Những lợi ích và hạn chế của sản xuất RHC trong nhà lưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện lương sơn, tỉnh hòa bìn (Trang 60 - 62)

Lợi ích Hạn chế

- Hạn chế 1 phần tác hại của thời tiết bất thuận: mưa lớn, mưa đá, bão…thuận lợi cho sản xuất rau ăn lá trái vụ;

- Độ thông thoáng tốt, mức chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài không cao 1-20C);

- Có thể áp dụng được quy trình sản xuất rau hữu cơ

- Kinh phí đầu tư lớn

- Không có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, chuột;

- Tỷ lệ đậu quả với cà chua, lạc lày, mướp đắng, đậu đũa... thấp

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng cho thấy, so với yêu cầu, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau hữu cơ đã đạt từ 80% đến 100%; hạ tầng sơ chế phục vụ tiêu thụ sản phẩm đạt 100%, đáng chú ý là hệ thống nhà lưới và hạ tầng giao thông đã được cơ quan chức năng của huyện đầu tư, đáp ứng được 90% nhu cầu thực tế sản xuất. Rõ ràng với hiện trạng như vậy, sản xuất rau hữu cơ tại Lương Sơn có điều kiện tốt, đây là một lợi thế để tập trung phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình trồng rau hữu cơ theo PGS tại huyện Lương Sơn.

Qua 12 năm đi vào sản xuất nhưng hiện trạng hạ tầng sản xuất rau hữu cơ vẫn còn hạn chế do một số nguyên nhân sau đây:

- Diện tích sản xuất đã được mở rộng, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhưng một số HTX, nhóm sản xuất rau hữu cơ chưa triển khai sản xuất hết diện tích; một số thành viên trong các HTX, nhóm sản xuất chưa thay đổi được tập quán canh tác, còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Trình độ năng lực của ban quản trị các HTX, trưởng các nhóm sản xuất còn hạn chế, chưa chủ động trong việc liên kết sản xuất và tiêu thụ với các công ty tiêu thụ và các cửa hàng tiêu thụ trong và ngoài huyện.

- Mối liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ còn nhiều bất cập, việc trao đổi thông tin giữa đơn vị tiêu thụ và người sản xuất còn thiếu. Các doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ còn hạn chế, thiếu bền vững ảnh hưởng lớn đến tâm lý người sản xuất...

3.1.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và các hình thức tổ chức sản xuất

Trên cơ sở các hộ nông dân được tập huấn và có nhu cầu sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Hội nông dân huyện Lương Sơn đại diện cho cơ quan Nhà nước tập hợp những học viên nông dân tiên tiến ở cùng một địa phương, mong muốn làm giàu để thành lập các nhóm sở thích.

Diện tích đất sản xuất chủ yếu được hình thành từ dồn điền, đổi thửa giữa thành viên trong nhóm với các hộ dân khác hoặc kết hợp thuê đất nông nghiệp phục vụ vào mục đích công ích của xã...Diện tích ruộng rau nhỏ, bình quân diện tích đất trồng rau của mỗi thành viên còn rất thấp và hình thành tự phát, chứng tỏ sản xuất rau hữu cơ chưa có sự ổn định, người sản xuất chưa yên tâm đầu tư sản xuất để đem lại thu nhập cao. Tuy nhiên, nhóm cũng nhận được sự hỗ trợ chi phí thuê đất từ Công ty cổ phần đầu tư Tâm Đạt với mức hỗ trợ là 4 triệu đồng/ha/năm. Phần hỗ trợ này tuy còn nhỏ song đã góp phần giảm bớt chi phí cho nhóm trồng rau hữu cơ, khuyến khích các thành viên mạnh dạn đấu thầu mở rộng diện tích sản xuất.

Các nhóm sở thích có chung kế hoạch sản xuất, chung giống, chung phân ủ, chung thuốc thảo mộc và chung thị trường.

Hình thức tổ chức của các hộ dân trồng rau hữu cơ rất đa dạng. Các nhóm tiêu thụ thông qua hình thức hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng miệng. Cụ thể một số nội dung ghi trong hợp đồng thể hiện tại bảng 3.11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện lương sơn, tỉnh hòa bìn (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)