.11 Một số nội dung ghi trong hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện lương sơn, tỉnh hòa bìn (Trang 62)

STT Điều khoản Nội dung

1 Giá cả 15.00-16.000 đ/kg

2 Số lượng và chủng loại

Tùy theo đơn hàng

3 Thanh toán 1 lần/tháng

4 Giao hàng Giao hàng tận công ty

5 Quy cách sản phẩm

- Rau tươi, không được quá già hoặc bị rũ do nhiều nước; không bị úng thối

- Diện tích bị sâu ăn chiếm không quá 10% bề mặt lá

- Rau ăn củ phải cắt bỏ rễ, những phần thân lá già chiếm không quá 10% và sạch bùn đất

- Không có mùi lạ, không lẫn tạp chất, các cây cỏ dại

6 Thời hạn hợp đồng 12 tháng

7 Khác Sản phẩm phải đáp ứng được 24 tiêu chuẩn của

sản xuất hữu cơ

(Nguồn: Tổng hợp từ Công ty VinaGAP và Công ty Tâm Đạt (2018)

Hợp đồng chính thức gồm 2 dạng: Hợp đồng kinh tế (VinaGAP) và Hợp đồng ghi nhớ (Tâm Đạt); cả 2 đều có thời hạn hợp đồng là 12 tháng. Ngoài ra, một số công ty mua rau của các nhóm qua hợp đồng miệng; hình thức hợp đồng này phát sinh nhiều bất cập trong quá trình thực hiện, bởi rất khó bắt buộc các bên thực hiện đúng thỏa thuận, ràng buộc chủ yếu dựa vào uy tín và quan hệ giữa các bên. Nội dung hợp đồng kinh tế có nêu rõ chủng loại, số lượng, giá cả, quy cách sản phẩm, thời gian giao nhận và phương thức thanh toán.

Giá thu mua của các công ty dao động từ 15.000 - 16.000 đồng/kg. So sánh với giá cả thị trường, vào thời điểm lúc chính vụ giá công ty luôn cao hơn giá thị trường (do lượng cung trên thị trường nhiều) nhưng vào đầu vụ và cuối vụ, có thể giá mua của công ty tương đương giá thị trường hoặc thấp hơn (do lượng cung ít).

Mặc dù có cùng chung một quy trình sản xuất, giá bán tương đương nhưng có sự chênh lệch về trình độ điều hành, quản lý, lập kế hoạch sản xuất nên kết quả đạt được của các nhóm rất khác nhau.

3.2. Hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

3.2.1 Chất lượng rau hữu cơ của huyện Lương Sơn

Canh tác hữu cơ giúp cây rau sinh trưởng phát triển tự nhiên, thời gian sinh trưởng dài hơn so với sản xuất thông thường nên tích lũy được nhiều dinh dưỡng, trong khi đó canh tác truyền thông, canh tác an toàn rau bị cưỡng ép sinh trưởng phát triển nhanh để tăng năng suất, thời gian sinh trưởng bị rút ngắn do đó tích lũy được ít dinh dưỡng hơn. Vì vậy, chất lượng rau hữu cơ được người tiêu dùng đánh giá là “ngon hơn” cả.

Bảng 3.12. Hàm lượng đường, Vitamin C, chất khô, E.coli và một số kim loại nặng có trong rau hữu cơ và rau thông thường

CHỈ TIÊU Đường tổng số (%) Vitamin C (mg/100g) Chất khô (%) E.coli (khuẩn lạc/g) NO3 - Nitrat (mg/kg) Pb - Chì (mg/kg) Cd - Cadimi (mg/kg)

Cải ngọt hữu cơ 1,42 25,12 8,94 5 650 0,125 0,009 Cải ngọt thường 1,36 25,26 7,86 85 2015 1,085 0,022 Chênh lệch

thường/RHC

0,96 1,01 0,88 17,00 3,10 8,68 2,44 Dưa chuột hữu cơ 2,55 6,31 4,12 0 105 0,084 0,002 Dưa chuột thường 2,48 6,29 4,55 5 220 0,180 0,006 Chênh lệch

thường/RHC

Bảng 3.12 cho thấy, hàm lượng đường, vitamin C và chất khô ở các mẫu rau hữu cơ đều cao hơn rau thông thường (trừ hàm lượng vitamin C ở cải ngọt và hàm lượng chất khô ở dưa chuột); đặc biệt, các chỉ số liên quan đến vi khuẩn đường ruột E.coli và tồn dư kim loại nặng trong rau có sự chênh lệch rất lớn (các hàm lượng này trong rau thông thường cao gấp 2-17 lần trong rau hữu cơ).

