Thiết kế nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tài chính - Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (Trang 42 - 46)

a. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

2.3 Thiết kế nghiên cứu:

Sau khi thu thập số liệu và thông tin từ báo cáo tài chính; báo cáo tổng kết từ và phân tích khả năng tiếp xúc của Nhà Xuất bản với các rủi ro tài chính từ năm 2012 đến năm 2014. Tác giả tập trung nghiên cứu: rủi ro tổn thất các khoản đầu tƣ vốn ; rủi ro biến động giá hàng hóa ; rủi ro biến động lãi suất ; rủi ro tín dụng ; rủi ro thanh khoản và rủi ro hối đoái. Theo trình tự nhƣ sau:

Hình 2.1 Thiết kế nghiên cứu

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH

VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

3.1.Tổng quan về Nhà Xuất bản 3.1.1. Đặc điểm hoạt động.

Đƣợc thành lập năm 1957, Nhà xuất bản là một doanh nghiệp Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo, có nhiệm vụ tổ chức biên soạn, biên tập, in ấn và tổng phát hành các loại sách giáo khoa và các xuất bản phẩm giáo dục khác phục vụ giảng dạy, học tập của các ngành học, bậc học trong toàn quốc; đồng thời giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo công tác phát hành sách và Thƣ viện trƣờng học.

Nhà xuất bản luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Đảm bảo xuất bản, cung ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời sách giáo khoa, ấn phẩm giáo dục cho học sinh và giáo viên trong toàn quốc, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo; đáp ứng tốt nhu cầu xã hội. Đặc biệt từ năm 2002 đến nay, Nhà xuất bản đã hoàn thành xuất sắc việc cung ứng Sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 theo chƣơng

Thu thập dữ liệu

- Nghiên cứu tài liệu tại bàn

- Sử dụng bảng hỏi (phiếu điều tra)

Phân tích, tổng hợp số liệu

trình mới, thực hiện Nghị Quyết 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về Đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông.

Năm 2003, Nhà xuất bản chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Quyết định số 102/2003/QĐ - TTg ngày 21/5/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ và Quyết định 3961/2003/QĐ - BGD&ĐT ngày 28/7/2003 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mô hình này nhằm đổi mới tổ chức quản lý, chuyển từ liên kết hành chính giữa Nhà xuất bản với các đơn vị thành viên sang cơ chế đầu tƣ tài chính là chủ yếu, xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lƣợng quản lý, hiệu quả đầu tƣ, uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Mô hình tổ chức Công ty mẹ - Công ty con Nhà xuất bản là mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghịêp có tƣ cách pháp nhân, bao gồm Công ty mẹ là Nhà xuất bản - Bộ GD&ĐT với 100% vốn nhà nƣớc và các Công ty con là các Công ty cổ phần; gắn kết với nhau thông qua quan hệ chiến lƣợc kinh doanh, về đầu tƣ vốn, về lợi ích kinh tế theo quy định của pháp luật.

Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Nhà xuất bản) đƣợc chuyển đổi từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam theo Quyết định số 2749/QĐ- BGDĐT ngày 06/7/2010 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà xuất bản là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100108543 ngày 19 tháng 01 năm 2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hà Nội, Luật Doanh nghiệp, Luật Xuất bản và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Từ khi thành lập đến nay Nhà xuất bản đã 4 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 02/8/2011.

Ngành nghề kinh doanh chính

- In ấn (trừ các loại Nhà nƣớc cấm); - Dịch vụ hỗ trợ giáo dục;

- Xuất bản các loại xuất bản phẩm chủ yếu sau: Sách, tài liệu chính trị, pháp luật về giáo dục; Sách giáo khoa; giáo trình; Từ điển dùng cho các hệ đào tạo của ngành giáo dục; Sách, tài liệu tham khảo dùng cho ngành giáo dục; - Các xuất bản phẩm khác phù hợp với tôn chỉ, mục đích, đối tƣợng phục vụ

của Nhà xuất bản;

- Kinh doanh phát hành xuất bản phẩm bao gồm: mua, bán, phân phát, cho thuê, triển lãm, hội chợ, xuất khẩu, nhập khẩu và đƣa xuất bản phẩm lên mạng thông tin máy tính;

- Sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học; - Kinh doanh bất động sản.

Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, Nhà xuất bản có 9 đơn vị trực thuộc, 12 công ty con (vốn góp trên 50%) và 27 công ty liên kết với vốn góp từ 20% - 50% và 15 Công ty có vốn góp dƣới 20%. Tuy nhiên, dƣới khía cạnh quản lí tài chính, ta cần quan tâm tới tất cả các công ty liên kết mà Nhà xuất bản đã đầu tƣ. Theo đó, Nhà xuất bản đã đầu tƣ vào 54 công ty là thành viên của Nhà xuất bản.

Các công ty con là các đơn vị hoạt động dƣới sự kiểm soát của Nhà xuất bản. Nhà xuất bản có quyền điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp chính sách tài chính và hoạt động của công ty con để thu lợi nhuận. Báo cáo tài chính của công ty con đƣợc hợp nhất trong các báo cáo tài chính tổng hợp từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc hoạt động của công ty con.

Các công ty liên kết là những công ty chịu ảnh hƣởng lớn của Nhà xuất bản nhƣng không phải là công ty con hay liên doanh. Ảnh hƣởng đáng kể của Nhà xuất bản chỉ cho phép nó có quyền tham gia quyết định chính sách và hoạt động, nhƣng không có quyền kiểm soát công ty liên kết.

Đơn vị trực thuộc Nhà xuất bản gồm: Văn phòng Nhà xuất bản, Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Chi nhánh Cần Thơ, 3 tạp chí và Viện nghiên cứu Sách và học liệu Giáo dục.

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức Nhà Xuất bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tài chính - Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)