8. Cấu trúc luận Văn
2.4. Đánh giá chung về kết quả đạt đƣợc; tồn tại, hạn chế cùng nguyên nhân
Qua thực trạng, kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh và tổng hợp phiếu khảo sát, điều tra công tác quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ giai đoạn 2016-2018 (đánh giá theo thang điểm mức độ hoàn thành nhiệm vụ từ 1 đến 10 (1-4: Yếu kém; 5-6: trung bình; 7-8: tốt; 9-10: rất tốt). Đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.14. Bảng đánh giá Năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ giai đoạn 2016-2018.
Tiêu chí đánh giá
Đánh giá
Điểm Năng lực
I. Năng lực lãnh đạo quản trị rủi ro tín dụng
1. Hoạch định, tổ chức thực hiện việc vận hành hệ thống
quản trị rủi ro. 7 Tốt
2. Kiểm soát việc vận hành hệ thống quản trị rủi ro. 8 Tốt 3. Lãnh đạo thực hiện các quy định, quy trình, thủ tục,
chính sách tín dụng 8 Tốt
4. Kiểm soát việc thực hiện các quy định, quy trình, thủ tục,
chính sách tín dụng 8 Tốt
II. chất lượng nguồn nhân lực
1. Nhân viên có trình độ từ đại học trở lên 9 Rất tốt
2. Chính sách tuyển dụng 7 Tốt
3. Chính sách đào tạo, tập huấn 8 Tốt
4. Phân công lao động phù hợp trong hệ thống quản trị rủi
ro tín dụng. 8 Tốt
5. Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên 9 Rất tốt
III. Năng lực lập và thực hiện Kế hoạch quản trị rủi ro tín dụnghàng năm
1. Lập kế hoạch quản trị rủi rotín dụng hàng năm tại chi
nhánh 7 Tốt
2. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro
tín dụng hàng năm 7 Tốt
3. Đề xuất các giải pháp để giữ đƣợc mức độ an toàn trong
tín dụng. 8 Tốt
IV. Năng lực về quy trình, công cụ quản trị rủi ro tín dụng
1. Việc khai thác thông tin khách hàng trên hệ thống quản
lý thông tin khách hàng CIC 9 Rất tốt
2. Việc thực hiện quy trình cấp tín dụng 8 Tốt 3. Chính sách kiểm soát và quản lý các rủi ro phát sinh từ
tín dụng 8 Tốt
V. Hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng
1. Kiểm soát tỷ lệ nợ sấu 9 Rất tốt
2. Đảm bảo Mức dự phòng rủi ro và tổn thất rủi ro 8 Tốt
Tổng cộng 145/180 Tốt
Thông qua nghiên cứu đặc thù hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng, đặc biệt là công tác quản trị rủi ro tín dụng luôn phải ở mức độ tốt và rất tốt, nếu không ngân hàng sẽ rơi vào khủng hoảng, không thể cứu vãn và đi tới phá sản đồng thời căn cứ vào bảng 2.14 Bảng đánh giá Năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ giai đoạn 2016-2018 cho thấy:
* Kết quả đạt đƣợc
- Năng lực lãnh đạo quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ giai đoạn 2016-2018 bao gồm năng lực hoạch định, tổ chức thực hiện việc vận hành hệ thống quản trị rủi ro; kiểm soát việc vận hành hệ thống quản trị rủi ro, Lãnh đạo thực hiện các quy định, quy trình, thủ tục, chính sách tín dụng và kiểm soát việc thực hiện các quy định, quy trình, thủ tục, chính sách tín dụng luôn thực hiện ở mức độ tốt.
- Chất lƣợng nguồn nhân lực tại Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ: Qua thực trạng nguồn nhân lực tại đơn vị, trình độ đại học có 24/26 đồng chí chiếm 92,31%/ tổng số cán bộ, đồng thời căn cứ vào bảng 2.14 Bảng đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ giai đoạn 2016-2018 cho thấy chất lƣợng nguồn nhân lực tại Agribank Chi nhánh
học trở lên; Chính sách tuyển dụng; Chính sách đào tạo, tập huấn; Phân công lao động phù hợp trong hệ thống quản trị rủi ro tín dụng và Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên đều đạt ở mức độ tốt và rất tốt.
- Kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng hàng năm của Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ: Hàng năm Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ, căn cứ vào việc phân tích từng nhóm nợ cụ thể tiến hành Lập kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng đồng thời Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch cũng nhƣ chủ động đề xuất các giải pháp để giữ đƣợc mức độ an toàn trong tín dụng và việc duy trì tỷ lệ nợ xấu hàng tháng. Ban Giám đốc đơn vị luôn quan tâm chỉ đạo và sát sao trong việc lập và theo dõi đôn đốc việc thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng, bởi vậy Kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng hàng năm của Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ luôn thực hiện tốt.
- Quy trình, công cụ quản trị rủi ro tín dụng tại tại AgribankChi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ: Tại AgribankChi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ, mỗi khoản cấp tín dụng đều đƣợc tiến hành đúng quy trình trƣớc, trong và sau khi cho vay, tất cả các khoản vay theo quy định phải tra cứu thông tin khách hàng trên hệ thống quản lý thông tin khách hàng CIC đều đƣợc thực hiện nghiêm túc, bởi vậy quy trình, công cụ quản trị rủi ro tín dụng tại tại AgribankChi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ trong giai đoạn 2016-2018 luôn thực hiện tốt.
- Hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại tại AgribankChi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ: Do đƣợc ban Giám đốc và lãnh đạo các phòng nghiệp vụ thƣờng xuyên nắm bắt phân tích tình hình thực tế chỉ đạo quyết liệt, sát sao trong việc: Hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm soát việc vận hành hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, Lãnh đạo và kiểm soát việc thực hiện các quy định, quy trình, thủ tục, chính sách tín dụng; chính sách đào tạo, tập huấn; phân công lao động phù hợp trong hệ thống quản trị rủi ro tín dụng; Lập kế hoạch đồng thời Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạchquản trị rủi ro tín dụng cũng nhƣ chủ động đề xuất các giải pháp để giữ đƣợc mức độ an toàn trong tín dụng, nên công tác quản trị rủi ro tín dụng tại tại Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ trong giai đoạn 2016- 2018 mặc dù vẫn có một số khoản cấp tín dụng bị chuyển sang nợ sấu, nợ khó đòi,
nhƣng tỷ lệ nợ sấu tại chi nhánh luôn giữ ở mức chấp nhận đƣợc và luôn thực hiện dƣới dƣới mức kế hoạch ngân hàng cấp trên giao, cho thấy hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ trong giai đoạn 2016-2018 luôn thực hiện tốt.
* Tồn tại, Hạn chế:
- Trong hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ trong giai đoạn 2016-2018, mặc dù thông qua việc thực hiện quyết liệt các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ sấu luôn duy trì và có chiều hƣớng giảm ở mức thấp so với kế hoạch của ngân hàng cấp trên giao, nhƣng vẫn còn nợ quá hạn và nợ sấu phát sinh, bên cạnh đó qua công tác phân loại nợ còn nhiều khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, dẫn đến Chi nhánh hầu nhƣ không thu đƣợc tiền lãi của các khoản nợ quá hạn và nợ sấu nói trên, mà vẫn phải chi trả phí huy động vốn, trích lập dự phòng rủi ro…làm giảm quỹ thu nhập của Chi nhánh.
* Nguyên nhân tồn tại, Hạn chế:
- Agribank Chi nhánh huyện tân Sơn Phú Thọ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp có rủi ro cao (thiên tai, dịch bệnh, mất mùa…);
- Địa bàn hoạt động rộng, dân cƣ thƣa thớt, dân trí không đồng đều, cơ sở hạ tầng (đƣờng trƣờng trạm...) còn hạn chế;
- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản chiếm tỷ lệ cao, nên việc xử lý thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, nợ xấu… gặp rất nhiều khó khăn;
- Món vay nhỏ lẻ, bởi vậy số món vay trên một cán bộ tín dụng quản lý nợ rất cao, dẫn đến việc thực hiện quy trình tín dụng đôi khi chƣa đƣợc chặt chẽ.
CHƢƠNG 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TÂN SƠN
PHÚ THỌ
3.1. Định hƣớng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ trong giai đoạn 2020 2025
3.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng:
- Khai thác tối đa tiềm năng thị trƣờng nông thôn truyền thống;
- Đầu tƣ công nghệ thông tin tạo cơ sở phát triển đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, hiện đại;
- Phát triển đầy đủ, đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, hội nhập;
- Tăng cƣờng tiếp thị khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, xây dựng hình ảnh, quảng bá thƣơng hiệu, tích cực nghiên cứu thị trƣờng nắm bắt nhu cầu của khách hàng, linh hoạt với thay đổi của thị trƣờng. Xây dựng duy trì và phát triển quan hệ khách hàng, nhất là lòng tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng;
- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập, và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao chất lƣợng tín dụng, hiệu quả hoạt động, tạo tiền đề cho phát triển bền vững;
- Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc áp dụng các thông lệ quốc tế vào công tác tổ chức quản lý và điều hành ngân hàng;
- Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, xây dựng văn hoá doanh nghiệp hƣớng tới khách hàng;
3.1.2. Định hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng hướng tới việc quản trị rủi ro tín dụng theo mô hình quản trị rủi ro tín dụng do ủy ban Basel đề ra
- Triển khai thực hiện đầy đủ các loại hình quản trị rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trƣờng…;
+ Nhận diện rủi ro; + Đo lƣờng rủi ro; + Kiểm soát rủi ro; + Theo dõi rủi ro; + Báo cáo rủi ro;
+ Đánh giá và kiểm tra rủi ro.
- Không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng;
- Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro tín dụng, đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel trên cơ sở xây dựng hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng nhƣ: Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế,… tăng cƣờng công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro tín dụng;
- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thƣờng xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận, chức năng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
3.1.3. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ
- Đảm bảo tuân thủ pháp luật Việt Nam cũng nhƣ phù hợp với thông lệ quốc tế về rủi ro tín dụng. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng chịu sự chi phối ràng buộc chặt chẽ của pháp luật, trong đó trực tiếp là Luật các tổ chức tín dụng và nhiều bộ luật và quy định pháp lý khác (Luật doanh nghiệp; Luật phòng chống rửa tiền; Luật bảo hiểm tiền gửi...) và các quy định pháp lý có liên quan khác về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng, đồng thời các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cần phải phù hợp với thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng. Do đó, khi đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và phù hợp với các thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng;
- Đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động, tổ chức và quản lý của Ngân hàng đồng thời có tính tới sự phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Mỗi một ngân hàng có các đặc điểm hoạt động, tổ chức và quản lý khác nhau, dẫn tới những yêu cầu về quản lý rủi ro tín dụng khác nhau. Do đó khi đƣa ra những giải
pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng cần xem xét tới đặc điểm tổ chức, hoạt động và quản lý của ngân hàng cũng nhƣ xu hƣớng phát triển cho phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay;
- Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cần phải dễ hiểu, dễ triển khai và dễ thực hiện, phù hợp với trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh;
- Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cần đảm bảo sự phù hợp giữa lợi ích và chi phí cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, chi phí cho hoạt động và kết quả hoạt động mang lại luôn đƣợc cân nhắc, vì vậy, việc đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng, phải đảm bảo đƣợc tính hài hòa của mối quan hệ chi phí và lợi ích.