8. Cấu trúc luận Văn
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi rotín dụng tạiAgribankChi nhánh
nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ.
3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý
Hiện tại, mô hình tổ chức quản lý của Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ vẫn đang kế thừa mô hình tổ chức quản lý truyền thống, nên đã làm hạn chế năng lực quản trị rủi ro của chính ngân hàng. Bởi vậy chi nhánh phải không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của mình cho phù hợp với xu thế phát triển cũng nhƣ yêu cầu hội nhập và quản trị rủi ro tín dụng theo hƣớng hiện đại. Hiện nay, các ngân hàng trên thế giới hầu hết đã xây dựng mô hình tổ chức quản lý theo hƣớng phân loại hoạt động tín dụng theo đối tƣợng khách hàng; sản phẩm. Từ đó giúp ngân hàng có đƣợc những giải pháp quản trị rủi ro tín dụng thích hợp đối với từng nhóm đối tƣợng khách hàng và các sản phẩm khác nhau, giúp chi nhánh kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả hơn.
3.2.2. Nâng cao năng lực lập và theo dõi đôn đốc việc thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng hàng năm
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh
Để đảm bảo đội ngũ cán bộ nhân viên trong chi nhánh đáp ứng đƣợc yêu cầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu hiện đại hóa hệ thống ngân
hàng, cũng nhƣ hiện đại hóa công tác quản trị rủi ro tín dụng, giải pháp đề ra trong việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên gồm có:
- Xây dựng bảng mô tả công việc cho từng vị trí chuyên môn, tiêu chuẩn đánh giá công việc, yêu cầu về trình độ tối thiểu;
- Thay đổi căn bản cơ chế sử dụng nhân sự, đó là chuyển từ cơ chế văn hóa tuyển dụng không sa thải sang cơ chế sử dụng lao động theo hiệu quả công việc có sa thải;
- Tạo cơ hội phát triển và thăng tiến trong ngân hàng thông qua cơ chế phân loại nhân viên, đi kèm với cơ chế phụ cấp;
- Duy trì cơ chế giám sát thƣờng xuyên văn hóa Agribank tại chi nhánh, đặt ra các mục tiêu phải đạt đƣợc;
- Trả thù lao tƣơng ứng với kết quả lao động. Sử dụng lao động đúng vị trí, xây dựng chế độ thù lao phù hợp, tính theo năng suất lao động;
- Đối với hoạt động đào tạo
+ Thực hiện phân tích nhu cầu đào tạo hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh; + Xây dựng các giáo trình chuẩn khi đào tạo tác nghiệp cho từng nghiệp vụ cụ thể; + Triển khai đào tạo trƣớc khi các sản phẩm đƣợc đƣa ra thị trƣờng, tích cực thực thi các biện pháp, xây dựng các chƣơng trình đào tạo về đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và quản tri rủi ro nói riêng.
3.2.4. Tuân thủ quy trình tín dụng:
Thực hiện quyêt định 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017 của Hội đồng thành viên Agribnak về “quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank”. Đối với mỗi khoản vay cần đƣợc thực hiện thông qua các khâu độc lập nhƣng phải đảm bảo tính liên kết giữa các bộ phận đảm bảo quy trình tín dụng đƣợc thông suốt, đó là khâu thẩm định cho vay (đƣợc thực hiện bởi ngƣời thẩm định/tái thẩm định, ngƣời kiểm soát cho vay); khâu phê duyệt và quyết định cho vay (đƣợc thực hiện bởi ngƣời có thẩm quyền).
Tuân thủ quy trình tín dụng đối với khoản vay trong thẩm quyền và khoản vay vƣợt thẩm quyền.
