Sản phẩm, thị trƣờng và đối thủ cạnh tranh 1 Sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tài chính - Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (Trang 46 - 48)

a. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

3.1.2. Sản phẩm, thị trƣờng và đối thủ cạnh tranh 1 Sản phẩm

3.1.2.1. Sản phẩm

Nhà xuất bản đƣợc quốc hội Việt Nam giao nhiệm vụ xuất bản và phân phối sách giáo khoa đến học sinh cả nƣớc. Bên cạnh các loại sách khác, Nhà xuất bản có thể tự in ấn để tối đa hóa lợi nhuận. Nhà xuất bản cũng đƣợc Bộ giáo dục giao phụ trách sản xuất và phân phối thiết bị giáo dục. Đầu tƣ vào các công ty con và công ty liên kết để thu đƣợc cổ tức và lợi nhuận (nếu có) là hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ chính trị chủ yếu. Nhà xuất bản cũng đầu tƣ vào bất động sản cho thuê.

* Sách Bảng 3.1 Số bản sách bán đƣợc từ năm 2012-2014 Đv tính: Triệu bản Năm 2012 2013 2014 Tổng lƣợng sách trên thị trƣờng 262.8 277.8 293.7 Nhà Xuất bản 220 233,4 245

Trong đó: Sách giáo khoa 89 89.37 90.17

Trong số 54 Nhà xuất bản của cả nƣớc, sản phẩm của Nhà xuất bản chiếm khoảng 81% thị phần. Để đạt đƣợc con số khó tin này, bên cạnh sách giáo khoa, Nhà xuất bản cung cấp gần 80 triệu bản sách bổ trợ mỗi năm. Mỗi môn học sinh học ở trƣờng đều có một sách bổ trợ, ví dụ nhƣ Toán 6 - Bài tập Toán 6. Một lƣợng lớn sách tham khảo cũng đƣợc cung cấp cho các trƣờng học. Có thêm khoảng 60 triệu bản sách tham khảo mỗi năm dành cho giáo dục mầm non, sách tham khảo cho giáo viên và tất cả các chủ đề giáo dục khác.

* In ấn

Nhà Xuất bản có 4 nhà máy in trải ra 3 miền Bắc, Trung, Nam. Năm 2014, các công ty in sản xuất 5,2 tỉ trang giấy trong 150 triệu cuốn sách, đóng góp 127 tỉ đồng vào tổng doanh thu và 8,5 tỉ đồng vào lợi nhuận của Nhà Xuất bản.

* Thiết bị giáo dục

Đây không phải là chức năng riêng của bất cứ công ty nào trong hệ thống của Nhà Xuất bản mà là của một vài công ty con hoặc công ty liên kết có khả năng phân phối loại sản phẩm này. Thiết bị giáo dục cho nguồn thu 160 tỉ đồng năm 2014 với các sản phẩm nhƣ CD, tranh ảnh giáo dục, bản đồ, bàn ghế, bảng, thiết bị thí nghiệm…

* Đầu tƣ

Nhà xuất bản – công ty mẹ đã đầu tƣ vào 12 công ty con và 42 công ty liên kết, trong phần tiếp theo tác giả sẽ phân tích kĩ hơn những khoản đầu tƣ này và cố gắng tìm ra việc gì đã xảy ra với nguồn vốn của Nhà xuất bản. Nhà xuất bản kiểm soát nguồn vốn của mình trong các công ty liên kết và thu lợi tức nhƣ thế nào? Đây chính là một rủi ro tài chính thƣờng niên.

* Bất động sản

Nhà xuất bản cho thuê 8 tầng của tòa nhà 81 Trần Hƣng Đạo, Hà Nội và kinh doanh một số bất động sản khác thu về 34.627 tỉ đồng năm 2014. Đây là nguồn thu bổ sung. Bên cạnh đó, Nhà xuất bản hiện đang đầu tƣ một số dự án xây dựng để cho thuê nhằm sử dụng có hiệu quả quỹ đất.

Bảng 3.2 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2013-2014 Năm 2014 Năm 2013

VND VND

Tổng doanh thu 938.574.843.144 993.017.756.520

- Doanh thu sách giáo khoa 627.384.270.678 675.896.616.921 - Doanh thu sách tham khảo 2.777.497.076 5.499.082.223 - Doanh thu sách tham khảo 2.777.497.076 5.499.082.223 - Doanh thu quản lý xuất bản, sách bổ trợ 76.476.596.634 69.417.322.742 - Doanh thu cho thuê văn phòng, bán bất động sản 34.627.155.546 48.338.034.165 - Doanh thu bán vật tư 174.308.191.267 176.384.160.505 - Doanh thu tạp chí 11.730.323.717 14.735.771.320 - Doanh thu khác 11.270.808.226 2.746.768.644

Các khoản giảm trừ doanh thu 372.357.740 464.729.100

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tài chính - Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)