Thực trạng sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo PGS tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện lương sơn, tỉnh hòa bìn (Trang 53 - 55)

3.1. Thực trạng sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo PGS tại Lương Sơn

3.1.2. Thực trạng sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo PGS tại huyện

3.1.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng rau hữu cơ

* Diện tích sản xuất rau hữu cơ

Rau hữu cơ muốn sản xuất được phải có đất tập trung và được khoanh vùng cách ly tránh nhiễm bẩn với môi trường bên ngoài. Ở huyện Lương Sơn diện tích rau hữu cơ trong những năm gần đây được tăng lên không đáng kể so với diện tích trồng rau nói chung của toàn huyện lại rất nhỏ.

Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và sản lượng rau hữu cơ sản xuất theo PGS đã được cấp chứng nhận từ giai đoạn 2016 – 2018 huyện Lương Sơn

Năm 2016 2017 2018 Giá trị bình quân 3 năm

Tốc độ tăng trưởng (%)

Diện tích (ha) 6,6 7,699 10,02 2,572 23,21

Năng suất (tạ/ha) 200 220 220 213 4,88

Sản lượng (Tấn) 1320 1690 2.200 1.737 29,10

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lương Sơn)

Diện tích, năng suất, sản lượng trồng rau hữu cơ theo PGS trong toàn huyện đều tăng qua các năm và tốc độ tăng trưởng hàng năm của các chỉ tiêu này đều không giảm. Sản xuất rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn bắt đầu từ năm 2019, tuy nhiên diện tích trồng rau hữu cơ chỉ chiếm từ 0,66% đến 0,95% so với diện tích trồng rau trên địa bàn huyện.

Bảng 3.3. So sánh diện tích trồng rau hữu cơ được chứng nhận PGS với diện tích trồng rau toàn huyện Lương Sơn giai đoạn 2016 – 2018

Năm Diện tích trồng rau hữu cơ (ha) Diện tích trồng rau toàn huyện (ha) So sánh rau hữu cơ/rau nói chung (%) (+/-)

2016 6,6 983,1 + 0,67

2017 7,699 1.171,6 + 0,66

2018 10,02 1.072,7 + 0,95

Qua bảng 3.3 chúng ta thấy diện tích trồng rau hữu cơ được chứng nhận PGS năm 2016 là 6,6 ha so với diện tích trồng rau toàn huyện chỉ chiếm 0,67%; năm 2017 chiếm 0,66% và năm 2018 chiếm 0,95%. Qua phân tích so sánh số liệu thống kê trên ta thấy diện tích trồng rau hữu cơ đã được chứng nhận PGS năm 2016 đến năm 2017 tăng 1,099 ha, năm 2017 đến 2018 tăng 2,501 ha, tuy nhiên diện tích trồng rau toàn huyện năm 2016 đến 2017 tăng 188,5 ha, năm 2017 đến 2018 giảm 98,8ha. Mặt khác qua khảo sát điều tra cho thấy ngoài diện tích đã được cấp chứng nhận PGS thì còn diện tích trồng rau hữu cơ đang chuyển đổi để đạt chứng nhận như sau: năm 2016 là 10,4 ha, năm 2017 là 10,52 ha, năm 2018 là 10,08 ha. Như vậy có thể thấy rằng diện tích trồng rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn đang được mở rộng tuy nhiên tỷ lệ chưa cao.

* Năng suất rau hữu cơ đã được cấp chứng nhận PGS

Năng suất rau hữu cơ đã được chứng nhận PGS của huyện Lương Sơn trong những năm gần đây mới đạt trung bình khoảng 213tạ/ha. Năng suất năm 2018 tuy cao hơn so với bình quân năng suất của huyện Lương Sơn là 11,1 nhưng so với năng suất rau của một số nơi khác còn chưa cao được thể hiện ở bảng 3.4

Bảng 3.4. So sánh năng suất rau hữu cơ được cấp chứng nhận PGS và rau thông thường ở huyện Lương Sơn giai đoạn 2016 – 2018

Năm

Năng suất rau hữu cơ (tạ/ha)

Năng suất rau thông thường (tạ/ha) So sánh rau hữu cơ/thông thường (tạ/ha) (+/-) 2016 200 209,6 - 9,6 2017 220 229 - 9 2018 220 208,9 + 11,1

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lương Sơn)

Năng suất rau hữu cơ được cấp chứng nhận PGS năm 2016 thấp hơn năng suất rau toàn huyện là 9,6 tạ/ha; năm 2017 thấp hơn 9tạ/ha và năm 2018

cao hơn 11,1tạ/ha. Tuy năm 2018 năng suất rau hữu cơ cao hơn so với năng suất rau thông thường nhưng so với một số địa phương thì năng suất còn thấp hơn nhiều, như ở Thanh Xuân năm 2018 đạt 264 tạ/ha.

* Sản lượng rau hữu cơ

Sản lượng rau hữu cơ được chứng nhận PGS ở huyện Lương Sơn đạt cao nhất 139,2 tấn/ha. Sản lượng có tăng so với năm trước nhưng do nhu cầu về rau hữu cơ và sản lượng rau nói chung của huyện Lương Sơn thì còn rất nhỏ thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. So sánh sản lượng rau hữu cơ và rau thông thường ở huyện Lương Sơn giai đoạn 2016 – 2018

Năm Sản lượng rau hữu cơ (tạ/ha)

Sản lượng rau thông thường (tạ/ha) So sánh rau hữu cơ/thông thường (%) 2016 1.320 20.603,1 + 6,4 2017 1.690 26.832,7 + 6,3 2018 2.200 22.416 + 9,8

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lương Sơn)

Qua bảng trên ta thấy sản lượng rau hữu cơ năm 2016 chiếm 6,4 % rau nói chung, đến năm 2018 chiếm 9,8% sản lượng rau toàn huyện. Do vậy có thể thấy rằng nhu cầu phát triển sản xuất và mở rộng diện tích canh tác rau hữu cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện lương sơn, tỉnh hòa bìn (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)