Tổng điểm Hạng tín dụng Mô tả Phân loại nợ
93-100 AAA Hạn tối ƣu
Nhóm 1 85-92 AA Hạng ƣu 77-84 A Hạng tốt 69-76 BBB Hạng khá Nhóm 2 61-68 BB Hạng trung bình khá 53-60 B Hạng trung bình 45-52 CCC Hạng trung bình yếu Nhóm 3 37-44 CC Hạng yếu 29-36 C Hạng yếu kém Nhóm 4 ≤ 28 D Hạng tồi Nhóm 5
Nguồn: “cẩm nang quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của đồng tác giả GS.TS. Nguyễn Văn Tiến – PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng. Quyết định xuất bản
Phƣơng pháp KRIs có ƣu điểm, cho biết chính xác quy mô và tỷ lệ của từng nhóm nợ, cũng nhƣ nợ sấu khó thu hồi của ngân hàng; trực quan, dễ hiểu và dễ tính toán, nhƣng có nhƣợc điểm là chỉ thể hiện đƣợc mức độ rủi ro của ngân hàng sau khi khoản tín dụng đƣợc cấp, không thể dự tính đƣợc rủi ro tại thời điểm cấp tín dụng, nên không giúp đƣợc ngân hàng trong các quyết định về mức bù rủi ro trong các quyết định tín dụng, và ngân hàng có thể giảm tỷ lệ nợ sấu bằng cách tăng dƣ nợ tín dụng, trong khi mức độ rủi ro thực tế không giảm và còn có thể tăng.
- Các mô hình theo phương pháp thống kê.
Mô hình hiện đại do lƣờng RRTD theo phƣơng pháp thống kê, khắc phục đƣợc những hạn chế của mô hình KRIs. Theo mô hình khung giá trị VaR, rủi ro tín dụng không chỉ có rủi ro do ngƣời vay không trả đƣợc nợ mà còn phát sinh rủi ro giá trị (value risk) khi ngƣời vay bị giáng hạng tín dụng, dẫn đến thị giá khoản tín dụng giảm làm phát sinh tổn thất đối với ngân hàng, trong khi chƣa có sự vỡ nợ nào xảy ra. Phƣơng pháp thống kê giúp ngân hàng lƣợng hóa rủi ro trên cơ sở đó tiến hành trích lập dự phòng rủi ro.
+ Khung đo lường rủi ro tín dụng.
Tổn thất dự tính đƣợc – EL.
EL = PD xLGD x EAD (dạng số tuyệt đối “số tiền”) (%)EL = PD xLGD x 100% (dạng số tƣơng đối “tỷ lệ %”)
Trong đó:
EL (Expected Loss): Tổn thất dự tính của khoản vay
PD: Xác suất các khoản tín dụng khách hàng không hoàn trả đƣợc (vỡ nợ) thƣờng là 1 năm.
EAD: Số dƣ tín dụng của khách hàng tại thời điểm vỡ nợ LGD: (Loss Give at Default) Tỷ lệ không thu hồi đƣợc nợ.
♦ Xác suất vỡ nợ - PD: Là xác suất (%) không trả đƣợc nợ của khách hàng, đƣợc xếp trong 1 hạng tín dụng, trong một khoảng thời gian nhất định thƣờng là 1 năm, đƣợc xác định trên cơ sở hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của m ỗi ngân hàng. ♦ Dƣ nợ tại thời điểm vỡ nợ - EAD: Đói với khoản vay có kỳ hạn thì EAD đƣợc xác định dễ ràng. Còn đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng tuần hoàn thì phức
tạp, thông thƣờng tại thời điểm không trả đƣợc nợ, khách hàng thƣờng rút vốn vay gần tới hạn mức đƣợc cấp, do đó EAD đƣợc xác định theo công thức sau:
EAD = Dƣ nợ BQ + LEQ x HMTD chƣa sử dụng BQ
Trong đó:
LEQ: Tỷ lệ (%) phần vốn đƣợc khách hàng rút thêm tại thời điểm trƣớc khi xảy ra vỡ nợ
LEQ x HMTD chƣa sử dụng BQ: Số tiền khách hàng rút thêm tại thời điểm trƣớc khi xảy ra vỡ nợ
♦ Tỷ lệ % tổn thất tín dụng khi sảy ra vỡ nợ - LGD: là tỷ lệ phần vốn bị tổn thất trên tổng dƣ nợ tại thời điểm khách hàng không trả đƣợc nợ. Có 3 phƣơng pháp đo lƣờng LGD.