3.2.5. Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung chủ yếu của chính sách rủi ro tín dụng 3.2.5.1. Khẩu vị rủi ro tín dụng: Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt
động đƣợc điều tiết chặt chẽ nhất. Tính chất đa dạng, chất lƣợng và tỷ suất sinh lời của danh mục cho vay chịu ảnh hƣởng đáng kể của các quy chế cho vay. Bất kỳ một khoản cho vay của ngân hàng nào cũng đƣợc điều tiết bởi quy chế, và theo luật định thì ngân hàng còn bị hạn chế hay thậm chí là cấm cho vay một số đối tƣợng cụ thể, (ví dụ cấm cho vay trên cơ sở thế chấp băng chính cổ phiếu của ngân hàng…)
+ Hạn chế tín dụng theo pháp luật. Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định tại điều 8 về giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá nhƣ sau:
♦ Tổng dƣ nợ cho vay của TCTD đối với 1 khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của TCTD;
♦ Tổng dƣ nợ cho vay và số dƣ bảo lãnh của TCTD đối với 1 khách hàng không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của TCTD; trong đó Tổng dƣ nợ cho vay đối với 1 khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của TCTD;
♦ Tổng dƣ nợ cho vay của TCTD đối với 1 nhóm khách hàng có liên quan không đƣợc vƣợt quá 50% vốn tự có của TCTD; trong đó Tổng dƣ nợ cho vay đối với 1 khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của TCTD;
♦ Tổng dƣ nợ cho vay và số dƣ bảo lãnh của TCTD đối với 1 nhóm khách hàng có liên quan không đƣợc vƣợt quá 60% vốn tự có của TCTD; trong đó Tổng dƣ nợ cho vay và số dƣ bảo lãnh đối với 1 khách hàng không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của TCTD;
♦ Tổng dƣ nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với 1 khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nƣớc ngoài;
Tổng dƣ nợ cho vay và số dƣ bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với 1 khách hàng không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của ngân hàng nƣớc ngoài;
Tổng dƣ nợ cho vay và của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với 1 nhóm khách hàng có liên quan không đƣợc vƣợt quá 50% vốn tự có của ngân hàng
nƣớc ngoài; trong đó tổng dƣ nợ cho vay đối với 1 khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nƣớc ngoài;
Tổng dƣ nợ cho vay và số dƣ bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với 1 nhóm khách hàng có liên quan không đƣợc vƣợt quá 60% vốn tự có của ngân hàng nƣớc ngoài;
♦ TCTD không đƣợc cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ƣu đãi cho các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát mà phải tuân thủ các hạn chế sau:
Tổng dƣ nợ cho vay và số dƣ bảo lãnh của TCTD đối với 1 doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không đƣợc vƣợt quá 10% vốn tự có của TCTD;
Tổng dƣ nợ cho vay và số dƣ bảo lãnh của TCTD đối với các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không đƣợc vƣợt quá 20% vốn tự có của TCTD;
TCTD đƣợc cấp tín dụng không có bảo đảm cho công ty trực thuộc là công ty cho thuê tài chính với mức tối đa không đƣợc vƣợt quá 5% vốn tự có của TCTD, nhƣng phải đảm bảo các hạn chế: Tổng dƣ nợ cho vay và số dƣ bảo lãnh của TCTD đối với 1 doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không đƣợc vƣợt quá 10% vốn tự có của TCTD và Tổng dƣ nợ cho vay và số dƣ bảo lãnh của TCTD đối với các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không đƣợc vƣợt quá 20% vốn tự có của TCTD;
♦ TCTD không đƣợc cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán;
♦ TCTD không đƣợc cho vay không có bảo đảm để đầu tƣ kinh doanh chứng khoán; ♦ Tổng dƣ nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tƣ kinh doanh chứng khoán không đƣợc vƣợt quá 20% vốn điều lệ của TCTD; ♦ Trƣờng hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vƣợt quá giới hạn cho vay; TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, đƣợc cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của NHNN; ♦ Trƣờng hợp đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - Xã hội mà khả năng hợp
vay vốn, thuê tài chính của một khách hàng, thì Thủ tƣớng Chính phủ có thể quyết định cụ thể mức cho vay, cho thuê tài chính đối với từng trƣờng hợp cụ thể.