Rau hữu cơ còn được đánh giá “ngon hơn” ở yếu tố “tâm lý” của người tiêu dùng. Trước tình trạng phương tiện truyền thông liên tục phản ánh nhiều trường hợp ngộ độc do thực phẩm mất VSATTP đã gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng, đặc biệt là thực phẩm sử dụng cho trẻ nhỏ và người già. Vì vậy, khi sử dụng sản phẩm rau hữu cơ, thay vì cảm giác lo lắng, người tiêu dùng rất “yên tâm” khi dùng bữa. Ngoài ra, tâm lý của người vợ, người mẹ còn có cảm giác tự hào khi mang lại được bữa ăn an toàn và ngon miệng cho gia đình, khiến cho rau hữu cơ được cảm nhận là “ngon hơn”.

Cách nhận biết rau hữu cơ với các loại rau sản xuất thông thường ở huyện Lương Sơn như sau:

Dấu hiệu 1: Màu xanh trung thực

Đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là sử dụng phân bón lá hóa học, lá có màu xanh đậm), màu xanh đậm như là màu xanh dư đạm, màu xanh đậm chỉ thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe người sử dụng (dư lượng nitrat).

Dấu hiệu 2: Lá dày, ngắn, cân đối giữa các bộ phận

Lá rau hữu cơ luôn luôn dày, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy giữa các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập.

Dấu hiệu 3: Thân giòn, trọng lượng nặng, rắn chắc

Rau hữu cơ thường rất giòn (nhưng không có hoặc rất ít xơ), nó không yểu xìu giống như loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng, thân nó rắn chắc nhưng không bóng mượt (vì bóng mượt là dấu hiệu tích trữ quá nhiều nước trong cây).

Dấu hiệu 4: Lâu héo, rất dễ bảo quản

Cây rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng vài ngày mà không sợ hư (hỏng), không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh. Khi cây bị héo thì phun nước sơ sơ là có cây có thể hồi phục về trạng thái ban đầu. Không giống như “rau hóa học” phun nước vào là cây sẽ hỏng.

Dấu hiệu 5: Ăn rất giòn và ngon (giữ được hương vị tự nhiên)

Đẳng cấp rau hữu cơ được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên mà không cần đến gia vị, ăn sống hoặc xào sơ với dầu ăn cũng rất ngon, càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon.

Bên cạnh các dấu hiệu trên, một dấu hiệu trực quan nữa là rau hữu cơ thường xấu mã hơn rau thường vì phân dùng là phân ủ, bề ngoài không có độ bóng mỡ.

3.2.2. Hiệu quả về kinh tế

3.2.1.1 Hiệu của một số cây rau chính sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

Để tính toán được hiệu quả của các cây trồng chúng ta phải tính được các khoản chi phí trong quá trình sản xuất cũng như giá trị gia tăng của hộ khi thu hoạch.

Chi phí của các cây trồng bao gồm chi phí đầu vào và các chi phí trong quá trình chăm sóc. Tổng vật tư trong cả quá trình của các loại cây trồng chủ yếu là giống, phân bón, thuốc BVTV (thuốc thảo mộc) công lao động và các chi phí khác tùy thuộc vào từng loại cây trồng, hình thức canh tác và mức độ đầu tư là khác nhau.

Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của một số cây rau chính sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại xã Thành Lập

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

STT Loại rau GO IC VA HQĐV 1 Rau Muống 334.33 30.71 303.62 9.89 2 Mùng tơi 359.93 29.24 330.69 11.31 3 Rau lang 257.4 19.2 238.2 12.41 4 Cà rốt 319.68 14.74 304.94 20.69 5 Bó xôi 138.23 12.09 126.14 10.43 6 Hành lá 187.37 13.06 174.31 13.35 7 Bắp cải 186.46 13.33 173.13 12.99 8 Xu hào 224.3 13.95 210.35 15.08 9 Cà chua 256.39 17.07 239.32 14.02 10 Súp lơ 316.58 20.83 295.75 14.20

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Từ kết quả điều tra nông hộ và số liệu điều tra trên địa bàn huyện Lương Sơn (cụ thể là 03 xã Thành Lập, Cư yên, Hợp Hòa) cho thấy: Hệ thống cây trồng ở đây khá đa dạng tuy nhiên chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính theo tiêu chuẩn PGS tại huyện Lương Sơn.