(1). Phƣơng pháp dựa vào chi phí sử lý (Workout LGD):
LGD = EAD – Số tiền thu hồi + Chi phí sử lý nợ EAD
Trong đó:
Số tiền thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu đƣợc từ sử lý tài sản thế chấp, cầm cố.
Chi phí sử lý bao gồm: Các chi phí liên quan đến việc sử lý nợ nhƣ chi phí pháp lý, chi phí nhờ thu, chi phí sử lý tài sản thế chấp…
Do việc thu hồi nợ là một quá trình có thể tƣơng đối dài, nên để tính đƣợc chính xác LGD thì các giá trị xác định nó phải đƣợc chiết khấu về giá trị hiện tại. (2). Phƣơng pháp dựa vào giá trị thị trƣờng (market LGD):
LGD = Thị giá trƣớc vỡ nợ - Thị giá sau vỡ nợ Thị giá trƣớc vỡ nợ
Thị giá đƣợc tính trên cơ sở ƣớc tính của thị trƣờng bằng phƣơng pháp giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền có thể thu hồi đƣợc của khoản vay trong tƣơng lai. (3). Phƣơng pháp dựa vào giá trị thị trƣờng ngầm định (implied market LGD): Tỷ trọng tổn thất đƣợc xác định căn cứ vào giá các trái phiếu có thu nhập cố định hay các công cụ tín dụng phái sinh theo mô hình lý thuyết định giá tài sản.
Việc ƣớc lƣợng LGD cần dữ liệu lịch sử thƣờng là 7 năm (5 năm đối với khách hàng bán lẻ. Việc xây dựng mô hình ƣớc lƣợng LGD thƣờng đƣợc thực hiện bởi các tổ chức tƣ vấn chuyên nghiệp.
Tổng các tổn thất trong dự tính của từng khách hàng tạo thành tổn thất trong dự tính của toàn bộ danh mục tín dụng. trên cơ sở đó ngân hàng sẽ xây dựng chính sách định giá và trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất cho từng khoản vay, từng khách hàng và toàn bộ danh mục. Công thức xác định tổn thất trong dự tính đối với danh mục tín dụng nhƣ sau:
n Ulp = ∑ ULi
I = 1
Trong đó:
Ulp: Giá trị tổn thất trong dự tính của cả danh mục tín dụng. Uli: Giá trị tổn thất trong dự tính của khoản tín dụng i.
