STT Loại cam kết
Hệ số chuyển
đổi
01
- Cam kết không hủy ngang gồm: + Bảo lãnh vay;
+ Bảo lãnh thanh toán;
+ Xác nhận thƣ tín dụng; thƣ tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay; phát hành chứng khoán, chấp nhận thanh toán, trừ chấp nhận thanh toán hối phiếu thƣơng mại ngắn hạn, có bảo đảm bằng hàng hóa.
100%
02
Cam kết không hủy ngang đối với trách nhiệm trả thay của TCTD, gồm:
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; + Bảo lãnh dự thầu;
+ Bảo lãnh khác;
+ Thƣ tín dụng dự phòng, ngoại trừ thƣ tín dụng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, phát hành chứng khoán;
+ Cam kết khác có thời hạn ban đầu từ một năm trở lên.
50%
03
- Cam kết liên quan đến thƣơng mại gồm: + Thƣ tín dụng không hủy ngang;
+ Chấp nhận thanh toán hối phiếu thƣơng mại ngắn hạn, có bảo đảm bằng hàng hóa;
+ Bảo lãnh giao hàng;
+ Cam kết khác liên quan đến thƣơng mại. 04 - Thƣ tín dụng có thể hủy ngang.
- Cam kết có thể hủy ngang vô điều kiện khác. 0%
05
Hợp đồng giao dịch lãi suất:
- Có kỳ hạn ban đầu dƣới 1 năm; 0,5%
- Có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dƣới 2 năm; 1,0% - Có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên; 1,0%
(n là số năm sau kỳ hạn 2 năm) + n%
06
Hệ số chuyển đổi của hợp đồng giao dịch ngoại hối:
- Có kỳ hạn ban đầu dƣới 1 năm; 2,0%
- Có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dƣới 2 năm; 5,0% - Có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên; 5,0%
(n là số năm sau kỳ hạn 2 năm) + 3n%
Bảng 1.3. Mức độ rủi ro tƣơng ứng:
STT Tài sản “có” tƣơng ứng của từng cam kết ngoại bảng Mức rủi ro
01
Cam kết ngoại bảng đƣợc chính phủ Việt Nam, NHNN bảo lãnh thanh toán hoặc đƣợc bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, GTCG do Chính phủ, NHNN phát hành.
0%
02 Cam kết ngoại bảng đƣợc bảo đảm bằng bất động sản. 50% 03 Hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ và cam
kết ngoại bảng khác. 100%
Nguồn: Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014
- Nhận biết rủi ro trước khi cấp tín dụng
Rủi ro trƣớc khi cấp tín dụng chủ yếu tập chung vào rủi ro lựa chon đối nghịch, với các dấu hiệu nhƣ:
+ Khách hàng nôn nóng vay đƣợc tiền bằng mọi giá nhƣ sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bất thƣờng;
+ Không xem xét các điều khoản của hợp đồng một cách cẩn thận, chu đáo, dễ dãi chấp nhận các điều khoản ngân hàng đƣa ra cho dù nó có thể bất lợi cho ngƣời vay;
+ Hồ sơ vay vốn đầy đủ, cập nhật và hoàn hảo;
+ Cách ăn mặc hàng hiệu đắt tiền, chải chuốt và xe hơi sang trọng; + Sẵn sàng quà cáp cho cán bộ tín dụng;
Mặc dù khoản tín dụng chƣa đƣợc cấp nhƣng rủi ro lựa chon đối nghịch sẽ trở thành rủi ro đạo đức ngay sau khi tín dụng đƣợc cấp. Vì vậy cán bộ tín dụng cần nhận biết đầy đủ các dấu hiệu rủi ro này, và từ đó có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhƣ:
+ Kiểm tra kỹ lƣỡng lịch sử hồ sơ tín dụng khách hàng;
+ Thu thập đầy đủ thông tin chính xác vè khách hàng (từ nội bộ ngân hàng, từ CIC, từ các nguồn thông tin khác;
+ Tuyệt đối tuân thủ chặt chẽ quy trình và các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng; + Kiểm chứng bất kỳ dấu hiệu nào khả nghi theo phƣơng pháp “mắt thấy, tai nghe, tay sờ”;
+ Cán bộ tín dụng cần đƣợc học qua lớp “nhân tƣớng học” để có thể nhìn nhận, phán đoán đƣợc chính sác hơn tƣ cách của ngƣời vay.
- Nhận biết rủi ro sau khi cấp tín dụng
+ Khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng.
Khách hàng chậm trễ nộp các báo cáo tài chính;
Khách hàng chậm trễ, né tránh, cản trở việc cán bộ ngân hàng kiểm tra cơ sở SXKD; Các vi phạm hợp đồng nhƣ:
♦ Không cung cấp những thông tin bổ xung mà ngân hàng yêu cầu; ♦ Báo cáo tài chính không rõ ràng, có nhiều báo cáo tài chính khác nhau; ♦ Tự ý thay đổi mục đích tín dụng;
♦ Tự ý thay đổi mục đích sử dụng TSBĐ;
♦ Tự ý chuyển giao TSBĐ cho ngƣời khác sử dụng; ♦ Tự ý chuyển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng khác; ♦ Cung cấp tài liệu thông tin sai sự thật;
+ Dấu hiệu từ bản thân khách hàng. Các dấu hiệu tài chính.
