Xử lý, kiểm soát đối với rủi ro doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tài chính - Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (Trang 78 - 81)

- Nợ dài hạn đến hạn trả 91.849.606.848 89.429.508

4.1.5 Xử lý, kiểm soát đối với rủi ro doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng.

- Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, khủng hoảng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào dƣới tác động của nhiều yếu tố từ môi trƣờng bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Nếu quản trị rủi ro hiệu quả, doanh nghiệp có thể hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có khả năng xảy ra nhƣng cũng không thể loại khỏi vĩnh viễn các rủi ro ấy bởi rủi ro ấy xuất phát từ yếu tố khách quan hoặc nó rơi vào cái bẫy chi phí quản trị rủi ro. Khi quản trị rủi ro, lãnh đạo doanh nghiệp thƣờng cân nhắc tổn thất xảy ra với chi phí kiểm soát rủi ro nhƣng thật không dễ để lƣợng hóa một cách rõ ràng. Có những rủi ro khả năng xảy ra cực kỳ thấp nhƣng một khi xảy ra tổn thất không thể lƣờng hết mà các nhà kinh tế học gọi là biến cố “Thiên Nga Đen”.

- Trong chu kỳ sống một doanh nghiệp, việc lâm vào tình trạng khủng hoảng cũng là chuyện rất bình thƣờng nhƣng thoát khỏi tình trạng ấy nhƣ thế nào? với tổn thƣơng ra sao? Phá sản hay cơ hội để tái thiết, nâng tầm doanh nghiệp … là điều mà các chủ doanh nghiệp quan tâm.

- Khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, hệ thống phân phối, về nhân sự, về thƣơng hiệu, về đối thủ cạnh tranh, về vấn đề pháp lý … đòi hỏi nhà quản lý thể hiện tài năng, tầm nhìn và bản lĩnh thật sự của họ để tìm ra giải pháp giúp doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn và phát triển bền vững trong dài hạn, nhà quản lý cần hành động ngay khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng:

+ Đánh giá một cách toàn diện tình trạng hiện tại của doanh nghiệp: Trƣớc hết, là nhà lãnh đạo của công ty đòi hỏi phải nắm vững tình trạng, thông qua các con số thống kê hoạt động của công ty mình. Bản báo cáo của công ty liệt kê đầy đủ những khó khăn phải đƣơng đầu trong cơn khủng hoảng, cũng nhƣ phải bao quát

đƣợc các vấn đề nhƣ tình hình sản xuất, vấn đề tài chính, cơ cấu nhân viên, trình độ quản lý... nhà quản lý nên đối chiếu với thực trạng chung của nền kinh tế, đồng thời tập trung mọi nguồn nhân lực xây dựng những chiến lƣợc phù hợp để duy trì hoạt động trên cơ sở bản báo cáo đó.

+ Ƣu tiên cho các giải pháp liên quan đến vấn đề tài chính: Đó là các giải pháp nhƣ tái cơ cấu vốn, tài sản, các giải pháp về xử lý các vấn đề liên quan đến đầu tƣ và dòng tiền mặt bổ sung, cũng nhƣ các giải pháp kiểm soát và quản lý tiền mặt. Nhà quản trị hãy bắt đầu từ việc tổ chức lại quá trình sản xuất và phân phối, điều chỉnh hạn nợ, từ đó xác định lƣu lƣợng tiền mặt cần thiết, tổng chi phí dự toán. Sau cùng, đòi hỏi nhà quản trị phải phát triển cơ cấu vốn thích hợp nhằm hỗ trợ hiệu quả nhất cho mô hình kinh doanh mới theo dự trù của mình.

+ Tập trung vào hình ảnh công ty: Nếu vì quá lo lắng hay chán nản mà nhà Lãnh đạo vội vã đƣa ra những quyết định cắt giảm chi phí hàng loạt, thậm chí ngay cả trong những lĩnh vực cơ bản và hệ trọng nhất, thì một cách gián tiếp tác động làm lan truyền tâm lý tiêu cực đó trong nhân viên, các nhà đầu tƣ và cổ đông của mình. Các cổ đông và nhà đầu tƣ muốn bạn phải duy trì đƣợc hình ảnh này ngay cả trong những thời điểm căng thẳng nhất. Bạn cần nhớ rằng thái độ điềm tĩnh và lạc quan của bạn lúc này sẽ giữ chân các nhà đầu tƣ, cổ đông, nhân viên, khách hàng ở lại với bạn.

