- Nợ dài hạn đến hạn trả 91.849.606.848 89.429.508
3.2.4. Đánh giá chiến lƣợc quản trị rủi ro của Nhà xuất bản
Tác giả đánh giá quá trình quản trị rủi ro ở Nhà xuất bản và thấy rằng một số giải pháp khá hiệu quả, nhƣng hầu hết những giải pháp này chỉ là để đối phó thụ động, bù lỗ khi rủi ro xảy ra. Một giải pháp tạm thời có thể hiệu quả nhanh nhƣng
về lâu dài, một giải pháp có tính hệ thống với đánh giá định kì và quá trình tái đánh giá có thể mang lại hiệu quả toàn diện. Quản trị rủi ro tài chính vẫn còn mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam nhƣng không phải là không thể áp dụng trong quá trình kinh doanh nhằm giảm thiểu hoặc phòng tránh những gì xảy ra đối với Nhà xuất bản nhƣ đã nói ở trên. Tác giả cố gắng đƣa ra một số khuyến nghị quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế trong phần tiếp theo, phụ lục 4&5 của luận văn này.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương này, tác giả đã tập trung làm rõ thực trạng quản trị rủi do tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu Chương này đã đi đến nhận định: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam còn chưa quan tâm nhiều đến tác động của rủi ro tài chính, còn xem nhẹ quản trị rủi ro tài chính và đa số lãnh đạo các đơn vị thành viên chưa có sự hiểu biết thấu đáo về các công cụ, biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu Chương 3; đồng thời đối chiếu với những vấn đề lý luận chung về rủi ro và quản trị rủi ro tài chính trình bày tại Chương 1, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tài chính trong Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ở Chương 4 của luận văn này.
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO