tổng thể trong quản lý rủi ro. Cơ quan giám sát phải hƣớng dẫn việc đánh giá độc lập về chiến lƣợc, chính sách, quy trình và tập quán ngân hàng trong việc cấp tín dụng và quản lý thƣờng xuyên danh mục tín dụng. Cơ quan giám sát phải cân nhắc thiết lập các giới hạn thận trọng để hạn chế rủi ro cho ngân hàng, đối với từng khách hàng hay nhóm khách hàng liên quan.
1.3.1.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng (quy trình)
* Nhận biết rủi ro tín dụng: Các ngân hàng thƣờng nhận biết rủi ro tín dụng thông qua các dấu hiệu sau:
- Nhận biết rủi ro tín dụng qua mức độ tài sản có chịu rủi ro: Theo quy định tại thông tƣ 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, mức độ rủi ro của tài sản có để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trong đó chủ yếu là các hạng mục cấp tín dụng, đƣợc quy định tóm tắt nhƣ sau:
+ Tài sản nội bảng:
Bảng 1.1. Bảng nhận biết rủi ro tín dụng qua múc độ tài sản có nội bảng chịu rủi ro rủi ro
STT Loại tàn sản Mức
rủi ro
01
Tiền mặt, vàng, tiền gửi tại NHCS để cho vay đối tƣợng chính sách; nợ của chính phủ và NHNN; chiết khấu GTCG do TCTD phát hành; nợ đƣợc bảo đảm bằng tiền mặt; ký quỹ, GTCG do Chính Phủ, NHNN phát hành; nợ của Chính Phủ Trung ƣơng và NHTW các nƣớc OECD; nợ đƣợc bảo đảm bằng chứng khoán của Chính Phủ trung ƣơng các nƣớc OECD hoặc đƣợc bảo lãnh bởi Chính phủ các nƣớc OECD;
0%
02
- Nợ của các TCTD khác;
- Nợ của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; nợ bằng ngoại tệ của Chính Phủ Việt Nam và NHNN;
- Nợ bằng ngoại tệ đƣợc bảo đảm bằng GTCG do chính TCTD phát hành; nợ đƣợc bảo đảm bằng GTCG do TCTD khác thành lập tại Việt Nam phát hành;
- Nợ của tổ chức tài chính Nhà nƣớc; nợ đƣợc bảo đảm bằng GTCG do các tổ chức tài chính nhà nƣớc phát hành;
- Kim loại quý (trừ vàng), đá quý;
- Nợ của tổ chức tài chính quốc tế, và nợ của các tổ chức này bảo lãnh; thanh toán, hoặc đƣợc bảo đảm bằng chứng khoán do các tổ chức này phát hành;
- Nợ của ngân hàng đƣợc thành lập ở các nƣớc OECD, và nợ đƣợc bảo lãnh thanh toán bởi các ngân hàng này.
- Nợ của công ty chứng khoán đƣợc thành lập ở các nƣớc ECD, có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn, trên cơ sở rủi ro và nợ đƣợc các công ty này bảo lãnh thanh toán;
- Nợ của ngân hàng đƣợc thành lập ngoài các nƣớc OECD, có thời hạn còn lại dƣới 1 năm và nợ có thời hạn còn lại dƣới 1 năm đƣợc các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán.
03
- Các khoản đầu tƣ dự án theo hợp đồng của công ty tài chính theo quy định về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính;
- Nợ có bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay hoặc những tài sản này đƣợc bên vay cho thuê, nhƣng bên thuê đồng ý cho bên cho thuê dùng làm tài sản thế chấp trong thời gian thuê;
50%
04
- Góp vốn, mua cổ phần (trừ góp vốn, mua cổ phần vào công ty con).
- Nợ của ngân hàng ở nƣớc không thuộc OECD có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên, và nợ có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên đƣợc ngân hàng này bảo lãnh thanh toán;
- Nợ chính quyền Trung ƣơng của nƣớc không thộc OECD, trừ trƣờng hợp cho vay bằng đồng bản tệ, và nguồn cho vay cũng bằng đồng bản tệ của nƣớc đó.
100%
05 - Cho vay công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của
TCTD. 150%
06
- Cho vay để đầu tƣ chứng khoán; - Cho vay các công ty chứng khoán; - Cho vay kinh doanh bất động sản.
250%
Nguồn: Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014
+ Cam kết ngoại bảng:
Tài sản “có” tƣơng ứng của cam kết ngoại bảng tính theo mức độ rủi ro đƣợc xác định theo hai bƣớc sau:
Bƣớc 1: Chuyển giá trị theo cam kết ngoại bảng thành giá trị tài sản “có” tƣơng ứng theo mức độ hệ số chuyển đổi.
Bƣớc 2: Nhân giá trị tài sản “có” tƣơng ứng của từng cam kết ngoại bảng với mức độ rủi ro tƣơng ứng.