Công tác quản trị rủi rotín dụng tạiAgribankChi nhánh huyện Tân Sơn Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tân sơn phú thọ (Trang 79 - 101)

8. Cấu trúc luận Văn

2.3. Công tác quản trị rủi rotín dụng tạiAgribankChi nhánh huyện Tân Sơn Phú

Phú Thọ giai đoạn 2016-2018

Mô hình tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ. Đƣợc triển khai theo mô hình phân tán theo nguyên tắc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị liên quan:

Phòng kế hoạch kinh doanh, phòng giao dịch: là bộ phận tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, hƣớng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ xin vay (các giấy tờ, thông tin …liên quan đến khoản vay) & kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý hợp pháp của hồ sơ do khách hàng cung cấp đồng thời thu thập các nguồn thông tin khác nhau (khai thác thông tin khách hàng trên hệ thống quản lý thông tin khách hàng CIC, đánh giá khách hàng từ chính quyền địa phƣơng, các TCTD khác, đối tác của khách hàng…) từ đó và căn cứ vào quy trình cho vay đi thẩm định thực tế đối với từng khách hàng, tiếp đến tính toán tính khả thi của dự án, phƣơng án, nguồn trả nợ, tác động môi trƣờng… , nếu đủ điều kiện thì thiết lập hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ bảo đảm tiền vay và hồ sơ tín dụng chuyển xang bộ phận kiểm soát, sau đó trình Giám đốc chi nhánh hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định khoản vay.

Bộ phận quản trị rủi ro “tổ sử lý rủi ro” tại chi nhánh: Hỗ trợ cho Ban giám đốc trong việc lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng ngừa rủi ro tín dụng, thực hiện việc theo dõi thƣờng xuyên chất lƣợng tín dụng và tiến hành phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro hàng quý, hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị kinh doanh trong việc giám sát rủi ro cũng nhƣ đề xuất giải pháp ngăn ngừa và xử lý tổn thất. Đồng thời bộ phận quản trị rủi ro cũng là đầu mối tập hợp các báo cáo giám sát rủi ro sau giải ngân.

2.3.1. Công tác nhận biết rủi ro tín dụng (nhận dạng và phân tích rủi ro tín dụng) tại Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ:

Tùy theo từng loại hình khách hàng là pháp nhân, cá nhân áp dụng cho phù hợp. Về cơ bản công tác nhận dạng và phân tích rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ đƣợc thực hiện nhƣ sau:

2.3.1.1. Nhận dạng rủi ro trước khi cho vay:

Thực hiện: Ngƣời thẩm định/ngƣời tái thẩm định

- Năng lực pháp lý của khách hàng: Từ hồ sơ pháp lý của khách hàng cung cấp, thu thập thông tin từ cơ quan chức năng, đối tác, bạn hàng của khách hàng, phƣơng tiện thông tin truyền thông và các nguồn thông tin khác, ngƣời thẩm định nhận dạng các rủi ro sau:

+ Tính tuân thủ các quy định pháp luật của khách hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh;

+ Thời hạn hoạt động còn lại đối với doanh nghiệp đầu tƣ có thời hạn; + Giấy phép hoạt động đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

+ Tính pháp lý của ủy quyền và thời hạn của ủy quyền (nếu có), tính tuân thủ của nội bộ khách hàng đối hồ sơ khách hàng cung cấp;

+ Tƣ cách đạo đức, lý lịch tƣ pháp của ngƣời đại diện pháp luật, ngƣời điều hành doanh nghiệp, ngƣời đƣợc ủy quyền;

- Năng lực tài chính của khách hàng: Từ báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh của khách hàng, thông tin thu thập từ đối tác, bạn hàng của khách hàng, thông tin từ thị trƣờng chứng khoán (đối với doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết) các nguồn thông tin khác, ngƣời thẩm định nhận dạng các rủi ro sau:

+ Khả năng về vốn, tài sản, các nguồn tài chính hợp pháp khác của khách hàng, tính hợp lý của việc phân bổ vốn đầu tƣ ngắn hạn và dài hạn;

+ Việc thực hiện góp vốn đầy đủ/không đầy đủ theo đăng ký kinh doanh (vốn điều lệ) những thay đổi của quá trình tăng, giảm vốn điều lệ, thay đổi về cơ cấu vốn góp, thành viên góp vốn, tính hợp lý của tốc độ tăng, giảm vốn điều lệ, hình thức góp vốn, tỷ lệ vốn góp của các thành viên…;

+ Tốc độ tăng trƣởng doanh thu, lợi nhuận, cơ cấu doanh thu và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh;

+ Các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, thu hồi các khoản phải thu, phải trả, việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản phải thu khó đòi, cơ cấu vốn, hệ số nợ, tình hình lƣu chuyển tiền tệ…..;

+ Chỉ số chứng khoán, thị giá cổ phiếu, số lƣợng cổ phiếu niêm yết, tính thanh khoản của cổ phiếu (đối với các doanh nghiệp có niêm yết).

