3.1. Thực trạng sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo PGS tại Lương Sơn
3.1.3. Thực trạng về tổ chức sản xuất và phát triển đất trồng rau hữu cơ theo PGS
3.1.3. Thực trạng về tổ chức sản xuất và phát triển đất trồng rau hữu cơ theo PGS theo PGS
3.1.3.1. Cơ cấu chủng loại rau sản xuất
Chủng loại rau hữu cơ còn hạn chế và mang đậm tính chất mùa vụ, do một số nguyên nhân sau đây:
- Sản xuất rau hữu cơ ở Lương Sơn chưa có sự can thiệp lớn của khoa học kỹ thuật (nhà lưới, nhà kính khép kín) mà phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên, khí hậu và thời tiết, vì vậy chủng loại rau thể hiện ở “mùa nào thức ấy”.
- Quy trình canh tác hữu cơ đã được bà con đón nhận nhưng số lượng hộ tham gia còn ít, nhiều hộ sản xuất vẫn còn gặp khó khăn về kinh tế nên họ chưa thể mạnh dạn đưa vào sản xuất các cây trồng trái vụ nhằm đa dạng hóa sản phẩm.
- Diện tích rau hữu cơ nhỏ nên sản xuất có tính chất tranh thủ sức lao động, người nông dân chưa chuyên tâm vào cây rau hữu cơ, vì vậy họ thường lựa chọn cây “dễ trồng, dễ làm và đúng vụ” để sản xuất.
Hiện nay toàn huyện Lương Sơn trồng khoảng 46 loại rau, chia làm 3 vụ chính: Vụ Thu Đông (từ tháng 9 đến tháng 12), vụ Xuân Hè (từ tháng 1 đến tháng 4) và vụ Hè Thu (từ tháng 5 đến tháng 8), trong đó có một số loại rau trồng quanh năm như: rau muống, rau ngót, rau dền, cà tím, cà rốt, rau cải... Do trồng rau theo mùa vụ nên sự chênh lệch năng suất giữa các vụ không đáng kể, vụ Thu Đông cho năng suất cao hơn các vụ khác khoảng 10-15%.
Bảng 3.6. Chủng loại rau hữu cơ và thời gian gieo trồng trong năm Diễn giải Rau ăn lá Rau ăn củ Rau ăn quả Tổng số loại rau Diễn giải Rau ăn lá Rau ăn củ Rau ăn quả Tổng số loại rau
Tháng 1 4 4 6 14 Tháng 2 4 3 6 13 Tháng 3 13 2 8 23 Tháng 4 15 2 8 25 Tháng 5 17 1 10 28 Tháng 6 16 0 7 13 Tháng 7 16 0 5 21 Tháng 8 17 1 5 23 Tháng 9 17 2 7 26 Tháng 10 16 2 9 27 Tháng 11 15 2 9 26 Tháng 12 9 3 10 22
Loại rau chính được đưa vào sản xuất là các loại rau ăn lá, tiếp đến là rau ăn quả và rau ăn củ. Rau ăn củ chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ được trồng vào chính vụ tức là vào tháng 9 đến tháng 10 và thu hoạch vào tháng 12 và tháng 1 năm sau. Rau ăn quả thì được trồng nhiều hơn, thời vụ trồng cũng đa dạng như dưa chuột có thể trồng quanh năm.
Các thành viên nhóm sản xuất rau hữu cơ được tập huấn rất chi tiết từ khâu lập kế hoạch thời vụ gieo trồng cho từng tháng, cho cả năm. Dựa vào nhu cầu của công ty, từ đó tính toán ra diện tích gieo trồng, thời gian gieo trồng và thời gian thu hoạch cũng như sản lượng dự kiến. Song, không hẳn lúc nào các hộ cũng đạt được chủng loại và sản lượng mong muốn do còn chịu sự ảnh hưởng rất lớn của thời tiết, sâu bệnh, giống rau, trình độ canh tác của từng hộ. Tình trạng sản lượng rau ồ ạt tập trung vào một thời điểm, cùng một chủng loại thường xuyên xảy ra.