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của một số cây rau chính sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại xã Cư Yên

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

STT Loại rau GO IC VA HQĐV

1 Rau Muống 325.15 14.58 310.57 21.30

2 Cải ngọt 245.32 25.45 219.87 8.64

3 Rau lang 284.2 18.5 265.7 14.36

STT Loại rau GO IC VA HQĐV 5 Bó xôi 128.75 13.09 115.66 8.84 6 Hành lá 177.33 12.06 165.27 13.70 7 Súp lơ 320.58 19.83 300.75 15.17 8 Bắp cải 196.46 14.33 182.13 12.71 9 Xu hào 234.3 12.95 221.35 17.09 10 Cà chua 266.2 17.09 249.11 14.58

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế của một số cây rau chính sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại xã Hợp Hòa

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

STT Loại rau GO IC VA HQĐV 1 Rau Muống 324.35 29.71 294.64 9.92 2 Mùng tơi 349.63 30.24 319.39 10.56 3 Cà rốt 319.68 14.74 304.94 20.69 4 Cải ngọt 335.23 12.09 323.14 26.73 5 Hành lá 197.65 14.06 183.59 13.06 6 Bắp cải 286.46 14.33 272.13 18.99 7 Xu hào 254.3 14.55 239.75 16.48 8 Cà chua 256.58 16.75 239.83 14.32 9 Súp lơ 316.58 20.83 295.75 14.20

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng 3.13; 3.14; 3.15 đã cho ta thấy hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính tại địa bàn huyện Lương Sơn. Nhìn chung mỗi cây đều cho hiệu

quả kinh tế khác nhau và đặc biệt là các cây trồng đều có hiệu quả đồng vốn lớn nên được chấp nhận.

3.2.1.2. Chi phí sản xuất một số loại rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS và rau thông thường

Sản xuất rau hữu cơ không được sử dụng phân bón hóa học, vì vậy cần phải có một lượng phân chuồng rất lớn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, do đó chi phí cho phân chuồng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong chi phí sản xuất.

Bảng 3.16. Chi phí đầu tư 1 vụ giữa trồng Bắp cải hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS và Bắp cải thông thường (tính tại thời điểm năm 2018)

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

STT

Bắp cải hữu cơ Bắp cải thông thường

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Số lượng giá(10Đơn 00d) Thành tiền Số lượng Đơn giá (1000 d) Thành tiền 1 Giống Cây/ha 33.324,0 0.3 9.997,0 27.770 0.3 8.331 2 Phân ủ/phân chuồng Kg/ha 27.770,0 0.7 19.439,0 0 0 0

3 Phân hóa học Kg/ha 0 0 0 5.554 15 83.310

4 Thuốc thảo mộc 1000d Ít nhất 3 lần/vụ/ha ) 500 1.500 0 0 5 Thuốc BVTV Gói/ha 0 0 0 Ít nhất 4 lần/vụ/ha 600 2.400 6 Các khoản phải nộp 1000d/kg 43.000 1 43.000 0 % hợp tác xã 43.000 0.3 12.900 0 0 % Ban điều phối 43.000 0.5 21.500 0 0 % kế toán ghi 43.000 0.2 8.600 0 0

STT

Bắp cải hữu cơ Bắp cải thông thường

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Số lượng giá(10Đơn 00d) Thành tiền lượng Số Đơn giá (1000 d) Thành tiền sổ sách 7 Thuê công LĐ 1000d 0 0 0 10 120 1.200 Làm đất 0 0 0 10 120 1.200 Gieo trồng 0 0 0 0 0 0 Chăm sóc 0 0 0 0 0 0 Thu hoạch 0 0 0 10 120 1200 Tổng cộng 72.436 97.641

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng 3.16 ta thấy chi phí giống chiếm tỷ lệ cao sau phân ủ, cao hơn chi phí giống theo canh tác truyền thống, lý do là các hộ sản xuất năm kỹ thuật chưa tốt, hiện tượng cây giống sau khi gieo trồng bị chết diễn ra khá phổ biến, hộ sản xuất phải gieo trồng lại nhiều lần khiến cho chi phí giống cao hơn. Đáng chú ý là canh tác hữu cơ không tốn chi phí cho phân hóa học, trong khi canh tác truyền thống bỏ ra chi phí này nhiều nhất

Phân bón cho trồng rau được các hộ tận dụng từ nguồn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại gia đình. Tuy nhiên, với quy mô chăn nuôi nhỏ, lượng phân chuồng không chỉ dành riêng cho trồng rau mà cho cả trồng lúa, ngô, khoai, vì vậy người trồng rau phải mua phân chuồng từ các hộ, trang trại chăn nuôi lợn, gà ở địa phương. Do yêu cầu lượng lớn phân chuồng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rau nên chi phí phân chuồng chiếm khá lớn so với tổng chi phí trồng rau truyền thống. Ngược lại, do áp dụng biện pháp bảo vệ thực vật bằng thiên địch và thuốc thảo mộc (tự sản xuất bằng dung dịch chứa rượu, tỏi, ớt…) nên chi phí cho bảo vệ thực vật rất nhỏ 500.000 đồng/ha/ vụ và bón ít nhất 3 lần/vụ/ha trong khi sản xuất truyền thống sử dụng tới 600.000 đồng/ha/ vụ thuốc BVTV.