3.2.5.2 Khẩu vị rủi ro của ngân hàng: Các ngân hàng luôn chủ động chấp nhận rủi
ro tín dụng ở mức độ nhất định để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh, mà vẫn đảm bảo an toàn trông hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi vậy ngân hàng cần hƣớng tới một danh mục đa dạng hóa, nhằm phân tán rủi ro, không để tập chung tín dụng quá mức cho phép vào bất kỳ một khách hàng/nhóm khách hàng, hay một ngành nghề nào. Trong phạm vi hạn chế tín dụng theo quy định của pháp luật, ngân hàng kiểm soát rủi ro tín dụng bằng việc thiết lập các giới hạn cho các cấu phần chính trong danh mục tín dụng
Bảng 3.1. khẩu vị rủi ro về danh mục tín dụng
STT Chỉ tiêu Giới hạn tín dụng
1 Mức độ tập chung tín dụng đối với một khách
hàng Tối đa 15% vốn tự có
2 Mức độ tập chung tín dụng đối với một khách
hàng và ngƣời có liên quan Tối đa 25% vốn tự có 3
Mức độ tập chung dƣ nợ và số dƣ bảo lãnh đối với một doanh nghiệp mà ngân hàng nắm quyền kiểm soát
Tối đa 10% vốn tự có
4
Mức độ tập chung dƣ nợ và số dƣ bảo lãnh đối với tất cả các doanh nghiệp mà ngân hàng nắm quyền kiểm soát
Tối đa 20% vốn tự có
5 Mức độ tập chung vào nhóm khách hàng lớn Tối đa 40% vốn tự có 6 Mức độ tập chung vào một khách hàng Tối đa 10% vốn tự có 7 Mức độ tập chung vào dƣ nợ không có TSBĐ Tối đa 15% vốn tự có
8
Mức độ tập chung theo hạng khách hàng
KH từ hạng A trở lên Tối thiểu 94% tổng dƣ nợ
KH hạng BB trở xuống Tối đa 3% tổng dƣ nợ
9
Mức độ tập chung dƣ nợ theo loại hình KH
KH Doanh nghiệp Tối đa 75% tổng dƣ nợ
KH cá nhân, hộ gia đình Tối thiểu 25% tổng dƣ nợ
10 Mức độ tập chung dƣ nợ theo kỳ hạn
Trung dài hạn Tối đa 35% tổng dƣ nợ
Ngắn hạn Tối thiểu 65% tổng dƣ
nợ
11
Mức độ tập chung theo loại tền
Dƣ nợ VNĐ Tối đa 80% tổng dƣ nợ
Dƣ nợ ngoại tệ Tối thiểu 20% tổng dƣ nợ
Nguồn: Quyết định số 1867/2012/QĐ-HĐQT-NHCT35, ngày 29/11/2012 quy định về khẩu vị rủi ro tín dụng
Bảng 3.2. khẩu vị rủi ro về chất lƣợng tín dụng
STT Chỉ tiêu (chƣa xử lý rủi ro) Giới hạn
1 Tỷ lệ nợ sấu (từ nhóm 3 trở lên) Tối đa 3% tổng dƣ nợ 2 Tỷ lệ nợ có vấn đề (từ nhóm 2 trở lên) Tối đa 6% tổng dƣ nợ 3 Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD Tối đa 15% thu nhập hoạt
động
Nguồn: Quyết định số 1867/2012/QĐ-HĐQT-NHCT35, ngày 29/11/2012 quy định về khẩu vị rủi ro tín dụng
3.2.5.3. Thẩm định tín dụng: Để hạn chế rủi ro lựa chọ đối nghịch, ngân hàng phải
đánh giá, thẩm định trƣớc khi phê duyệt cấp tín dụng. Quy trình thẩm định dƣới hình thức văn bản do các cấp có thẩm quyền ban hành. Nội dung đánh giá, thẩm định tín dụng chủ yếu gồm:
+ Mục đích xin cấp tín dụng của khách hàng và nguồn tiền trả nợ; + Tổng mức rủi ro tín dụng của khách hàng;
+ Xếp hạng rủi ro của khách hàng; + Các điều khoản và thỏa thuận dự kiến;
+ Tính đầy đủ và khả năng thu hồi của tài sản bảo đảm; + Các phê duyệt của cơ quan chức năng (nếu có);
Trƣờng hợp sử dụng kết quả phân tích, đánh giá rủi ro từ nguồn bên ngoài để thẩm định tín dụng, ngân hàng phải kiểm tra chất lƣợng và đảm bảo tính độc lập với bên đƣợc cấp tín dụng. Đối với khách hàng mới ngân hàng phải thẩm định uy tín của khách hàng, xác định ngƣời có liên quan của khách hàng, năng lực pháp lý thực hiện các nghĩa vụ trả nợ.