Bảng 3.7: Một số loại rau hữu cơ được trồng ở huyện Lương Sơn
STT Tên loại rau Thời gian sinh trưởng (ngày) Năng suất (Tấn/ha) Thời vụ trồng
1 Cải ngọt 30-35 * Quanh năm
2 Rau muống * * Quanh năm
3 Su hào 50-55 2-2,5 Tháng 9- 10
4 Cà tím 120 * Tháng 1-4
5 Dưa chuột 50-65 1,5- 1,8 Quanh năm
6 Bí ngô 120 * Tháng 6-9
7 Cải bắp 95-100 30-40 Tháng 11-12
8 Súp lơ 100 40 Tháng 9-12
9 Mồng tơi * * Tháng 3-5
(* không xác định thời gian sinh trưởng và năng suất)
Tóm lại, qua phân tích cho thấy phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình thể hiện sự tăng chậm về mặt quy mô (diện tích, năng suất, sản lượng); chưa có sự đa dạng về cơ cấu (hầu hết là các loại rau truyền thống của địa phương). Tồn tại thực trạng này là do đặc thù của yêu cầu canh tác hữu cơ và chưa có sự áp dụng khoa học kỹ thuật lớn vào sản xuất.
3.1.3.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất rau hữu cơ
Hạ tầng phát triển rau hữu cơ bao gồm hạ tầng phục sản xuất và hạ tầng sơ chế, chế biến rau hữu cơ, bảo quản và vận chuyển đã được chính quyền huyện quan tâm đầu tư. Tuy nhiên chưa được đồng đều ở tất cả các nhóm, hợp tác xã sản xuất.
- Hệ thống thủy lợi
Nguồn nước phục vụ trồng rau hữu cơ được lấy từ giếng đào hoặc giếng khoan chứ không dùng nguồn nước tự nhiên từ sông, suối, ao hồ như sản xuất thông thường. Đối với giếng đào, do không thể đào sâu nên lượng nước trong giếng có hạn, vào mùa khô tình trạng thiếu nước tưới diễn ra khá phổ biến ở một số nhóm có thân đất cao. Với giếng khoan, lượng nước dồi dào hơn giếng đào nhưng chi phí đầu tư lớn (20 triệu đồng/giếng) và không phải nhóm nào cũng có điều kiện tự đầu tư. Hơn nữa, có được giếng nước, các nhóm phải đầu tư hệ thống điện, máy bơm, bể nước, dây dẫn nước, vòi tưới để giảm công sức lao động và tiết kiệm thời gian. Hiện tại, nhiều nhóm đã được đầu tư hệ thống tưới hoàn thiện, tự động và hệ thống dẫn nước tưới đầy đủ nên việc sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu.