♦ Các chỉ số thanh khoản:
=> Chỉ tiêu thanh toán tức thời giảm; => Chỉ tiêu thanh toán nhanh giảm; => Tỷ số nợ trên tổng tài sản tăng; => Chỉ tiêu khả năng trả lãi giảm; ♦ Các chỉ tiêu hoạt động:
=> Vòng quay hàng tồn kho giảm; => Kỳ thu tiền bình quân (ngày) tăng; => Vòng quay tài sản giảm;
♦ Các chỉ tiêu sinh lời:
=> Mức sinh lời trên doanh thu giảm; => Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) giảm; => Thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm. ♦ Các dấu hiệu tài chính khác:
=> Nhu câu vay vốn tăng cao so với doanh thu;
=> Thƣờng xuyên xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ hay đảo nợ; => Chậm trễ và khó khăn trong thanh toán lƣơng;
=> Phát hành séc vƣợt quá số dƣ;
=> Số dƣ tài khoản thanh toán biến động bất thƣờng và có xu hƣớng giảm;
=> Có dấu hiệu đi vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau và sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bất thƣờng;
=> Sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ cho đầu tƣ dài hạn;
=> Các khoản phải thu lớn, xuất hiện những khoản thu khó đòi; => Chậm hay không chia cổ tức;
=> Những thay đổi bất lợi về giá cổ phiếu của khách hàng; => Các khoản lỗ phát sinh làm cho vốn chủ sở hữu giảm. Các dấu hiệu phi tài chính.
=> Sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng tăng; => Thay đổi về phạm vi ngành nghề kinh doanh;
=> Mất những dây chuyền sản xuất chính, mất quyền phân phối sản phẩm hoặc nguốn cung cấp;
=> Mất nhà cung ứng chính và khách hàng lớn;
=> Số lƣợng và giá trị đơn đặt hàng hay hợp đồng giảm sút; => Khó khăn trong phát triển sản phẩm mới;
=> Khó khăn trong việc mở rộng thị phần; => Cắt giảm chi phí sửa chữa thay thế. ♦ Dấu hiệu bên trong quản trị doanh nghiệp:
=> Thay đổi bất thƣờng trong cơ cấu quản trị, điều hành doanh nghiệp; => Mâu thuẫn trong hệ thống ban điều hành và HĐQT;
=> Thuyên chuyển cán bộ thiếu lý do; => Chi phí quản lý và hành chính quá cao; => Quản lý có tính gia đình trị;
=> Có những thông tin sấu ảnh hƣởng đến Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ♦ Dấu hiệu phi tài chính khác:
=> Thay đổi mức xếp hạng tín dụng theo hƣớng sấu đi; => Có sự xuống cấp của cơ sở kinh doanh;
=> Hàng tồn kho tăng do không bán đƣợc, hƣ hỏng, lạc hậu; => Cán bộ lãnh đạo rơi vào vòng lao lý;
=> Cán bộ công nhân viên bất mãn vô kỷ luật. + Dấu hiệu bên trong ngân hàng:
Danh mục tín dụng có biểu hiện tập chung cao;
Tín dụng tăng trƣởng cao bất thƣờng trong thời gian ngắn; Tỷ lệ nợ sấu, nợ có vấn đề và quá hạn tăng;
Chính sách tín dụng ngân hàng có kẽ hở để khách hàng và cán bộ tín dụng lợi dụng; Hệ thống thông tin quản lý không đƣợc nâng cấp, để gặp sự cố hay tin tặc. + Dấu hiệu bên ngoài khách quan.
Sự bất ổn của các yếu tố kinh tế vĩ mô (Lạm phát, lãi suất, tỷ giá);
Thay đổi cơ chế, chính sách của nhà nƣớc tác động tiêu cực đến doanh nghiệp; Thiên tai nhƣ lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn, động đất sóng thần;
Chiến tranh, địch họa, biểu tình, đình công, dân biến. cƣớp bóc.
Tóm lại, những biểu hiện trực quan và rõ nét về tín dụng có vấn đề và một chính sách tín dụng kém hiệu quả gồm có:
Bảng 1.4. Những biểu hiện về tín dụng có vấn đề và một chính sách tín dụng kém hiệu quả
Các biểu hiện của tín dụng có vấn đề Các biểu hiện của chính sách tín dụng kém hiệu quả
1. Trả nợ vay không đúng cam kết trong
hợp đồng. 1. Sự lựa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi ro của họ. 2. Thƣờng xuyên xin gia hạn, điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ.
2. Chính sách cho vay phụ thuộc vào những sự kiện có thể xảy ra trong tƣơng lai (ví dụ sự hợp nhất)
3. Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới thì nợ gốc giảm xuống).
