Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện lương sơn, tỉnh hòa bìn (Trang 47)

2.5.1 Chọn điểm nghiên cứu

Để thuận lợi cho việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ, tác giả tiến hành chọn điểm nghiên cứu là những xã đại diện cho vùng sinh

thái của huyện cụ thể: xã Cư Yên, xã Hợp Hòa và xã Thành Lập làm địa điểm nghiên cứu vì một số lí do sau:

- 3 xã trên là các xã sản xuất rau hữu cơ có diện tích rộng từ 3-8 ha

- Hiện nay việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ chưa được đề cập, chưa có báo cáo và kết quả sản xuất nông nghiệp của hộ dân trên địa bàn huyện.

2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.5.2.1 Số liệu thứ cấp

Để phục vụ cho nghiên cứu để đảm bảo các nội dung đưa ra, đề tài tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu sau:

- Số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

- Số liệu về đặc điểm đất đai, địa hình, phân loại đất, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

- Số liệu về tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Lương Sơn và điển hình là 3 xã tại điểm nghiên cứu.

Ngoài ra còn thu thập các tài liệu, bài báo, bài viết có liên quan được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2.5.2.2. Số liệu sơ cấp

Điều tra phỏng vấn các hộ dân tham gia sản xuất nông nghiệp theo mẫu phiếu điều tra về tình hình sản xuất nông nghiệp và thông qua các loại hình sử dụng đất trên diện tích đất nông nghiệp của các hộ. Do số lượng người dân tham gia không nhiều (khoảng 90 hộ) tại 3 xã nên tác giả tiến hành điều tra 100% số hộ trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS.

- Phỏng vấn cấu trúc bằng bảng hỏi:

+ Phỏng vấn trực tiếp 90 nông dân trong các nhóm sản xuất của mô hình để tìm hiểu thực trạng sản xuất, kinh doanh cũng như thực trạng áp dụng mô hình PGS thông qua phiếu phỏng vấn;

Bảng 2.5. Trình tự và nội dung thu thập thông tin về đối tượng phỏng vấn

TT Nội dung Đối tượng Số người phỏng vấn

1

Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Tình hình phân bố đất đai, lao động. Tình hình phát triển kinh tế, Cơ sở hạ tầng;

Phòng Nông nghiệp

và PTNT, phòng

Kinh tế huyện Lương Sơn

Tham khảo và chọn lọc thông tin

2

- Tình hình hoạt động sản xuất rau của các xã trên địa bàn huyện.

- Chính sách hỗ trợ phát triển các xã trong việc phát triển mô hình trồng rau hữu cơ;

- Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng rau hữu cơ, đầu tư hạ tầng sản xuất, công tác khuyến nông, giám sát sản xuất

- Phòng Nông

nghiệp và PTNT huyện Lương Sơn, Hội Nông dân huyện Lương Sơn,

- Liên nhóm nông nghiệp hữu cơ huyện Lương Sơn

- Quan sát, tìm hiểu, phỏng vấn lãnh đạo các xã, Hội Nông dân,

- phỏng vấn 05 trưởng liên nhóm thuộc các xã khác nhau: Thành Lập, Tân Thành, Cư Yên 3 - Thực trạng sản xuất, kinh doanh, thực trạng áp dụng mô hình PGS

Hộ nông dân tham gia PGS 90 hộ nông dân 4 - Tình hình triển khai áp dụng cũng như những khó khăn, thách thức trong quá trình áp dụng mô hình

- Ban điều phối PGS - Trưởng liên nhóm Lương Sơn - Trưởng nhóm sở 01 người, 01 người, 05 người

thích

5

- So sánh, đánh giá và tìm hiểu lý do không tham gia sản xuất hữu cơ theo PGS.

Hộ nông dân không tham gia PGS

60 hộ nông dân

6

- Tình hình kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ được chứng nhận PGS

Cửa hàng, hệ thống bán lẻ ở Lương Sơn và Hà Nội

10 cửa hàng

(Nguồn: Xử lý của tác giả)

2.5.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Sau khi điều tra đầy đủ số liệu cần thiết, tiến hành phân tích tổng hợp các số liệu, tài liệu và nhập tất cả lên phần mềm Exel và tính toán. Từ đó, tiến hành tính toán các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các cây trồng chính, các loại hình sử dụng đất.

