theo tiêu chuẩn
3.3.1. Thuận lợi
Sau nhiều năm triển khai mô hình sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình cho kết quả tốt:
Trình độ nhận thức của người dân được nâng lên, người sản xuất đã có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của chính mình và vật nuôi tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Hệ thống giao thông phục vụ cho sản xuất rau hữu cơ được quan tâm đầu tư chú trọng.
Các sản phẩm rau hữu cơ được sản xuất tìm được đầu ra cho sản phẩm, nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho nhiều hộ dân trên địa bàn. Trong quá trình sản xuất rau hữu cơ các hộ nông dân thường xuyên được tham gia các khóa học tập huấn về khoa học kỹ thuật trong trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS nâng cao hiểu biết, kiến thức trong sản xuất rau hữu cơ.
Ngoài ra, vốn cho sản xuất rau không nhiều. Các hộ nông dân có thể tận dụng sức lao động của gia đình, có bao nhiêu đầu tư bấy nhiêu nên hộ sử dụng vốn tự có là chính điều này sẽ giúp cho người sản xuất tiết kiệm được nguồn chi phí đáng kể.
3.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất rau hữu cơ ở xã như:
- Theo các hộ nông dân, khó khăn lớn nhất hiện nay trong trồng rau hữu cơ vẫn là diện tích đất canh tác nhỏ lẻ, manh mún. Trong khi đó, trồng rau hữu cơ đòi hỏi diện tích đất tập trung lớn. Bên cạnh đó, sản xuất rau vẫn phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên sản lượng và chất lượng rau không đồng đều.
- Rau hữu cơ là loại rau không bón phân hóa học, không phun thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng chất kích thích, chất bảo quản và biến đổi gen. Do đó, năng suất sản lượng mang lại sẽ không cao như trồng rau thông thường.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ còn hạn chế và phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiêu thụ của các công ty, điều này gây khó khăn cho người sản xuất trong vấn đề thương lượng giá cả và các điều kiện khác trong hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng nông dân sản xuất không tiêu thụ được hết sản phẩm nông sản và phải mang ra ngoài chợ địa phương bán và giá bán có thể bằng hoặc thấp hơn giá rau thông thường.
- Thời tiết không thuận lợi cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc trồng và chăm sóc rau hữu cơ.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng như xây dựng hệ thống tưới tiêu, nhà lưới, nhà ủ phân, nhà sơ chế còn hạn chế...
Tuy nhiên, với những hướng đi tích cực, sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân huyện Lương Sơn đã và đang góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Đây cũng là định hướng lâu dài về một nền nông nghiệp sạch, hiện đại và bền vững, tiếp tục phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, góp phần bảo vệ sức khỏe của mỗi gia đình, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.