+ Khuyến khích sự sáng tạo trong hoàn cảnh khó khăn: Hệ quả gần nhƣ tất yếu của giai đoạn kinh doanh suy thoái là áp lực tâm lý đè nặng lên mọi thành viên trong công ty, nhƣng đây lại là điều kiện và môi trƣờng lý tƣởng cho các sáng kiến và giải pháp mang tính đột phá có lợi cho công ty. Nhà Quản trị phải đặt những suy nghĩ của mình và của các nhân viên lên bàn thảo luận để mổ xẻ và tìm cách giải quyết tốt nhất. Bên cạnh những tác động lâu dài sẽ thể hiện bằng các chỉ số kinh doanh khả quan, các hoạt động này còn giúp bạn và các nhân viên giải tỏa tâm lý căng thẳng ngay trong thời điểm trƣớc mắt.

+ Tận dụng cơ hội: Khoảng thời gian thị trƣờng lắng xuống cũng là thời điểm để Công ty thử nghiệm những ý tƣởng mới trong lĩnh vực phát triển chuyên

môn, quản lý doanh nghiệp mà trƣớc đây bạn chƣa có điều kiện triển khai. Ngoài ra, hãy tận dụng thời gian này để mở rộng hơn nữa những thành công mà bạn đã có, khai thác triệt để thế mạnh trong các sản phẩm, dịch vụ của công ty mình sao cho các lợi thế đó thực sự là "con gà đẻ trứng vàng". Đừng quên tăng cƣờng chăm sóc các khách hàng thân tín và đối tác quan trọng trong hoạt động kinh doanh.

+ Chia sẻ và động viên nhân viên về thực trạng công ty: Nếu Lãnh đạo bƣng bít thông tin về tình hình công ty thì vô tình làm tăng thêm sự bất an của nhân viên, chƣa kể các đối thủ sẽ lợi dụng điều đó để đua nhau tung các tin đồn với các thông tin bị xuyên tạc, bóp méo về tình hình công ty. Vì vậy, việc cung cấp thông tin chính xác và phù hợp sẽ giúp nhân viên của bạn chế ngự mọi suy diễn tiêu cực, giúp họ tin tƣởng và trung thành với bạn hơn.

+ Thuê chuyên gia tƣ vấn: Giải pháp cuối cùng khi không thể tự tìm ra giải pháp để cứu mình. Sự hợp tác với đội ngũ các chuyên gia tƣ vấn sẽ giúp lãnh đạo có đƣợc cái nhìn khách quan, tổng thể và chuyên nghiệp để hoạch định những bƣớc đi cần thiết trong quá trình phục hồi doanh nghiệp. Chuyên gia tƣ vấn phải đƣợc trao đầy đủ quyền hạn, đồng thời hiểu rõ trách nhiệm của mình. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho họ tìm hiểu mọi hoạt động kể cả những thông tin và số liệu nhạy cảm nhất. Có nhƣ vậy mới nhanh chóng tìm đƣợc lối thoát hiệu quả nhất cho cuộc khủng hoảng của doanh nghiệp mình.

Một khi, doanh nghiệp càng sớm thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, doanh nghiệp càng tránh đƣợc những rủi ro và thua lỗ. Tuy nhiên, sau đó doanh nghiệp cũng đừng tự mãn và hài lòng khi thấy kinh doanh khởi sắc mà vẫn phải tiếp tục đƣa doanh nghiệp phát triển lên một tầm cao mới.

Nếu các giải pháp giúp doanh nghiệp thoát khỏi khủng hoảng không thể mang lại hiệu quả, một phƣơng án mua bán hoặc sáp nhập hoặc phá sản cũng cần phải đƣợc tính đến sao cho vẫn đảm bảo nguyên tác tối đa hóa tài sản của các cổ đông. Hiện ở Việt Nam vấn đề này vẫn thật sự còn mới mẻ. Mua bán, sáp nhập hoặc phá sản vẫn chƣa thật sự đƣợc các doanh nghiệp quan tâm. Với xu hƣớng toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, đào thải những doanh nghiệp yếu kém trở nên tất yếu để hoàn

thiện hệ thống những doanh nghiệp khỏe mạnh trong nền kinh tế, đòi hỏi phải nhanh chóng hình thành các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm, định giá tài sản đồng thời củng cố các hành lan pháp lý rõ ràng, đầy đủ nhằm giúp các cổ đông bảo vệ tài sản của mình trƣớc những biến động hết sức phức tạp của môi trƣơng kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tài chính - Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)