Tổn thất không dự tính đƣợc – UL: Tổn thất ngoài dự tính của một khoản vay là giá của độ lệch chuẩn (σ) so với giá trị trung bình EL. Nguồn để bù đắp tổn thất ngoài dự tính là từ vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Công thức tính: UL = σ (EL) = σ (PD x EAD x LGD)
Để giải phƣơng trình này cần phải biết đƣợc độ lệch chuẩn của đồng thời ba đại lƣợng là PD, EAD và LGD. Đối với PD, là đại lƣợng chỉ tồn tại ở hai trạng thái là vỡ nợ, và không vỡ nợ, do đó độ lệch chuẩn của PD sẽ là:
σ (PD) = PD(1-PD)
Đối với các khoản tín dụng kỳ hạn thì EAD là một hằng số nên độ biến thiên của nó băng 0, còn đối với LGD thƣờng đƣợc phân phối theo hàm nhị phân và có thể biến động trong chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên để đơn giản LGD đƣợc định giá là một hằng số, tức có độ biến thiên bằng 0, kết quả là phƣơng trình UL đối với một khoản tín dụng riêng lẻ đƣợc biểu thị đơn giản nhƣ sau:
♦ UL dạng số tuyệt đối (số tiền)
(%)UL = x LGD x 100% Đối với danh mục thì UL đƣợc xác đinh qua ba bƣớc:
Bƣớc 1: Xác đinh UL riêng lẻ của từng khoản vay, chƣa xem xét đến hiệu ứng của mối thƣơng quan
Bƣớc 2: Ƣớc lƣợng hệ số tƣơng quan vỡ nợ của các khoản vay riêng lẻ trong cùng một danh mục, Hệ số tƣơng quan vỡ nợ có thể đƣợc tính toán thông qua số liệu thống kê hoặc mô hình.
Bƣớc 2: Xác định tổn thất không dự tính đƣợc UL trong xem xét mối quan hệ tƣơng quan vỡ nợ giữa các khoản vay trong danh mục theo công thức:
n n
UL2p = ∑ ∑ ρ Ij Ul I UL,j I=1 J=1
Trong đó:
ULp: Tổn thất ngoài dự tính của cả danh mục tín dụng.
Ul I , UL,j: Tổn thất ngoài dự tính của từng khoản vay thứ i và j
ρ Ij : Hệ số tƣơng quan vỡ nợ giữa hai khoản vay i và j trong danh mục tín dụng.
- Các mô hình lượng hóa VaR tín dụng.
+ Mô hình CreditMetrics.
♦ Đo lƣờng VaR cho khoản vay riêng lẻ. Để tính toán thị giá của khoản vay và mức độ biến động giá trị khoản vay CreditMetrics sử dụng các số liệu đầu vào: Hạng tín dụng của khách hàng; xác suất thay đổi hạng tín dụng của khách hàng trong năm tới (ma trận chuyển hạn – the rating transition matrix); tỷ lệ thu hồi nợ từ các khoản vay vỡ nợ; mức bù rủi ro đối với các công cụ nợ.
♦ Đo lƣờng VaR cho danh mục. CreditMetrics cho phép sử dụng một trong các phƣơng pháp ƣớc lƣợng mối tƣơng quan chất lƣợng tín dụng sau:
● Sử dụng một tƣơng quan thống nhất bất biến giữa các ngƣời cho vay khác nhau; ● Dựa trên tƣơng quan xếp hạng tín nhiệm và vỡ nợ;
● Dựa trên tƣơng quan phần bù rủi ro của trái phiếu; ● Dựa trên tƣơng quan giá cổ phiếu.
Khi xác định đƣợc tƣơng quan giữa thay đổi chất lƣợng tín dụng của các khách hàng, phân phối giá trị của danh mục đƣợc xác định. VaR trong trƣờng hợp này đƣợc xác định dựa vào giá trị ngƣỡng của phân phối tƣơng ứng với mức độ tin cậy cho trƣớc (thƣờng 99,9%). Đối với một danh mục gồm rất nhiều khoản nợ trong thực tế, CreditMetrics sử dụng mô phỏng MonteCarlo để tìm ra phân phối hoàn toàn giá trị của danh mục, từ đó xác định VaR.
+ Mô hình PhortfolioManager của KMV.
KMV tính toán trực tiếp xác suất không hoàn trả của mỗi khách hàng dựa trên cách tiếp cận định giá quyền chọn của Merton (1974), xác suất này đƣợc gọi là tần suất vỡ nợ kỳ vọng EDF (Expected Default Frequency). EDF là một hàm cấu trúc vốn của công ty, mức độ biến động giá trị tài sản công ty và giá trị hiện tại của tài sản công ty.
