Nguồn: “cẩm nang quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của đồng tác giả GS.TS. Nguyễn Văn Tiến – PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng. Quyết định xuất bản
số: 266/QĐ-NXBLĐ, ngày 13/04/2017. ٭Ưu điểm của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập chung:
Thứ nhất. Quản trị rủi ro theo một hệ thống thống nhất trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trên cơ sở: Tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong hoạt động tín dụng; giảm đƣợc rủi ro chủ quan cố ý từ phía các đơn vị kinh doanh quyết định mang tính cá nhân, hoặc cố tình làm sai lách quy định.
Thứ hai. Nâng cao đƣợc tính hiệu quả, và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng trên cơ sở: Giải phóng đƣợc các công việc sử lý nghiệp vụ cho bộ phận kinh doanh, giúp các đơn vị này tiết kiệm đƣợc thời gian, sức lực, qua đó tập chung vào nhiệm vụ kinh doanh, đồng thời đội ngũ cán bộ thẩm định và phê duyệt đƣợc chuyên nghiệp hóa, sẽ giúp cho công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng của ngân hàng trở nên hiệu quả, chính xác , khách quan, và do có một bộ phận (back office) chuyên theo dõi và nhắc nợ giúp nâng cao ý thức của khách hàng vay vốn.
Thứ ba. Thiết lập và duy trì môi trƣờng quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh, nâng cao đƣợc năng lực nhận diện, đo lƣờng và giám sát rủi ro tín dụng, và là cơ sở để thiết lập chính sách quản trị rủi ro thống nhất trong toàn ngân hàng.
Thứ tư. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập chung phù hợp với ngân hàng quy mô lớn, nên trở thành xu hƣớng lựa chọ của các ngân hàng ngày nay.
٭Nhược điểm của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập chung.
Thứ nhất. Việc xây dựng và triển khai mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập chung, đòi hỏi phải đầu tƣ nhiều thời gian và sức lực. Nếu ngân hàng có quy mô nhỏ thì việc thiết lập mô hình thẩm định và phê duyệt tập chung sẽ tốn kém nhiều chi phí.
Thứ ba. Quy trình tín dụng trở nên cồng kềnh, vì phải qua nhiều công đoạn, nhiều bộ phận, dẫn đến tốn nhiều thời gian.
Thứ tư. Hệ thống công nghệ thông tin phải hiện đại, đủ mạnh về công suất và dung lƣợng, để sử lý tập trung, hoàn hảo mọi nghiệp vụ.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán: Mô hình này chƣa có sự tách bạch giữa chức năng kinh doanh, quản trị rủi ro và tác nghiệp. Trong đó phòng KHKD/tín dụng thực hiện đầy đủ ba chức năng, và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu cho một khoản tín dụng. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán, tạo cho mỗi chi nhánh ngân hàng có vị thế nhƣ một ngân hàng con trong ngân hàng mẹ, tức có tính độc lập rất cao với hội sở chính.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kểm soát Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng KH DN Lớn Phòng KH DN vừa & nhỏ Phòng KH cá nhân Phòng quản trị rủi ro tín dụng Giám đốc Vƣợt thẩm quyền trình trụ sở chính Các phòng khách hàng và phòng giao dịch Trụ sở chính
Chức năng quản trị rủi ro Chức năng kinh doanh và tác nghiệp
Phòng quản trị rủi ro tín dụng và nợ có vấn đề Cấp chi nhánh