2.5.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở các tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra và thu thập tài liệu. Tôi đã tiến hành tổng hợp, đánh giá chất lượng mẫu đất và nước tại nơi nghiên cứu; đánh giá cây trồng canh tác theo phương pháp hữu cơ so với canh tác thông thường với 3 loại hiệu quả: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, cụ thể như sau:

a. Hiệu quả kinh tế

Với hiệu quả kinh tế, đề tài tiến hành tính toán các chỉ tiêu GTSX/ha, CPTG/ha, GTGT/ha, HQĐV… cụ thể cách tính như sau:

+ Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích.

Giá trị sản xuất = Sản lượng sản phẩm × giá bán sản phẩm

+ Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên như giống, phân ủ, thuốc thảo mộc… được sử dụng trong quá trình sản xuất rau hữu cơ.

+ Giá trị gia tăng (VA): Là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất ra trên một đơn vị diện tích và phần chi phí trung gian sử dụng trong quá trình sản xuất.

Giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian.

+ Hiệu quả đồng vốn (HQĐV): Là chỉ tiêu đánh giá chất lượng đầu tư trong sản xuất nông nghiệp. Dựa vào chỉ tiêu này cho thấy cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian vào sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng GTGT, chỉ tiêu này càng lớn thì sản xuất càng có hiệu quả kinh tế cao. Đây là cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh

HQĐV = (GTSX – CPTG)/CPTG. HQĐV

b. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua các chi tiêu sau: - Thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Giải quyết nhu cầu lao động, việc làm.

- Tập huấn về trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS.

- Mô hình liên kết các hộ sản xuất từ đó tập trung đất để xây dựng mô hình rau hữu cơ.

c. Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

- Mức độ sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV để diệt trừ sâu bệnh - Khả năng duy trì cải tạo đất.

- Xử lý phế phụ phẩm sau thu hoạch

- Phân tích mẫu đất, mẫu nước tại các vùng nghiên cứu để so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn PGS

- Với hiệu quả môi trường, có số liệu phân tích tích hàm lượng mùn, lấy mẫu đi phân tích.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo PGS tại Lương Sơn

3.1.1. Tình hình sử dụng đất trồng rau của huyện

Sản lượng rau của huyện Lương Sơn năm 2018 là 22.416 tấn, giảm so với năm 2017 là 4.416,7 tấn, nhưng nhu cầu rau sạch trong đời sống ngày một nâng cao của người dân ngày một tăng. Như vậy, với sản lượng rau này mới đủ cung cấp cho thị trường địa phương lân cận chứ chưa đủ lớn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thành phố Hà nội và các tỉnh khác. Vì vậy, để cung cấp rau cho thành phố Hà Nội và bên ngoài cần mở rộng diện tích trồng rau.

Bảng 3.1. Diện tích, năng suất và sản lượng rau giai đoạn 2016 – 2018

Năm 2016 2017 2018 Gia trị bình quân 3 năm

Tốc độ tăng trưởng (%)

Diện tích (ha) 983,1 1.171,6 1.072,70 1.076 4,46

Năng suất (tạ/ha) 209,6 229 209 216 -0,17

Sản lượng (Tấn) 20.603,1 26.832,7 22.416 23.284 4,31

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lương Sơn)

Từ số liệu của bảng 3.1 ta thấy được diện tích trồng rau trên toàn huyện năm 2018 là 1.072,7ha giảm đi 98,9ha so với năm 2017 và tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 4,46%. Năng suất trong năm 2016 đạt 209,6 tạ/ha đến năm 2017 đạt 229 tạ/ha tăng so với năm 2016 là 20,6 tạ/ha kéo theo sản lượng tăng thêm của năm 2017 so với năm 2016 là 6.229,6 tấn, đó là do năm 2017 đã mở rộng được quy mô và diện tích trồng rau. Năm 2018 năng suất rau so với năm 2017 giảm đi 20 tạ/ha và sản lượng cũng giảm 4.416,7 và như vậy tốc độ tăng trưởng về năng suất giảm 0,17%. Như vậy có thể thấy cần phải có biện pháp để phát triển và mở rộng quy mô trồng rau mang tính ổn định và bền vững.

3.1.2. Thực trạng sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo PGS tại huyện

3.1.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng rau hữu cơ

* Diện tích sản xuất rau hữu cơ

Rau hữu cơ muốn sản xuất được phải có đất tập trung và được khoanh vùng cách ly tránh nhiễm bẩn với môi trường bên ngoài. Ở huyện Lương Sơn diện tích rau hữu cơ trong những năm gần đây được tăng lên không đáng kể so với diện tích trồng rau nói chung của toàn huyện lại rất nhỏ.

Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và sản lượng rau hữu cơ sản xuất theo PGS đã được cấp chứng nhận từ giai đoạn 2016 – 2018 huyện Lương Sơn

Năm 2016 2017 2018 Giá trị bình quân 3 năm

Tốc độ tăng trưởng (%)

Diện tích (ha) 6,6 7,699 10,02 2,572 23,21

Năng suất (tạ/ha) 200 220 220 213 4,88

Sản lượng (Tấn) 1320 1690 2.200 1.737 29,10

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lương Sơn)

Diện tích, năng suất, sản lượng trồng rau hữu cơ theo PGS trong toàn huyện đều tăng qua các năm và tốc độ tăng trưởng hàng năm của các chỉ tiêu này đều không giảm. Sản xuất rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn bắt đầu từ năm 2019, tuy nhiên diện tích trồng rau hữu cơ chỉ chiếm từ 0,66% đến 0,95% so với diện tích trồng rau trên địa bàn huyện.

Bảng 3.3. So sánh diện tích trồng rau hữu cơ được chứng nhận PGS với diện tích trồng rau toàn huyện Lương Sơn giai đoạn 2016 – 2018

Năm Diện tích trồng rau hữu cơ (ha) Diện tích trồng rau toàn huyện (ha) So sánh rau hữu cơ/rau nói chung (%) (+/-)

2016 6,6 983,1 + 0,67

2017 7,699 1.171,6 + 0,66

2018 10,02 1.072,7 + 0,95

Qua bảng 3.3 chúng ta thấy diện tích trồng rau hữu cơ được chứng nhận PGS năm 2016 là 6,6 ha so với diện tích trồng rau toàn huyện chỉ chiếm 0,67%; năm 2017 chiếm 0,66% và năm 2018 chiếm 0,95%. Qua phân tích so sánh số liệu thống kê trên ta thấy diện tích trồng rau hữu cơ đã được chứng nhận PGS năm 2016 đến năm 2017 tăng 1,099 ha, năm 2017 đến 2018 tăng 2,501 ha, tuy nhiên diện tích trồng rau toàn huyện năm 2016 đến 2017 tăng 188,5 ha, năm 2017 đến 2018 giảm 98,8ha. Mặt khác qua khảo sát điều tra cho thấy ngoài diện tích đã được cấp chứng nhận PGS thì còn diện tích trồng rau hữu cơ đang chuyển đổi để đạt chứng nhận như sau: năm 2016 là 10,4 ha, năm 2017 là 10,52 ha, năm 2018 là 10,08 ha. Như vậy có thể thấy rằng diện tích trồng rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn đang được mở rộng tuy nhiên tỷ lệ chưa cao.

* Năng suất rau hữu cơ đã được cấp chứng nhận PGS

Năng suất rau hữu cơ đã được chứng nhận PGS của huyện Lương Sơn trong những năm gần đây mới đạt trung bình khoảng 213tạ/ha. Năng suất năm 2018 tuy cao hơn so với bình quân năng suất của huyện Lương Sơn là 11,1 nhưng so với năng suất rau của một số nơi khác còn chưa cao được thể hiện ở bảng 3.4

Bảng 3.4. So sánh năng suất rau hữu cơ được cấp chứng nhận PGS và rau thông thường ở huyện Lương Sơn giai đoạn 2016 – 2018

Năm

Năng suất rau hữu cơ (tạ/ha)

Năng suất rau thông thường (tạ/ha) So sánh rau hữu cơ/thông thường (tạ/ha) (+/-) 2016 200 209,6 - 9,6 2017 220 229 - 9 2018 220 208,9 + 11,1

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lương Sơn)

Năng suất rau hữu cơ được cấp chứng nhận PGS năm 2016 thấp hơn năng suất rau toàn huyện là 9,6 tạ/ha; năm 2017 thấp hơn 9tạ/ha và năm 2018

cao hơn 11,1tạ/ha. Tuy năm 2018 năng suất rau hữu cơ cao hơn so với năng suất rau thông thường nhưng so với một số địa phương thì năng suất còn thấp hơn nhiều, như ở Thanh Xuân năm 2018 đạt 264 tạ/ha.