- Năng lực quản lý hoạt động của khách hàng: Từ kế hoạch kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin thu thập từ đối tác, bạn hàng của khách hàng và các nguồn thông tin khác, ngƣời thẩm định nhận dạng các rủi ro sau:

+ Quy mô tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh;

+ Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm điều hành, tầm nhìn chiến lƣợc kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo;

+ Mối quan hệ với các đối tác, bạn hàng;

+ Khả năng thích ứng của khách hàng trƣớc biến động của thị trƣờng, nền kinh tế; + Kinh nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh theo phƣơng án sử dụng vốn;

- Quan hệ tín dụng của khách hàng: Từ báo cáo tài chính, thông tin thu thập từ CIC, HTXHTDNB của Agribank (nếu có) và các thông tin thu thập đƣợc, ngƣời thẩm định nhận dạng các rủi ro sau:

+ Tình hình quan hệ với các TCTD: Dƣ nợ, diễn biến các khoản vay, tình hình cơ cấu nợ, nhóm nợ, mục đích sử dụng vốn và tình hình sử dụng dịch vụ với các TCTD và với Agribank, đặc biệt đối với khách hàng vay tại nhiều chi nhánh của Agribank.

- Tài sản bảo đảm của khách hàng (đặc biệt lƣu ý đối với tài sản bảo đảm của bên thứ 3): Từ hồ sơ TSBĐ, qua kiểm tra, tiếp xúc với chủ tài sản hoặc khách hàng và các nguồn thông tin khác, ngƣời thẩm định nhận dạng các rủi ro sau:

+ Khả năng xảy ra tranh chấp đối với TSBĐ;

+ Tình trạng TSBĐ, giá trị và sự biến động giá của TSBĐ, khả năng phát mại TSBĐ; + Thời hạn, giá trị của bảo hiểm tài sản (nếu có);

- Môi trƣờng kinh doanh của khách hàng: Từ các thông tin thu thập về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng ngƣời thẩm định nhận dạng các rủi ro sau: + Mức độ cạnh tranh, sự ổn định và triển vọng phát triển, thị trƣờng đầu vào và đầu ra, mức độ nhạy cảm của ngành hàng đối với giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tính thời vụ của ngành hàng khách hàng đang sản xuất kinh doanh;

+ Các yếu tố bất lợi về môi trƣờng kinh doanh đối với ngành hàng khách hàng đang sản xuất kinh doanh;

+ Thị phần của khách hàng trong ngành, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có cùng quy mô, vòng đời của sản phẩm và các sản phẩm thay thế.

2.3.1.2. Nhận dạng rủi ro trong khi cho vay.

Thực hiện: Ngƣời quản lý nợ cho vay tại Agribank nơi cho vay

Trong quá trình giải ngân ngƣời quản lý nợ cho vay nhận dạng các rủi ro sau: - Khách hàng chƣa cung cấp đầy đủ các hóa đơn, chứng từ khi giải ngân hoặc không chứng minh đƣợc tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ;

- Khách hàng có nhu cầu giải ngân bù đắp nhƣng không phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng;

- Khách hàng đề nghị giải ngân tiền mặt nhƣng không cung cấp đƣợc các giấy tờ liên quan chứng minh nhu cầu sử dụng tiền mặt;

- Chuyển tiền thanh toán qua nhóm khách hàng là ngƣời có liên quan;

2.3.1.3. Nhận dạng rủi ro sau khi cho vay.

Thực hiện: Ngƣời quản lý nợ cho vay tại Agribank nơi cho vay

Qua theo dõi hoạt động quản trị doanh nghiệp, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, TSBĐ của khách hàng, quan hệ giao dịch của khách hàng với ngân hàng và thu thập thông tin từ cơ quan chủ quản, kiểm toán, phƣơng tiện thông tin đại chúng và các nguồn thông tin khác, ngƣời quản lý nợ cho vay nhận dạng các rủi ro sau:

- Hoạt động quản trị của khách hàng

+ Cơ cấu nhân sự chủ chốt có sự biến động, phát sinh các tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện chia tách, sát nhập, hợp nhất cổ phần hóa…; + Có khiếu nại đối với thành viên ban lãnh đạo;

- Quan hệ giao dịch của khách hàng với ngân hàng:

+ Chậm trễ thanh toán gốc lãi đến hạn, số lần cơ cấu nợ, vi phạm cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và văn bản cam kết khác giữa khách hàng và ngân hàng;

+ Khách hàng thiếu hợp tác trong việc cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính;

+ Khách hàng có dấu hiệu sử dụng vốn sai mục đích;

- Tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

+ Sự thay đổi về chính sách của nhà nƣớc đối với ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng hoặc khách hàng có sự thay đổi về lĩnh vực kinh doanh chính, lĩnh vực có thế mạnh;