3. Cho vay trên cơ sở lời hứa của khách hàng duy trì số dƣ tiền gửi lớn.
4. Lãi suất tín dụng cao không bình
thƣờng (để bù đắp rủi ro tín dụng). 4. Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý từng khoản tín dụng. 5. Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho
tăng không bình thƣờng. 5. Tỷ lệ tín dụng cao cho khách hàng có trụ sở ngoài lãnh địa hoạt động của ngân hàng.
6. Tỷ lệ “nợ/vốn chủ sở hữu” tăng (hệ
số đòn bẩy tăng). 6. Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sót và không đồng bộ. 7. Thất lạc hồ sơ (đặc biệt là các báo
cáo tài chính của khách hàng).
7. Tỷ lệ cho vay nội bộ cao (cán bộ công nhân viên, HĐQT, Tổng Giám đốc, các cổ đông).
8. Chất lƣợng bảo đảm tín dụng thấp. 8. Có xu hƣớng quá thái trong cạnh tranh (cấp tín dụng sấu để giữ chân khách hàng)
9. Dựa vào đánh giá lại tài sản để tăng vốn chủ sở hữu của khách hàng.
9. Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ. 10. Thiếu các báo tài chính, số liệu
không trung thực. 10.Không nhạy cảm với sự thay đổi các điều kiện môi trƣờng kinh tế. 11. Khách hàng dựa vào nguồn thu bất
thƣờng để trả nợ (bán nhà xƣởng hay máy móc thiết bị)
Nguồn: “cẩm nang quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của đồng tác giả GS.TS. Nguyễn Văn Tiến – PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng. Quyết định xuất bản
* Đo lƣờng rủi ro tín dụng.
- Mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính – KRIs:
+ Phƣơng pháp định lƣợng: Đƣợc thực hiện chủ yếu căn cứ vào “tuổi nợ” tức là thời gian quá hạn của khoản nợ, chƣa chú trọng phân theo chất lƣợng của khoản nợ. Bên cạnh tiêu chí “tuổi nợ” ngân hàng còn dùng một hệ thống các tiêu chí để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng nhƣ:
Tốc độ tăng trƣởng tín dụng: Nếu chỉ tiêu nay tăng trƣởng quá nóng, có thể ngân hàng sẽ mất kiểm soát chất lƣợng tín dụng, và là tín hiệu rủi ro tín dụng sẽ tăng trong tƣơng lai;
Dƣ nợ tín dụng/tổng tài sản (hệ số sử dụng vốn): Tỷ lệ này càng cao thể hiện rủi ro tập chung tín dụng, bởi vậy ngân hàng cần đa dạng hóa danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro quá mức vào tín dụng;
Tỷ lệ nợ sấu “tổng nợ sấu/tổng dƣ nợ”: Đây là chỉ tiêu trực quan và chủ yếu phản ánh chất lƣợng danh mục tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lƣợng tín dụng càng thấp, tức rủi ro tín dụng càng cao. Tỷ lệ nợ sấu dƣới 4% đƣợc xem là chấp nhận đƣợc;
Tỷ lệ nợ quá hạn “tổng dƣ nợ quá hạn/tổng dƣ nợ”: Nợ quá hạn là nợ nhóm 2. Thông thƣờng, tỷ lệ ở mức 2% đƣợc xem là rất tốt, từ 2 – 5% đƣợc xem là rất tốt, từ 5 – 10% chấp nhận đƣợc, trên 10% là có vấn đề;
Khả năng bù đắp rủi ro “Vốn CSH + DPRR/Tổng dƣ nợ sấu”: Chỉ tiêu này càng lớn thì càng an toàn trong kinh doanh, ở mức trung bình chỉ tiêu này thƣờng là 10 lần. Tỷ trọng cho vay lĩnh vực nhạy cảm (Cho vay chứng khoán và kinh doanh bất động sản). Tổng dƣ nợ cho vay chứng khoán và kinh doanh bất động sản không quá 30% vốn tự có;
Tỷ trọng cho vay một khách hàng: Không quá 15% vố tự có;
Tổng dƣ nợ cho vay và số dƣ bảo lãnh đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 25% vố tự có;
Tổng dƣ nợ của một nhóm khách hàng có liên quan không đƣợc vƣợt quá 50% vố tự có;
+ Phƣơng pháp định tính: Để tiến hành phân loại nợ theo định tính ngân hàng phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, căn cứ vào xếp hạng của khách hàng, để phân loại nợ vào các nhóm nợ thích hợp sau:
Nhóm 1: Các khoản nợ đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Các cam kết ngoại bảng đƣợc đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.
Nhóm 2: Các khoản nợ đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Các cam kết ngoại bảng đƣợc đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết, nhƣng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.
Nhóm 3: Các khoản nợ đƣợc đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoại bảng đƣợc đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.
Nhóm 4: Các khoản nợ đƣợc đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.
Nhóm 5: Các khoản nợ đƣợc đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.