- Mô hình định lượng: Mô hình điểm số Z; mô hình xếp hạng tín dụng của
Moody và Standard & Poor; mô hình dựa trên mức tổn thất ƣớc tính đƣợc (Expected loss).
+ Mô hình điểm số Z: Do E.Ialtman xây dựng và phụ thuộc vào các yếu tố chỉ số các yếu tố tài chính của ngƣời vay
Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngƣời vay trong quá khứ
Mô hình này đƣợc mô tả nhƣ sau:
Z = 1,2. X1 + 1,4. X2 + 3,3. X3 + 0,64. X4 + 0,999. X5
Trong đó:
X1=Vốn lƣu động thuần (= Tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn)/tổng tài sản X2 = Lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản
X3 = EBIT (Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế)/tổng tài sản X4 = Giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu/tổng nợ
X5 = Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu thuần/tổng tài sản
Trị số Z càng cao, thì ngƣời vay có xác suất với nợ càng thấp. Nhƣ vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm là một căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.
Z < 1,8: Khách hàng nằm trong vùng nguy hiểm,nguy cơ phá sản cao;
1,8< Z < 2.99: Khách hàng nằm trong vùng cảnh báo có thể nguy cơ phá sản; Z > 2.99: Khách hàng nằm trong vùng an toàn chƣa có nguy cơ phá sản;
Bất kỳ khách hàng nào có điểm số Z < 1,8 phải đƣợc xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.
Từ một chỉ số Z ban đầu, Altman phát triển thêm Z' và Z" để có thể áp dụng theo từng loại hình của doanh nghiệp.
* Xử lý giảm thiểu rủi ro tín dụng.
- Biện pháp truyền thống giảm thiểu RRTD.
+ Nguyên tắc quản lý nợ sấu:
Nguyên tắc 1: Chuyển nợ sấu xang bộ phận chuyên trách để sử lý
Nguyên tắc 2: Rà soát đánh giá một cách toàn diện hồ sơ nợ sấu, cập nhật bổ xung hồ sơ nếu cần, đặc biệt quan tâm đén tính pháp lý của hồ sơ.
Nguyên tắc 3: Tiến hành rà soát và định giá lại tất cả các tài sản bảo đảm để biết đƣợc chắc chắn giá trị hiện tại của tài sản; tài sản bảo đảm có đƣợc thế chấp cho các khoản vay khác không; có cơ hội tăng tài sản bảo đảm không…;
Nguyên tắc 4: Nắm vững tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của con nợ, đặc biệt xem khách hàng có còn khoản nợ nào khác, nợ phải trả khác ngoài ngân hàng không;
Nguyên tắc 5: Gặp gỡ trực tiếp với khách hàng để nắm vững quan hệ nội bộ của khách hàng, nhất là nội bộ ban lãnh đạo và thiện trí trả nợ của họ, tìm hiểu nguyên nhân không trả đƣợc nợ, thị phần của khách hàng trên thị trƣờng, triển vọng, ngành nghề kinh doanh;
Nguyên tắc 6: Khám phá tiềm năng của khách hàng trong việc trả nợ nhƣ có thể cắt giảm chi phí, có thể giảm hàng tồn kho, có tài sản dƣ thừa để bán, có thể gọi thêm vốn…;
Nguyên tắc 7: Hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ khách hàng trong việc hoàn trả nợ. Nợ sấu là vấn đề của ngân hàng và khách hàng, do đó cần hợp tác để sử lý. Trƣớc hết cần hợp tác xây dựng các biện pháp giảm thiểu RRTD thích hợp.
+ Biện pháp giảm thiểu RRTD: Trên cơ sở các thông tin cập nhật và kế hoạch tự
khác phục của khách hàng, ngân hàng thiết lập phƣơng án sử lý nợ nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Phƣơng án sử lý nợ gồm hai hƣớng chính là khai thác nợ hoặc thanh lý nợ. Khai thác nợ là việc tiếp tục duy trì khoản nợ (cho phép khoản nợ tồn tại) và áp dụng các biện pháp không dùng pháp luật để thu hồi nợ. Thanh lý nợ là việc yêu cầu khách hàng tuân thủ các điều khoản của hợp đồng, và áp dụng các biện pháp pháp lý nhằm thanh lý khoản nợ theo trình tự pháp luật.
