Nhận thức của nhà quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tài chính - Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (Trang 26 - 30)

Việc nhận diện, đánh giá nguy cơ tiềm tàng, mức độ, tính chất nguy hiểm của rủi ro, việc xây dựng chƣơng trình và chính sách chủ động phòng ngừa rủi ro ngày nay đã trở thành một trong số các nhiệm vụ trung tâm của nhà quản trị doanh nghiệp. Do vậy, nhận thức của nhà quản trị là một trong các nhân tố quan trọng quyết định đến công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

1.3.3.3. Sự phát triển thị trƣờng các sản phẩm phái sinh

Thị trƣờng các sản phẩm phái sinh ra đời và phát triển đã cung cấp cho các doanh nghiệp những công cụ có khả năng phòng ngừa rủi ro một cách chủ động và hiệu quả. Sự phát triển của thị trƣờng này đã tác động đến việc xây dựng tâm lý phòng ngừa rủi ro trong toàn thể xã hội và cộng đồng các doanh nghiệp. Doanh

nghiệp Nhà xuất bản tuy có nhiều hạn chế trong việc sử dụng các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro, nhƣng sự phát triển của thị trƣờng này có tác động lớn đến việc nâng cao ý thức về phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp Nhà xuất bản. 1.3.4. Chƣơng trình quản trị rủi ro

Rủi ro có thể xuất hiện theo những hình thức khác nhau tùy theo từng giai đoạn và đặc điểm ngành nghề, quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Việc thiết lập một chƣơng trình quản trị rủi ro phù hợp là một cách để bảo vệ doanh nghiệp khỏi mắc phải những vấn đề không may có thể xảy đến bất cứ lúc nào. “Nội dung cơ bản của một chƣơng trình quản trị rủi ro phải bao gồm việc kết hợp chuyển đổi linh hoạt các quyết định kinh doanh với dự báo giá cả và sử dụng các công cụ tài chính hiện đại, đƣợc thực hiện bởi một bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro ở doanh nghiệp

* Một chƣơng trình quản trị rủi ro hoàn chỉnh phải đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể sau: - Xây dựng các nguyên tắc, quy định nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch kinh doanh có tính nhất quán và có thể kiểm soát.

- Hỗ trợ cho nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ra quyết định đúng đắn, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ƣu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo về hoạt động kinh doanh, môi trƣờng kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.

- Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp; bảo vệ và làm gia tăng giá trị cũng nhƣ hình ảnh doanh nghiệp.

- Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực của doanh nghiệp. - Tối ƣu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

* Một chƣơng trình quản trị rủi ro hoàn chỉnh phải thể hiện đƣợc những nội dung cụ thể sau: Xác định rủi ro, mô tả rủi ro, phân tích rủi ro, lƣợng hóa rủi ro, xếp hạn rủi ro, đánh giá rủi ro, lập báo cáo vể rủi ro, xử lý rủi ro, theo dõi và rà soát quy trình quản lý rủi ro.

1.3.5. Các phƣơng thức quản trị rủi ro

- Quản trị rủi ro chủ động: Là phƣơng thức quản trị rủi ro thông qua các chƣơng trình, chính sách của doanh nghiệp nhằm phòng ngừa những rủi ro ngay từ khi chúng còn tiềm ẩn. Các chính sách quản trị rủi ro thực hiện vừa giúp doanh nghiệp

chủ động né tránh rủi ro, giới hạn tác động rủi ro trong phạm vi có thể chấp nhận đƣợc, từ đó giúp doanh nghiệp tránh đƣợc các rắc rối và khó khăn, đồng thời có thể biến các rủi ro thành cơ hội và làm tăng giá trị doanh nghiệp.

- Quản trị rủi ro thụ động: Là các biện pháp đối phó, khắc phục những hậu quả sau khi rủi ro đã xảy ra. Tất nhiên khi rủi ro đã xảy ra, tổn thất đã rõ ràng, các giải pháp khắc phục sẽ khó có đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.

1.3.6. Các công cụ phòng ngừa rủi ro

Trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thƣơng mại, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, thế giới ngày càng trở nên “phẳng hơn”, sự lƣu thông và dịch chuyển các nguồn tài chính cũng nhƣ các loại hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn, nhƣng chính vì thế mà sự bất ổn cũng cao hơn, rủi ro cũng nhiều hơn và ngày càng trở nên khó dự báo hơn. Trƣớc tình hình đó, thị trƣờng xuất hiện nhu cầu về các phƣơng thức quản trị rủi ro một cách năng động và chủ động hơn. Các công cụ phòng ngừa rủi ro cho phép các doanh nghiệp có thể chuyển giao trực tiếp các rủi ro tài chính cho bên thứ ba sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó. Tùy theo đặc điểm ngành nghề hoạt động của mình, các doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ quản trị rủi ro khác nhau, nhƣng chủ yếu là để quản trị các rủi ro liên quan đến độ bất ổn của lãi suất, của giá cả hàng hóa và của tỷ giá. Các công cụ quản trị rủi ro chủ yếu và phổ biến hiện nay bao gồm:

- Hợp đồng kỳ hạn (forwards): là loại công cụ quản trị rủi ro ra đời sớm nhất, đơn giản nhất trong các sản phẩm phái sinh, xuất phát từ nhu cầu quản trị rủi ro những bất ổn liên quan đến giá cả hàng hóa. Đây là loại hợp đồng giữa hai bên - ngƣời mua và ngƣời bán - để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tƣơng lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay.

