- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh (22.902.390.013) Thu nhập từ hoạt động bất động sản 5.614.539
3.2.1. Nhận thức về rủi ro trong các đơn vị thành viên của Nhà xuất bản
Để có đánh giá tin cậy về thực trạng rủi ro và nhận thức về rủi ro trong Nhà xuất bản, từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2015, tác giả đã gặp và phỏng vấn trực tiếp đại diện hai mƣơi sáu đơn vị thành viên của Nhà xuất bản thuộc nhóm doanh nghiệp hàng đầu ngành xuất bản Việt Nam hiện nay. Các đại diện là Giám đốc tài chính, Trƣởng phòng tài chính hoặc Kế toán trƣởng của doanh nghiệp.
Trong số 26 doanh nghiệp điều tra, 11 doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán HNX và có số vốn hoạt động từ 50 - 200 tỷ đồng.
Với câu hỏi: "Doanh nghiệp của Anh (chị) đã bao giờ gặp rủi ro tài chính?", đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3.4 - Thống kê thăm dò thực trạng rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp
Số đại diện doanh nghiệp tham gia trả lời: 20
1 Chƣa bao giờ gặp rủi ro tài chính 0
2 Có gặp nhƣng rủi ro nhƣng không gây thiệt hại đáng kể 12
3 Có gặp rủi ro tài chính và bị thiệt hại đáng kể 8
động có rủi ro, nhƣng rủi ro nhỏ, thiệt hại không lớn và không ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp. Có 08 đại diện doanh nghiệp trả lời doanh nghiệp đã từng gặp rủi ro bị thiệt hại khá lớn, phải mất nhiều thời gian để khắc phục. Điều đáng chú ý là thời điểm xảy ra rủi ro đối với 8 doanh nghiệp này có 2 trƣờng hợp xảy ra trong năm 2012, 2 trƣờng hợp năm 2011 và 1 trƣờng hợp năm 2013.
Có thể giải thích phần lớn các rủi ro mà các doanh nghiệp gặp phải do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tăng cao và đặc biệt là nợ công tăng cao, đầu tƣ cho toàn xã hội giảm dẫn đến tồn kho tăng cao trong đó có các sản phẩm sách và thiết bị giáo dục.
Với câu hỏi: "Loại rủi ro tài chính nào doanh nghiệp của Anh (chị) thường gặp nhất trong các rủi ro tài chính sau đây?” (Bảng 3.5)
Trong bảng kết quả điều tra trên, tác giả đƣa ra 5 loại rủi ro phổ biến để các đại diện doanh nghiệp lựa chọn loại rủi ro mà doanh nghiệp mình thƣờng găp nhất. Đối với rủi ro từ đối tác giao dịch sẽ bao gồm rủi ro tín dụng ngƣời mua và ngƣời bán, ít gặp nhất là điểm 1 và thƣờng gặp nhất là điểm 5. Số ý kiến đồng ý sẽ đƣợc nhân với số điểm tƣơng ứng, cộng lại và chia trung bình cho tổng số ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn.
Bảng 3.5 - Thống kê thăm dò loại rủi ro tài chính doanh nghiệp thường gặp TT Loại rủi ro tài chính Thang điểm và số ý kiến đồng ý Điểm TB
1 2 3 4 5
1 Rủi ro lãi suất 0 2 3 7 8 4.05
2 Rủi ro thay đổi tỷ giá 3 6 4 3 4 2.95
3 Rủi ro giá cả hàng hóa 2 4 9 3 2 2.95
4 Rủi ro từ đối tác giao dịch 1 2 4 7 6 3.75
5 Rủi ro khác 14 6 0 0 0 1.3
Kết quả thống kê cho thấy: Rủi ro từ biến động lãi suất thƣờng gặp nhất với điểm số trung bình là 4,05 điểm, tiếp theo là rủi ro từ đối tác giao dịch 3,75 điểm, đứng thứ 3 và thứ 4 là rủi ro tỷ giá và rủi ro giá cả hàng hóa cùng 2,95 điểm và cuối
cùng là rủi ro khác 1,30 điểm.
Số đại diện doanh nghiệp trả lời đã từng chịu rủi ro, nhƣng thiệt hại không lớn (trong câu hỏi a) hầu hết trả lời rằng rủi ro thƣờng gặp nhất là từ lãi suất, tiếp đến đối tác giao dịch, rủi ro giá cả hàng hóa, tỷ giá. Trong khi đó 8 đại diện doanh nghiệp đã chịu rủi ro và bị tổn thất, thì lại cho rằng thƣờng gặp nhất là rủi ro lãi suất, tiếp là giá cả hàng hóa, tỷ giá và sau nữa là các rủi ro khác.
