Thu sản phẩm phụ 1000 đồng
Thu khác 1000 đồng
II Chi phí Trung gian
1 Giống Kg 2 Phân chuồng Kg 3 Đạm Kg 4 Lân Kg 5 Kali Kg 6 Phân NPK Kg
7 Phân vô cơ khác Kg
8 Thuốc Bảo vệ thực vật 1000 đồng 9 Các khoản phải nộp 1000 đồng
9.1 Thuế 1000 đồng