Thông qua phân tích khả năng tài chính, dòng tiền và mục tiêu sử dụng vốn vay, ngân hàng lựa chọ hình thức cấp tín dụng, sản phẩm tín dụng phù hợp cho khách hàng, và đảm bảo mức rủi ro/lợi nhuận hợp lý, lợi nhuận bù đắp chi phí phát sinh. Đối với tín dụng hợp vốn, ngân hàng phải đánh giá thẩm định độc lập đối với khách hàng, và rà soát các nội dung thỏa thuận trƣớc khi tham gia hợp vốn.
Đối với tín dụng có tài sản bảo đảm, ngân hàng phải đánh giá, thẩm định khách hàng và có tài sản bảo đảm là nguồn trả nợ thứ hai. Đối với tín dụng có bảo lãnh của bên thứ ba, ngân hàng phải đánh giá, thẩm định khách hàng và bên bảo lãnh thứ ba, để đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết của bên thứ ba, khi khách hàng không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ.
3.2.5.4. Phê duyệt quyết định tín dụng: Quy trình phê duyệt quyết định tín dụng, áp dụng cho mọi cấp (từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất), đƣợc quy định bằng văn bản do các cấp có thẩm quyền ban hành và đảm bảo nội dung:
+ Quy định cụ thể cá nhân hay hội đồng có thẩm quyền phê duyệt, quyết định tín dụng theo các tiêu chí (định lƣợng và định tính), do ngân hàng quy định, và các trƣờng hợp chuyển lên cấp thẩm quyền cao hơn để phê duyệt. Biên bản phê duyệt phải ghi rõ cơ sở, lý do phê duyệt hoặc không phê duyệt và cá nhân, chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm về việc phê duyệt quyết định tín dụng đó;
+ HĐQT phê duyệt các khoản tín dụng có mức độ rủi ro trọng yếu, và các khoản tín dụng cho khách hàng thuộc đối tƣợng quy định tại điều 127 luật các tổ chức tín dụng trừ các thành viên HĐQT, hội đồng thành viên có xung đột lợi ích;
+ Quy định cụ thể các trƣờng hợp ngoại lệ về phê duyệt quyết định tín dụng và quy chế ghi nhận, báo cáo các ngoại lệ;
+ Tính minh bạch để bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm toán, kiểm tra và thanh tra, giám sát theo quy định của ngân hàng và các quy định của pháp luật;
+ Trên cơ sở quy mô, mức độ phức tạp của khoản tín dụng, quy trình phê duyệt, quy định cụ thể về các thông tin thẩm định tín dụng cần thiết để phê duyệt quyết định tín dụng.
3.2.5.5. Quản lý tín dụng: Quy trình quản lý tín dụng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Lập hồ sơ tín dụng: Bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm lập hồ sơ tín dụng đảm bảo các hồ sơ tín dụng đầy đủ, hợp lệ và tuân thủ các điều khoản đã thỏa thuận; + Giải ngân: Ngân hàng chỉ giải ngân theo các điều khoản quy định, sau khi khoản tín dụng đã đƣợc phê duyệt, và hồ sơ tín dụng đã hoàn tất, tài sản bảo đảm (nếu có) đã đƣợc thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng bảo đảm. Đối với các trƣờng hợp ngoại lệ phải đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Giám sát tín dụng. Khoản tín dụng sau khi đƣợc phê duyệt và giải ngân phải đƣợc giám sát thƣờng xuyên, cụ thể:
♦ Việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng cấp tín dụng, bao gồm cả việc sử dụng vốn đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng;
♦ Xác định sớm các dấu hiệu bất thƣờng về khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của khách hàng;
♦ Định kỳ đánh giá tài sản bảo đảm theo quy định; ♦ Các nội dung khác nếu cần thiết.
+ Theo dõi lịch trả nợ: Có các hình thức nhắc nhở khách hàng về kỳ hạn thực hiện nghĩa vụ trƣớc khi đến hạn. Trƣờng hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ
hoặc thực hiện nghĩa vụ chậm, phải ghi nhận và báo cáo kịp thời cho các cấp có thẩm quyền;
+ Lƣu trữ: Ngân hàng phải lƣu trữ hồ sơ tín dụng, thông tin về khả năng thực hiện