Loại rủi ro thường gặp
4.05 2.95 2.95 2.95 2.95 3.75 1.3 0 0.5 1 1.52 2.5 3 3.54 4.5
Lãi suất Thay đổi tỉ giá Giá cả hàng hoá Đối tác giao dịch Rủi ro khác Loại rủi ro Đ iể m t run g bì nh
Biểuđồ 3.1 - Loại rủi ro tài chính doanh nghiệp thường gặp
Kết quả điều tra cho phép nhận định: Rủi ro từ biến động lãi suất và từ các đối tác giao dịch là phổ biến với doanh nghiệp Nhà xuất bản với mức độ tổn thất thì khác nhau, rủi ro từ giá cả hàng hóa biến động trên thị trƣờng với mức độ thƣờng xuyên thấp hơn là rủi ro từ đối tác giao dịch nhƣng con số thiệt hại lớn và rõ ràng hơn. Thiệt hại từ biến động giá nguyên liệu giấy năm 2010-2011 là một ví dụ, có doanh nghiệp bị giảm đến 7- 8% lợi nhuận cả năm. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phó giáo sƣ - Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trang về quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam: Rủi ro lãi suất và giá cả hàng hóa cùng với rủi ro tỷ giá là 3 loại rủi ro tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp.
cảm thấy quan ngại về khả năng rủi ro tài chính gây tổn thất cho doanh nghiệp?" (bảng 3.6) đã thu được kết quả như sau:
Kết quả phỏng vấn hầu hết đại diện doanh nghiệp đều cảm thấy quan ngại về khả năng rủi ro có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp. Với đà hòa nhập vào kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay, những biến động từ các nƣớc trên thế giới nhất là những nƣớc có nền kinh tế lớn sẽ ảnh hƣởng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn đến các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Nhà xuất bản nói riêng.
Bảng 3.6 - Thống kê thăm dò mức độ quan ngại rủi ro tài chính
TT Số đại diện doanh nghiệp tham gia trả lời: 20
1 Không quan ngại 0
2 Bình thƣờng 0
3 Rất quan ngại 20
Với câu hỏi: "Loại rủi ro tài chính nào doanh nghiệp của Anh (chị) quan ngại nhất trong các rủi ro tài chính sau đây", đã thu được kết quả như sau:
Kết quả thống kê cho thấy: Rủi ro từ biến động lãi suất gây nhiều quan ngại nhất với điểm số trung bình là 4,55 điểm, tiếp theo là rủi ro từ tỷ giá với số điểm là 4,10; rủi ro giá cả hàng hóa đứng thứ 3 với 2,65; thứ 4 là rủi ro khác với hệ số điểm trung bình là 2,00 và đứng cuối cùng là rủi ro từ đối tác giao dịch với 1,70 điểm.
Bảng 3.7 - Thống kê thăm dò loại rủi ro tài chính doanh nghiệp quan ngại: TT Loại rủi ro tài chính Thang điểm và số ý kiến đồng ý Điểm TB
1 2 3 4 5
1 Rủi ro lãi suất 0 0 0 9 11 4.55
2 Rủi ro thay đổi tỷ giá 0 0 6 6 8 4.1
3 Rủi ro giá cả hàng hóa 2 8 6 3 1 2.65
4 Rủi ro từ đối tác giao dịch 10 6 4 0 0 1.7
đứng ở vị trí cao nhất trong mối lo lắng về những thiệt hại do biến động lãi suất gây nên và tỷ giá xếp kế tiếp với 4,10 điểm. Phải chăng các doanh nghiệp này thiếu niềm tin trong chính sách điều hành lãi suất cũng nhƣ tỷ giá của chính phủ trong thời gian qua?
Có thể nhận ra rằng những năm gần đây, biên độ thay đổi của lãi suất năm trƣớc và năm sau rất lớn (tƣơng đƣơng 50%-100% nhƣ năm 2010-2011). Nhƣ vậy, một doanh nghiệp vay vốn đầu tƣ dài hạn phải gánh chịu rủi ro tài chính rất lớn.
