Biện pháp xử lý rủi ro tài chính tại Nhà xuất bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tài chính - Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (Trang 69 - 71)

- Nợ dài hạn đến hạn trả 91.849.606.848 89.429.508

3.2.3 Biện pháp xử lý rủi ro tài chính tại Nhà xuất bản

Xử lý rủi ro tổn thất các khoản đầu tư vốn.

- Duy trì, nâng tỉ lệ nắm giữ vốn lên mức chi phối ở những đơn vị thành viên có vị trí quan trọng, vị trí chiến lƣợc trong hệ thống, trong quy trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà xuất bản.

- Chuyển nhƣợng, thoái bớt vốn hoặc thoái toàn bộ vốn ở những đơn vị không còn gữi vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống, những đơn vị làm ăn không hiệu quả

- Rút vốn tại các đơn vị không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp kéo dài.

- Tái cơ cấu những đơn vị làm ăn không hiệu quả, thua lỗ hoặc không trả cổ tức 3 năm liên tiếp.

- Yêu cầu về trả cổ tức: Các đơn vị thành viên hoạt động ổn định cần đảm bảo tỉ lệ cổ tức cho Nhà xuất bản và cổ đông không thấp hơn lãi tiền gửi ngân hàng; những đơn vị không trả cổ tức có lí do cần thông báo tới cổ đông bằng văn bản.

Xử lý rủi ro giá hàng hóa.

Nhà xuất bản từng phải trả thêm 50 tỷ đồng do giá nguyên liệu in tăng. Mặc dù dự trữ giấy với giá tốt nhất nhƣng vẫn còn rất nhiều khoản chi phí trong quá

trình in ấn nhƣ phí in ấn, phí sản xuất, phí đóng hộp… Một sai sót trong quản lí kinh doanh có thể dẫn đến hậu quả to lớn cho cả hệ thống. Sau đó, Nhà xuất bản phải bù lỗ bằng cách:

- Tăng số lƣợng phân phối - Giảm chiết khấu

- Bán cổ phiếu

- Tăng phí quản lí xuất bản

- Tính giá thuê mặt bằng. Trƣớc thời điểm này, hầu hết các công ty con của Nhà xuất bản, thƣờng ở xa công ty mẹ, mƣợn trụ sở, văn phòng của Nhà xuất bản không mất phí.

Xử lý rủi ro lãi suất

Làm việc với các ngân hàng về việc vay vốn, tiếp cận các nguồn vốn vay ƣu đãi; việc vay, việc trả vốn vay phải tƣơng đối trùng khớp với vòng quay vốn của Nhà xuất bản, tránh phải trả vốn vay trong thời điểm giáp hạt (không phải phát hành Sách giáo khoa với chiết khấu cao để trả vốn vay).

Xử lý rủi ro thanh khoản

Để quản lý rủi ro thanh khoản, đáp ứng các nhu cầu về vốn, nghĩa vụ tài chính hiện tại và trong tƣơng lai, Nhà xuất bản thƣờng xuyên theo dõi và duy trì đủ mức dự phòng tyền, tối ƣu hóa các dòng tyền nhàn rỗi, tận dụng đƣợc tín dụng từ khách hàng và đối tác, chủ động kiểm soát các khoản nợ đến hạn, sắp đến hạn trong sự tổng quan với tài sản đến hạn và nguồn thu có thể tạo ra trong thời kỳ đó…

Tác giả đã trình bày các chiến lƣợc cho từng loại rủi ro tài chính đã xảy ra hoặc có thể xảy ra đối với Nhà xuất bản, những chiến lƣợc Nhà xuất bản đã thực hiện hoặc không thực hiện. Trong phần này, tác giả phân tích một số chiến lƣợc Nhà xuất bản đang sử dụng để quản lí rủi ro.

Là công ty nhà nƣớc, Nhà xuất bản hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nƣớc (nay là Luật Doanh nghiệp 2005), và rất nhiều quy định ban hành bởi bộ Tài chính, Bộ Giáo dục để đảm bảo hoạt động của nó đi đúng mục tyêu, hoàn thành nhiệm vụ chính trị và tuân thủ mọi quy định tài chính. Luận văn này không có mục

đích phân tích ảnh hƣởng của luật pháp với doanh nghiệp mà chỉ xét ảnh hƣởng của luật tới các hoạt động nội tại trên khía cạnh quản lí rủi ro tài chính.

Một quy định mới đối với Nhà xuất bản vừa đƣợc ban hành. Mặc dù còn nhiều tranh cãi xung quanh tính hợp pháp của văn bản này nhƣng theo chúng tôi, áp dụng thành công quy định này có thể là một giải pháp hiệu quả để hạn chế rủi ro tài chính.

Trong năm trƣớc đây, Nhà xuất bản ban hành một quy định nội bộ để quản lí công ty mẹ, các công ty con và công ty liên kết nhƣng thực chất đây là một công cụ thực tiễn để quản lí rủi ro. Nội dung quy định này gồm 6 điểm nhƣ sau:

- Quản lí nguồn nhân lực: Ngƣời đứng đầu bổ nhiệm những vị trí nhƣ sau: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát, Kế toán trƣởng. Ngƣời đứng đầu phê duyệt kế hoạch tuyển dụng và danh sách các nhân viên.

- Lƣơng: Ngƣời đứng đầu phê duyệt tăng lƣơng cho ban giám đốc, kế toán trƣởng. - Đầu tƣ: Tổng giám đốc phê duyệt mua cổ phần hoặc đầu tƣ nếu giá trị đầu tƣ

hơn 50% vốn pháp định.

- Kế hoạch kinh doanh hàng năm: Tổng giám đốc hoạch định doanh thu, lợi nhuận, cổ tức.

- Tất cả các công ty thành viên sử dụng cùng phần mềm kế toán để dễ dàng quản lí. - Các công ty thành viên phải gửi báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quí, nửa

năm và hàng năm. Tổ chức đánh giá hoạt động mỗi nửa năm và hàng năm. Một cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhƣ kể trên cho phép tập trung quyết định, nguồn lực và ảnh hƣởng vào ngƣời đứng đầu. Tranh cãi về tính hợp pháp của quy định này nổ ra ngay khi nó có hiệu lực khi hầu hết các quyết định hàng ngày của các công ty đều phải nộp và chờ phê duyệt. Vấn đề là không có kế hoạch quản lí rủi ro tài chính nào cho cả quá trình này trong khi ngƣời đứng đầu chỉ mong duy trì quyền lực của mình nhƣ trong quá khứ đối với mọi công ty thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tài chính - Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)