Ngoài các chi phí như giống, phân chuồng, thuốc thảo mộc thì những hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS còn phải trích %/ 1kg rau hữu cơ cho HTX, ban điều phối và kế toán ghi sổ sách (cụ thể là 0.3% cho HTX, 0.5% cho Ban điều phối, 0.2% cho kế toán ghi sổ sách).

Bình quân mỗi hộ có khoảng 2-3 lao động, trong đó có 1-2 lao động chính làm nông nghiệp. Các hộ không thuê lao động mà tận dụng lao động gia đình ở mọi độ tuổi, lúc rảnh rỗi, lao động tận dụng chủ yếu sử dụng kinh nghiệm tích lũy và làm theo hướng dẫn của người được tham gia các lớp tập huấn quy trình sản xuất rau hữu cơ trong gia đình hoặc trong nhóm.

Tổng cộng chi phí đầu tư sản xuất rau hữu cơ là 72.436 nghìn đồng, rau thông thường là 97.641 nghìn . Như vậy, canh tác hữu cơ có chi phí bằng tiền thấp hơn khá nhiều so với canh tác truyền thống, tuy nhiên công lao động bỏ ra lại nhiều hơn, tập trung ở các khâu ủ phân, chế tạo thuốc thảo mộc (từ dung dịch rượu, tỏi, ớt...), làm cỏ và bắt sâu bằng tay. Đối với một số cây trồng khác, việc so sánh chi phí giữa phương pháp hữu cơ với phương pháp thông thường tương tự. Qua đó, có thể thấy trồng rau theo phương pháp hữu cơ vẫn ưu việt hơn, đảm bảo được yếu tố môi trường và sức khỏe của con người.

3.2.1.3. Hiệu quả kinh tế rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS và rau thông thường

Canh tác hữu cơ cho năng suất thấp hơn canh tác thông thường nhưng chi phí sản xuất cũng thấp hơn. Bên cạnh đó, giá bán rau hữu cơ cao hơn giá rau thông thường rất nhiều, giá rau hữu cơ dao động từ 14.000-15.000 đồng/kg trong khi giá rau thông thường chỉ dao động từ 5.000-6.500 đồng/kg. Kết quả điều tra cho thấy, thu nhập từ rau hữu cơ cao hơn thu nhập từ rau thông thường rõ rệt. Bảng 4.11 thể hiện 2 công thức luôn canh điển hình của các hộ sản xuất rau theo tiêu chuẩn PGS.

Bảng 3.17. So sánh hiệu quả kinh tế canh tác rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS và canh tác rau truyền thống của 1 số công thức luân canh điển hình

ĐVT: (triệu đồng/ha)

Chỉ tiêu GO IC VA

CT1: Rau rền, xu hào, bắp cải

I. Canh tác hữu cơ 957.2 178.8 778.4

1. Rau muống 208.2 59.8 148.4

2. Xu hào 333 54 279

3. Bắp cải 416 65 351

II. Canh tác truyền thống 465.8 204.72 261.08

1. Rau muống 111 64 47

2. Xu hào 138.8 65.72 73.08

3. Bắp cải 216 75 141

III. So sánh 491.4 -25.92 517.32 CT2: Hành lá, Rau lang, Cà chua

I. Canh tác hữu cơ 899.5 152 747.5

1. Hành lá 166.7 33.8 132.9

2. Rau Lang 208 41.2 166.8

3. Cà chua 524.8 77 447.8

II. Canh tác truyền thống 588.6 166.2 422.4

1. Hành lá 91.6 35.5 56.1

2. Rau Lang 97.2 48 49.2

3. Cà chua 399.8 82.7 317.1

III. So sánh 310.9 -14.2 325.1

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ nông dân)

Bảng 3.17 Tính toán thu nhập cả năm/ha của hai hình thức canh tác hữu cơ và canh tác truyền thống ở công thức nhất (rau muống vụ Xuân - Xu hào vụ Hè - cải bắp vụ Thu Đông). Doanh thu/ha/năm theo canh tác hữu cơ đạt 957.2triệu đồng (canh tác thường đạt 465.8 triệu đồng) và thu nhập/ha/năm

đạt 778.4 triệu đồng, cao gấp 25.92 lần thu nhập của canh tác thông thường. Ở công thức luân canh thứ hai là rau hành lá vụ Xuân - rau lang vụ Hè - Cà chua vụ Thu Đông). Doanh thu/ha/năm theo canh tác hữu cơ đạt 899.5 triệu đồng (canh tác thường đạt 588.6 triệu đồng) và thu nhập/ha/năm đạt 747.5 triệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại huyện lương sơn, tỉnh hòa bìn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)