Vay với chi phí cao và huy động vốn có giới hạn luôn gây khó khăn đáng kể cho các doanh nghiệp Nhà xuất bản với chu kỳ kinh doanh theo vụ mùa từ 6 tháng đến hơn 1 năm. Chu kỳ kinh doanh dài cần có kế hoạch dự trữ hàng tồn kho hợp lý, nên thiếu vốn sẽ gây áp lực lên cả chính sách bán hàng trong năm của doanh nghiệp. Điều đó cũng có thể giải thích vì sao đại diện các doanh nghiệp Nhà xuất bản quan ngại nhất vẫn là biến động lãi suất và tỷ giá.
Rõ ràng có sự khác biệt về rủi ro trong đối tác giao dịch đã xảy ra và dự kiến trong tƣơng lai. Phải chăng doanh nghiệp Nhà xuất bản đã tìm ra cách thức để hạn chế rủi ro này? Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, trong những năm vừa qua việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn cũng mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Các công ty cổ phần bán cổ phần ƣu đãi hoặc dành cho hệ thống các nhà phân phối những quyền góp vốn hoặc ƣu tiên mua cổ phần mà thực chất là chuyển nhà phân phối thành cổ đông nhằm tăng cƣờng sự gắn kết với nhà phân phối. Điều này giúp doanh nghiệp giải quyết 2 vấn đề quan trọng đó là giảm thiểu rủi ro về tín dụng khi Đại lý mất khả năng thanh khoản và đồng thời giảm rủi ro do sử dụng đòn cân nợ, mở rộng nguồn lực tài chính có giới hạn của doanh nghiệp. Trƣớc đây, rủi ro do khách hàng mất khả năng thanh toán thƣờng xảy ra do chƣa thể thẩm định năng lực tài chính của khách hàng một cách hiệu quả vì vậy việc thua lỗ hoặc do chiếm dụng vốn thƣờng diễn ra dẫn đến những thiệt hại tài chính đáng kể. Việc các nhà phân phối trở thành cổ đông đã hạn chế phần lớn rủi ro từ đối tác giao dịch và hiện chỉ xếp vị trí cuối cùng trong 5 rủi ro đáng quan ngại của các đại diện doanh nghiệp.
nghiệp tƣ nhân, sách lậu là đáng ngại hơn cả, tiếp đến là chính sách thuế mang lại sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng … cũng gây ra những tổn thất.
Mức quan ngại về các loại rủi ro 4.55 4.1 2.65 1.7 2 0 1 2 3 4 5
Lãi suất Thay đổi tỉ giá Giá cả hàng hoá Đối tác giao dịch Rủi ro khác Loại rủi ro Đ iể m t run g bì nh
Biểu đồ 3.2 - Mức quan ngại về các loại rủi ro tài chính của doanh nghiệp
Về thực trạng quản trị rủi ro trong doanh nghiệp Nhà Xuất bản, kết quả phỏng vấn điều tra đối với đại diện 20 đơn vị cũng đã thu đƣợc một số thông tin sau:
Đối với câu hỏi: “Anh(chị) có cho rằng rủi ro tài chính có thể nhận diện, dự báo và nếu có quản trị rủi ro tài chính tốt có thể hạn chế được rủi ro?”, kết quả như sau:
Bảng 3.8 - Thống kê thăm dò ý kiến về tác dụng của quản trị rủi ro tài chính
TT Số đại diện doanh nghiệp tham gia trả lời: 20
1 Có thể quản lý, giảm thiểu đƣợc 8
2 Có thể, nhƣng khó thực hiện 12
3 Không có tác dụng 0
Kết quả trên cho thấy thực trạng là đa số đại diện doanh nghiệp Nhà xuất bản cho rằng rủi ro là điều có thể nhận diện, dự báo và tác dụng của quản trị rủi ro là giảm thiểu đáng kể tổn thất. Điều này khá phù hợp với thực tế hiện nay, hầu hết các trƣởng phòng tài chính, kế toán trƣởng của doanh nghiệp Nhà xuất bản có kiến thức cơ bản về quản trị rủi ro nhƣng chƣa thật sự sâu sát và thiếu kinh nghiệm tổ chức quản trị rủi ro.
chƣa tin tƣởng vào nhân sự mình đang có để có thể xác lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro. Tuy nhiên điều có thể hy vọng là một tỷ lệ lớn (100%) đại diện các doanh nghiệp cho rằng có thể (mặc dù 60% cho rằng khó thực hiện) quản trị, hạn chế đƣợc rủi ro. Nhƣ vậy nếu thuyết phục đƣợc lãnh đạo doanh nghiệp tiến hành quản trị rủi ro bằng những lợi ích thiết thực thì ít nhất 40% doanh nghiệp Nhà xuất bản vẫn còn có niềm tin nhất định với công tác quản trị rủi ro để có thể tối thiểu hóa thiệt hại từ những rủi ro có thể gây ra.