- Hợp đồng giao sau (future): cũng là một loại công cụ quản trị rủi ro do bất ổn về giá cả hàng hóa, là hợp đồng giữa hai bên ngƣời mua và ngƣời bán để mua hoặc bán tài sản vào một ngày tƣơng lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Hợp đồng giao sau là sự phát triển của hợp đồng kỳ hạn và có nhiều đặc điểm giống hợp đồng

kỳ hạn, nhƣng loại hợp đồng này đƣợc giao dịch trên thị trƣờng có tổ chức, gọi là sàn giao dịch giao sau.

- Quyền chọn (optyons): dùng công cụ này để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, giá cổ phiếu trong tƣơng lai. Thực chất Optyons là hợp đồng giữa ngƣời mua và ngƣời bán, trong đó cho ngƣời mua quyền nhƣng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào ngày trong tƣơng lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Ngƣời mua quyền chọn trả cho ngƣời bán một số tiền gọi là phí quyền chọn. Ngƣời bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo điều khoản của hợp đồng nếu ngƣời mua muốn thế. Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call), một quyền chọn bán một tài sản gọi là quyền chọn bán (put). Hầu hết các quyền chọn chúng ta quan tâm là mua bán các loại tài sản tài chính chẳng hạn nhƣ các loại ngoại tệ, cổ phiếu, trái phiếu… Bản thân cổ phiếu cũng là quyền chọn trên tài sản công ty. Quyền chọn cũng có những nét giống với một hợp đồng kỳ hạn nhƣng quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện giao dịch còn ngƣời sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắt buộc phải thực hiện giao dịch. Hai bên trong hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ phải mua và bán hàng hoá, nhƣng ngƣời nắm giữ quyền chọn có thể quyết định mua hoặc bán tài sản với giá cố định nếu giá trị của nó thay đổi.

Quyền chọn trên hợp đồng giao sau là một kết hợp của thị trƣờng giao sau và thị trƣờng quyền chọn. Quyền chọn trên thị trƣờng giao sau cho ngƣời mua quyền đƣợc mua hoặc bán một hợp đồng giao sau vào một ngày trong tƣơng lai với giá cố định vào ngày hôm nay.

- Hoán đổi (swaps): sử dụng công cụ này nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá, lãi suất hoặc cả hai. Hoán đổi là Hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền, một giao dịch mà cả hai bên đồng ý thanh toán cho bên còn lại một chuỗi các dòng tiền trong một khoảng thời gian xác định. Ví dụ, một bên đối tác đang nhận đƣợc một dòng tiền từ một khoản đầu tƣ, nhƣng lại thích một loại đầu tƣ khác với dòng tiền mà mình đang thụ hƣởng. Bên đối tác này sẽ liên lạc với một bên thƣờng là một công ty hoạt động trên OTC, và họ sẽ thực hiện vị thế đối nghịch trong giao dịch. Tuỳ thuộc vào lãi suất hay giá sau đó thay đổi nhƣ thế nào mà một bên sẽ thu đƣợc

lợi nhuận hay là bị lỗ. Lãi của bên này chính là lỗ của bên kia. Có 4 loại hoán đổi là hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi chứng khoán và hoán đổi hàng hoá. Cũng giống nhƣ hợp đồng kỳ hạn, các hoán đổi cũng gánh chịu những rủi ro nếu một bên bị vỡ nợ. Hoán đổi đƣợc xem nhƣ là kết hợp giữa các hợp đồng kỳ hạn. Nó là cải tiến tài chính mới nhất nhƣng về thực chất không phức tạp hơn một danh mục các hợp đồng kỳ hạn và rủi ro tín dụng hiện diện trong hoán đổi cũng có phần thấp hơn so với rủi ro tín dụng của hợp đồng kỳ hạn có cùng kỳ hạn.

Trong thị trƣờng tài chính, các sản phẩm phái sinh là hàng hoá đƣợc giao dịch, bản thân các sản phẩm này cũng mang lại lợi nhuận hoặc thua lỗ cho ngƣời mua và bán (với ý nghĩa là nhà đầu cơ). Bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh, doanh nghiệp có thể chuyển rủi ro mà họ không mong muốn cho các đối tác khác.

Hiện nay, tuy còn đơn sơ nhƣng thị trƣờng Việt Nam cũng đã triển khai một vài công cụ cho các doanh nghiệp có thể phòng ngừa rủi ro cho mình nhƣ: các quyền chọn tiền tệ (Optyons), hoán đổi (Swaps)

Tuy các sản phẩm phái sinh là những công cụ quản trị rủi ro hiệu quả, nhƣng do yêu cầu về quy mô hợp đồng giao dịch và chi phí bỏ ra, việc sử dụng các công cụ này để quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp Nhà Xuất bản cũng rất hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tài chính - Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)