Biện pháp khai thác nợ: Đối với những khoản nợ có vấn đề, nhƣng chƣa đến mức phải thanh lý theo trình tự của pháp luật, thì ngân hàng thƣờng lựa chọn áp dụng biện pháp khai thác nợ. Tùy mức độ nghiêm trọng, thiện chí trả nợ, và triển vọng phục hồi của con nợ, ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp linh hoạt để khai thác nợ nhƣ sau:
♦ Tƣ vấn cho khách hàng: Trong trƣờng hợp ngành hàng kinh doanh của khách hàng đang có triển vọng tốt, tuy gặp khó khăn trong trả nợ trƣớc mắt, nhƣng nhìn chung hoạt động của khách hàng vẫn trong tầm kiểm soát, đặc biệt khách hàng có thiện chí trả nợ cao, thì ngân hàng chỉ cần đƣa ra các biện pháp có tính chất tƣ vấn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng;
♦ Gọi vốn bổ xung: Trong trƣờng hợp khách hàng còn tiềm năng mở rộng sản xuất kinh doanh, thì ngân hàng có thể đề nghị khách hàng tăng thêm góp vốn của ngƣời lao động, ngƣời thân trong gia đình, hay bán cổ phiếu ra công chúng;
♦ Sát nhập: Nếu khách hàng là một doang nghiệp nhỏ, thì có thể sát nhập hay hợp nhất với tổ chức khác có tiềm năng hơn, qua đó tăng đƣợc khả năng hoàn trả nợ. Nếu khách hàng là doanh nghiệp tƣ nhân, thì có thể gọi thêm chủ sở hữu khác cùng góp vốn kinh doanh;
♦ Cắt giảm hoạt động sản xuất kinh doanh: Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng tinh giảm hoạt động kinh doanh, đặc biệt là cắt giảm những kế hoạch đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh chƣa cần thiết trong khi đang thiếu vốn;
♦ Tăng cƣờng thu hồi các khoản phải thu, rút ngắn kỳ thu nợ, nhất là các khoản phải thu đã quá hạn, tạo ra dòng tiền để trả nợ;
♦ Giảm thiểu hàng tồn kho: Áp dụng các biện pháp để tăng vòng quay khàng tồn kho ở mọi khâu nói chung, trong đó chú trọng khâu bán hàng bằng liệu pháp giảm giá bán hay tăng mức chiết khấu cho ngƣời mua, qua đó tăng đƣợc doanh số bán hàng;
♦ Yêu cầu bổ xung tài sản bảo đảm hoặc tìm ngƣời bảo lãnh: Việc này phải đƣợc thực hiện khi việc hoàn trả nợ định kỳ gặp khó khăn, nguồn thu biến động, giá trị tài sản bảo đảm giảm sút. Việc tăng tài sản bảo đảm đƣợc làm thành văn bản và là một bộ phận cấu thành hợp đồng tín dụng hiện hành;
♦ Cơ cấu lại nợ: Bằng các hình thức nhƣ gia hạn nợ, cấu trúc lại kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, tức tăng thời hạn ân hạn cho khoản vay;
♦ Biện pháp cho vay nuôi nợ (cho vay thêm, cho vay bổ sung): Trong một số trƣờng hợp, khách hàng hoàn toàn có tiềm năng trả nợ, tuy nhiên do các yếu tố khách quan mà khách hàng chƣa trả nợ ngay cho ngân hàng, hơn nữa để biến tiềm năng của khách hàng thành hiện thực, thì ngân hàng phải bơm vốn bổ sung. Nhìn