Đối với câu hỏi: “Doanh nghiệp của Anh(chị) có bộ phận kiểm soát nội bộ không?”, kết quả như sau:
Trong doanh nghiệp hiện nay, bộ phận kiểm soát nội bộ thƣờng đảm nhiệm vai trò rà soát và phân tích rủi ro cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp có bộ phận kiểm soát nội bộ gần nhƣ là điều kiện cần về nhân sự để tiến hành quản trị rủi ro.
Bảng 3.9- Thống kê thăm dò áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính
TT Số đại diện doanh nghiệp tham gia trả lời: 20
1 Chƣa 15
2 Có nhƣng chƣa hoàn chỉnh 5
3 Đã vận hành theo hệ thống 0
Trong 20 đại diện doanh nghiệp đƣợc hỏi, chỉ có 05 đại diện doanh nghiệp trả lời là đang xây dựng cho mình một hệ thống kiểm soát nội bộ nhƣng chƣa hoàn thiện, còn lại 15 đơn vị chƣa có hệ thống kiểm soát nội bộ.
Đối với câu hỏi: “Doanh nghiệp của Anh(chị) có tiến hành phân tích và đánh giá rủi ro tài chính?”
Bảng 3.10- Thống kê thăm dò thực trạng quản trị ngừa rủi ro tài chính
TT Số đại diện doanh nghiệp tham gia trả lời: 20
1 Chƣa bao giờ 17
2 Có nhƣng không thƣờng xuyên 3
tích rủi ro một cách bài bản, 3 doanh nghiệp có phân tích nhƣng cũng mang tính bộc phát và thƣờng thì cả năm khi họp định kỳ mới tiến hành phân tích.
Kết quả trên cho thấy, đến nay hầu hết doanh nghiệp Nhà xuất bản vẫn chƣa quan tâm đến việc quản trị rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. Điều này cũng tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của Tác giả Đinh Văn Đức về quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Theo đó, thực tế tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, “việc đối phó với rủi ro phụ thuộc nhiều vào khả năng cũng nhƣ độ nhạy bén của chủ doanh nghiệp. Mặc dù chỉ đối phó thụ động, nhƣng nhờ vào đặc điểm linh hoạt, có thể chuyển đổi, điều chỉnh hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng, ra quyết định kịp thời,... rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn vƣợt qua rủi ro, thậm chí còn tìm ra cơ hội tốt để thành công trong thời kỳ khó khăn. Đây là một thực tế trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nƣớc ta, do vậy có nhiều ý kiến cho rằng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, thành công hay thất bại phụ thuộc hoàn toàn vào chủ doanh nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa thật sự quan tâm đến quản trị rủi ro một cách bài bản”. Đây là một điểm chung mà doanh nghiệp Nhà xuất bản cũng là những doanh nghiệp nhỏ và vừa nên kết quả cũng không ngoại lệ.
Đối với câu hỏi: Anh(chị) có am hiểu các biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính?
Bảng 3.11- Thống kê thăm dò mức độ am hiểu các biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính
TT Số đại diện doanh nghiệp tham gia trả lời: 20
1 Không am hiểu 0
2 Có hiểu, nhƣng không sâu 15
3 Hiểu rõ 05
Với 5 Đại diện trả lời hiểu rõ và 15 trả lời biết nhƣng không sâu, đã cho thấy với chức năng chuyên môn của mình, hầu hết các Đại diện đơn vị Nhà xuất bản có đƣợc kiến thức cơ bản về quản trị rủi ro nhƣng để vận dụng vào thực tế tại doanh nghiệp rõ ràng là không hề đơn giản. Rào cản lớn nhất là kinh nghiệm thực tiễn vận dụng các công cụ quản trị rủi ro của các nhà chuyên môn tại doanh nghiệp. Rào cản lớn
không kém là làm sao thuyết phục các lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng bộ máy quản trị rủi ro hiệu quả cho mình.
Đối với câu hỏi: “Theo Anh(chị) Lãnh đạo Doanh nghiệp của mình có am hiểu các biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính?”
Bảng 3.12- Thống kê thăm dò mức độ am hiểu các biện pháp phòng ngừa rủi ro tài