+ Thị phần của khách hàng có dấu hiệu suy giảm do các vấn đề liên quan đến chất lƣợng sản phẩm hoặc do các vấn đề liên quan đến thị trƣờng, cạnh tranh, lƣu thông, phân phối sản phẩm;

+ Một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất thƣờng nhƣ: Doanh thu, hàng tồn kho, các khoản phải thu phải trả …;

+ Khách hàng không hoàn thành các nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội, chi lƣơng; + Giá cả nguyên vật liệu đầu vào của khách hàng có biến động mạnh theo hƣớng tăng cao;

+ Nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của khách hàng phụ thuộc vào một, hay một số ít nhà cung cấp đang gặp khó khăn;

- Tài sản bảo đảm của khách hàng

+ TSBĐ có biến động về giá trị, số lƣợng;

+ TSBĐ phát sinh tranh chấp, chủ TSBĐ từ chối trách nhiệm bảo đảm hoặc có biến động về thông tin của TSBĐ;

2.3.1.4. Theo dõi rủi ro tín dụng.

- Định kỳ hàng quý ngƣời quản lý nợ cho vay thực hiện phân loại nợ từng khoản vay theo quy định phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của Agribank.

Trên cơ sở kết quả phân loại nợ từng khoản vay, chi nhánh đánh giá mức độ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: đầy đủ/chƣa đầy đủ của từng khách hàng, của toàn chi nhánh và lập báo cáo phân loại nợ theo quy định.

- Theo dõi, phân tích xác định mức độ suy giảm chất lƣợng tín dụng đối với từng khoản nợ.

+ Định kỳ hàng quý ngƣời quản lý nợ cho vay sử dụng kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng trên HTXHTDNB và các thông tin thu thập đƣợc để theo dõi, phân tích xác định mức độ suy giảm chất lƣợng tín dụng;

+ Sau khi xác định mức độ suy giảm chất lƣợng tín dụng, giá trị TSBĐ của khoản nợ, tùy từng mức độ suy giảm chất lƣợng tín dụng của khoản nợ, ngƣời quản lý nợ cho vay tiếp xúc khách hàng để thu thập thông tin phục vụ cho việc theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng, lập báo cáo và có ý kiến đề xuất đối với từng khoản nợ trình ngƣời kiểm soát nợ cho vay;

+ Ngƣời kiểm soát nợ cho vay có ý kiến và trình ngƣời quyết định cho vay quyết định tiếp tục theo dõi hoặc chuyển sang thực hiện theo phƣơng án xử lý nợ có vấn đề.

(Nguồn: Phụ lục: PL-RR07/PN “Hướng dẫn nhận dạng rủi ro tín dụng- Quyết định 838/QĐ-NHNo-KHL ngày 25/05/2017 của Tổng Giám đốc Ngân hàng nông

nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”

2.3.2. Công tác đo lường rủi ro tín dụng

Tại Agribank chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ, công tác đo lƣờng rủi ro tín dụng, áp dụng theo mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính – KRIs, và Mô hình định lƣợng điểm số Z;

2.3.2.1. Áp dụng theo mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính – KRIs;

(1). Phƣơng pháp định lƣợng.

* Thực hiện quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên Agribank V/v “ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank”, Agribank chi nhánh huyện Tân Sơn Phú Thọ thực hiện chủ yếu căn cứ vào “tuổi nợ” tức là thời gian quá hạn của khoản nợ, (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng). Việc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng đối với khách hàng đƣợc phân theo năm nhóm nợ sau:

- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Nợ trong hạn và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

+ Nợ quá hạn dƣới 10 ngày, và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn, và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

+ Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1, theo nợ đƣợc phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn, trong các trƣờng hợp sau đây:

 Đối với nợ quá hạn, Agribank nơi cấp tín dụng thực hiện phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

♦ Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn), và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu ba tháng, đối với nợ trung và dài hạn, một tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;

♦ Có tài liệu hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

♦ Agribank nơi cấp tín dụng có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng kỳ hạn.

 Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Agribank nơi cấp tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: ♦ Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu ba tháng, đối với nợ trung và dài hạn, một tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn đƣợc cơ cấu lại;

♦ Có tài liệu hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

♦ Agribank nơi cấp tín dụng có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã đƣợc cơ cấu lại.

- Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; + Nợ điều chỉnh nợ lần đầu;

+ Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 do đƣợc phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn; nợ đƣợc phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn;

- Nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; + Nợ gia hạn nợ lần đầu;

+ Nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi, do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

+ Nợ thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây chƣa thu hồi đƣợc trong thời gian dƣới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

 Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 điều 126 luật các tổ chức tín dụng;

 Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 điều 127 luật các tổ chức tín dụng;  Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 điều 128 luật các tổ chức tín dụng; + Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra.

+ Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3, theo nợ đƣợc phân loại vào nhóm nợ có rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản trị rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tân sơn phú thọ (Trang 79 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)