Bảng 3.8. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất rau hữu cơ sản xuất rau hữu cơ
Hạng mục Hiện trạng Đáp ứng Mức độ đáp ứng so với yêu cầu 1. Hệ thống thủy lợi - Giếng nước - Bể nước - Máy bơm - Hệ thống tưới tự động - 30 giếng - 25 bể - 15 máy điện - 4 hệ thống 15ha diện tích sản xuất 90%
2. Hệ thống nhà lưới 03 nhà lưới kiên cố >3.000m
2 diện tích
sản xuất 100%
3. Hệ thống giao thông phục vụ sản xuất
Hầu hết các nhóm đều đã có đường bê tông đến ruộng sản xuất
Nhu cầu đi lại, vận chuyển của 8/15 khu vực sản xuất
80%
4. Cơ sở sơ chế 15 nhà sơ chế 100% yêu cầu 100%
5.Nhà ủ phân 30 nhà ủ phân 100% yêu cầu 100%
6. đường điện Các nhóm đều có 100% yêu cầu 100%
7. Phương tiện vận chuyển (xe lạnh)
01 xe ô tô trọng tải
5 tạ 100% yêu cầu 80%
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lương Sơn ) - Hệ thống nhà lưới:
Năm 2017, Phòng Nông nghiệp huyện Lương Sơn đã trang bị 2 nhà lưới tại nhóm Hợp Hòa và Thành Lập và đến năm 2019 đầu tư một nhà lưới tại nhóm Cư Yên với tổng diện tích trên 1.000 m2 bao gồm các vật tư, nguyên vật liệu cần thiết, thành viên các nhóm góp công xây dựng. Các nhà lưới kiên cố và bán kiên cố có tác dụng giảm cường độ nắng, mưa, hạn chế tác hại của điều kiện thời tiết bất thuận, hạn chế thoát hơi nước… phục vụ rất tốt cho sản xuất
rau ăn lá trái vụ nhưng tồn tại những hạn chế về mặt kỹ thuật như nhiệt độ bên trong nhà lưới thường cao hơn bên ngoài, tỷ lệ đậu của rau ăn quả thấp…
Bảng 3.9. Một số hạ tầng phục vụ sản xuất rau hữu cơ tại một số xã STT Tên xã Giếng Bể nước Máy bơm Nhà lưới STT Tên xã Giếng Bể nước Máy bơm Nhà lưới
1 Thành Lập 6 6 5 1
2 Hợp Hoà 5 5 4 1
4 Cư Yên 3 3 3 1
Tổng cộng 14 14 14 3
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra trưởng nhóm )
Bảng 3.10. Những lợi ích và hạn chế của sản xuất RHC trong nhà lưới
Lợi ích Hạn chế
- Hạn chế 1 phần tác hại của thời tiết bất thuận: mưa lớn, mưa đá, bão…thuận lợi cho sản xuất rau ăn lá trái vụ;
- Độ thông thoáng tốt, mức chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài không cao 1-20C);
- Có thể áp dụng được quy trình sản xuất rau hữu cơ
- Kinh phí đầu tư lớn
- Không có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, chuột;
- Tỷ lệ đậu quả với cà chua, lạc lày, mướp đắng, đậu đũa... thấp
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng cho thấy, so với yêu cầu, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau hữu cơ đã đạt từ 80% đến 100%; hạ tầng sơ chế phục vụ tiêu thụ sản phẩm đạt 100%, đáng chú ý là hệ thống nhà lưới và hạ tầng giao thông đã được cơ quan chức năng của huyện đầu tư, đáp ứng được 90% nhu cầu thực tế sản xuất. Rõ ràng với hiện trạng như vậy, sản xuất rau hữu cơ tại Lương Sơn có điều kiện tốt, đây là một lợi thế để tập trung phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình trồng rau hữu cơ theo PGS tại huyện Lương Sơn.
Qua 12 năm đi vào sản xuất nhưng hiện trạng hạ tầng sản xuất rau hữu cơ vẫn còn hạn chế do một số nguyên nhân sau đây:
- Diện tích sản xuất đã được mở rộng, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhưng một số HTX, nhóm sản xuất rau hữu cơ chưa triển khai sản xuất hết diện tích; một số thành viên trong các HTX, nhóm sản xuất chưa thay đổi được tập quán canh tác, còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Trình độ năng lực của ban quản trị các HTX, trưởng các nhóm sản xuất còn hạn chế, chưa chủ động trong việc liên kết sản xuất và tiêu thụ với các công ty tiêu thụ và các cửa hàng tiêu thụ trong và ngoài huyện.
- Mối liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ còn nhiều bất cập, việc trao đổi thông tin giữa đơn vị tiêu thụ và người sản xuất còn thiếu. Các doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ còn hạn chế, thiếu bền vững ảnh hưởng lớn đến tâm lý người sản xuất...
3.1.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và các hình thức tổ chức sản xuất
Trên cơ sở các hộ nông dân được tập huấn và có nhu cầu sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Hội nông dân huyện Lương Sơn đại diện cho cơ quan Nhà nước tập hợp những học viên nông dân tiên tiến ở cùng một địa phương, mong muốn làm giàu để thành lập các nhóm sở thích.