* Sản lượng rau hữu cơ

Sản lượng rau hữu cơ được chứng nhận PGS ở huyện Lương Sơn đạt cao nhất 139,2 tấn/ha. Sản lượng có tăng so với năm trước nhưng do nhu cầu về rau hữu cơ và sản lượng rau nói chung của huyện Lương Sơn thì còn rất nhỏ thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. So sánh sản lượng rau hữu cơ và rau thông thường ở huyện Lương Sơn giai đoạn 2016 – 2018

Năm Sản lượng rau hữu cơ (tạ/ha)

Sản lượng rau thông thường (tạ/ha) So sánh rau hữu cơ/thông thường (%) 2016 1.320 20.603,1 + 6,4 2017 1.690 26.832,7 + 6,3 2018 2.200 22.416 + 9,8

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lương Sơn)

Qua bảng trên ta thấy sản lượng rau hữu cơ năm 2016 chiếm 6,4 % rau nói chung, đến năm 2018 chiếm 9,8% sản lượng rau toàn huyện. Do vậy có thể thấy rằng nhu cầu phát triển sản xuất và mở rộng diện tích canh tác rau hữu cơ theo PGS là rất cần thiết.

3.1.3. Thực trạng về tổ chức sản xuất và phát triển đất trồng rau hữu cơ theo PGS theo PGS

3.1.3.1. Cơ cấu chủng loại rau sản xuất

Chủng loại rau hữu cơ còn hạn chế và mang đậm tính chất mùa vụ, do một số nguyên nhân sau đây:

- Sản xuất rau hữu cơ ở Lương Sơn chưa có sự can thiệp lớn của khoa học kỹ thuật (nhà lưới, nhà kính khép kín) mà phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên, khí hậu và thời tiết, vì vậy chủng loại rau thể hiện ở “mùa nào thức ấy”.

- Quy trình canh tác hữu cơ đã được bà con đón nhận nhưng số lượng hộ tham gia còn ít, nhiều hộ sản xuất vẫn còn gặp khó khăn về kinh tế nên họ chưa thể mạnh dạn đưa vào sản xuất các cây trồng trái vụ nhằm đa dạng hóa sản phẩm.

- Diện tích rau hữu cơ nhỏ nên sản xuất có tính chất tranh thủ sức lao động, người nông dân chưa chuyên tâm vào cây rau hữu cơ, vì vậy họ thường lựa chọn cây “dễ trồng, dễ làm và đúng vụ” để sản xuất.

Hiện nay toàn huyện Lương Sơn trồng khoảng 46 loại rau, chia làm 3 vụ chính: Vụ Thu Đông (từ tháng 9 đến tháng 12), vụ Xuân Hè (từ tháng 1 đến tháng 4) và vụ Hè Thu (từ tháng 5 đến tháng 8), trong đó có một số loại rau trồng quanh năm như: rau muống, rau ngót, rau dền, cà tím, cà rốt, rau cải... Do trồng rau theo mùa vụ nên sự chênh lệch năng suất giữa các vụ không đáng kể, vụ Thu Đông cho năng suất cao hơn các vụ khác khoảng 10-15%.

Bảng 3.6. Chủng loại rau hữu cơ và thời gian gieo trồng trong năm Diễn giải Rau ăn lá Rau ăn củ Rau ăn quả Tổng số loại rau Diễn giải Rau ăn lá Rau ăn củ Rau ăn quả Tổng số loại rau

Tháng 1 4 4 6 14 Tháng 2 4 3 6 13 Tháng 3 13 2 8 23 Tháng 4 15 2 8 25 Tháng 5 17 1 10 28 Tháng 6 16 0 7 13 Tháng 7 16 0 5 21 Tháng 8 17 1 5 23 Tháng 9 17 2 7 26 Tháng 10 16 2 9 27 Tháng 11 15 2 9 26 Tháng 12 9 3 10 22

Loại rau chính được đưa vào sản xuất là các loại rau ăn lá, tiếp đến là rau ăn quả và rau ăn củ. Rau ăn củ chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ được trồng vào chính vụ tức là vào tháng 9 đến tháng 10 và thu hoạch vào tháng 12 và tháng 1 năm sau. Rau ăn quả thì được trồng nhiều hơn, thời vụ trồng cũng đa dạng như dưa chuột có thể trồng quanh năm.

Các thành viên nhóm sản xuất rau hữu cơ được tập huấn rất chi tiết từ khâu lập kế hoạch thời vụ gieo trồng cho từng tháng, cho cả năm. Dựa vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện lương sơn, tỉnh hòa bìn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)