Diện tích đất sản xuất chủ yếu được hình thành từ dồn điền, đổi thửa giữa thành viên trong nhóm với các hộ dân khác hoặc kết hợp thuê đất nông nghiệp phục vụ vào mục đích công ích của xã...Diện tích ruộng rau nhỏ, bình quân diện tích đất trồng rau của mỗi thành viên còn rất thấp và hình thành tự phát, chứng tỏ sản xuất rau hữu cơ chưa có sự ổn định, người sản xuất chưa yên tâm đầu tư sản xuất để đem lại thu nhập cao. Tuy nhiên, nhóm cũng nhận được sự hỗ trợ chi phí thuê đất từ Công ty cổ phần đầu tư Tâm Đạt với mức hỗ trợ là 4 triệu đồng/ha/năm. Phần hỗ trợ này tuy còn nhỏ song đã góp phần giảm bớt chi phí cho nhóm trồng rau hữu cơ, khuyến khích các thành viên mạnh dạn đấu thầu mở rộng diện tích sản xuất.
Các nhóm sở thích có chung kế hoạch sản xuất, chung giống, chung phân ủ, chung thuốc thảo mộc và chung thị trường.
Hình thức tổ chức của các hộ dân trồng rau hữu cơ rất đa dạng. Các nhóm tiêu thụ thông qua hình thức hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng miệng. Cụ thể một số nội dung ghi trong hợp đồng thể hiện tại bảng 3.11
Bảng 3.11 Một số nội dung ghi trong hợp đồng STT Điều khoản Nội dung STT Điều khoản Nội dung
1 Giá cả 15.00-16.000 đ/kg
2 Số lượng và chủng loại
Tùy theo đơn hàng
3 Thanh toán 1 lần/tháng
4 Giao hàng Giao hàng tận công ty
5 Quy cách sản phẩm
- Rau tươi, không được quá già hoặc bị rũ do nhiều nước; không bị úng thối
- Diện tích bị sâu ăn chiếm không quá 10% bề mặt lá
- Rau ăn củ phải cắt bỏ rễ, những phần thân lá già chiếm không quá 10% và sạch bùn đất
- Không có mùi lạ, không lẫn tạp chất, các cây cỏ dại
6 Thời hạn hợp đồng 12 tháng
7 Khác Sản phẩm phải đáp ứng được 24 tiêu chuẩn của
sản xuất hữu cơ
(Nguồn: Tổng hợp từ Công ty VinaGAP và Công ty Tâm Đạt (2018)
Hợp đồng chính thức gồm 2 dạng: Hợp đồng kinh tế (VinaGAP) và Hợp đồng ghi nhớ (Tâm Đạt); cả 2 đều có thời hạn hợp đồng là 12 tháng. Ngoài ra, một số công ty mua rau của các nhóm qua hợp đồng miệng; hình thức hợp đồng này phát sinh nhiều bất cập trong quá trình thực hiện, bởi rất khó bắt buộc các bên thực hiện đúng thỏa thuận, ràng buộc chủ yếu dựa vào uy tín và quan hệ giữa các bên. Nội dung hợp đồng kinh tế có nêu rõ chủng loại, số lượng, giá cả, quy cách sản phẩm, thời gian giao nhận và phương thức thanh toán.
Giá thu mua của các công ty dao động từ 15.000 - 16.000 đồng/kg. So sánh với giá cả thị trường, vào thời điểm lúc chính vụ giá công ty luôn cao hơn giá thị trường (do lượng cung trên thị trường nhiều) nhưng vào đầu vụ và cuối vụ, có thể giá mua của công ty tương đương giá thị trường hoặc thấp hơn (do lượng cung ít).
Mặc dù có cùng chung một quy trình sản xuất, giá bán tương đương nhưng có sự chênh lệch về trình độ điều hành, quản lý, lập kế hoạch sản xuất nên kết quả đạt được của các nhóm rất khác nhau.