CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu , tôi sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu để hỗ trợ và kiểm tra lẫn nhau nhằm khẳng định các kết quả nghiên cứu . Đầu tiên quá trình nghiên cứu tài liệu, thu thập dữ liệu thứ cấp đƣợc thực hiện, kết hợp với phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn chuyên sâu nhằm tìm hiểu các thông tin để đƣa vào phân tích trong các ma trận và mô hình phân tích chiến lƣợc, từ đó giúp đánh giá thực trạng chiến lƣợc tại Công ty. Thông tin sử dụng trong nghiên cứu đƣợc tác giả thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Giá trị của mỗi thông tin phụ thuộc vào những thông tin trong đó liên quan nhƣ thế nào với đối tƣợng nghiên cứu. Số lƣợng và chất lƣợng thông tin là những chỉ tiêu rất quan trọng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học. Về mặt số lƣợng, thông tin cần phải phong phú, đa dạng, nhiều chiều. Về mặt chất lƣợng, thông tin phải khách quan, chính xác và cập nhật. Thông tin là điều kiện sống còn của hoạt động khoa học. Cụ thể:
2.2.1.1. Thu thập Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chƣa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc giữ liệu đã xử lý.
Dữ liệu thứ cấp đƣợc sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến luận văn, bao gồm các nguồn dữ liệu bên ngoài và bên trong công ty.
Các dữ liệu bên ngoài bao gồm các băn bản của nhà nƣớc, các công trình nghiên cứu, các báo cáo thống kê. Nguồn dữ liệu bên trong công ty đƣợc dùng trong quá trình đánh giá thực trạng và việc thực hiện chiến lƣợc cạnh tranh hiện nay của công ty đang áp dụng nhƣ: Báo cáo tài chính, báo cáo công tác nhân sự, tình hình thị trƣờng, đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH Việt Đức từ năm 2013 đến năm 2015.
Sau khi đã liệt kê , tìm hiểu các tài liệu thứ cấp , tôi tiến hành hệ thống hóa các số liệu , trình bày thông qua các bảng biểu , hình vẽ. Sau đó sử dụng các thông tin thu thập đƣợc nhằm phân tích thực trạng chiến lƣợc cạnh tranh của Công ty thông qua các mô hình và ma trận đã đề cập ở chƣơng 1.
2.2.1.2. Phỏng vấn chuyên gia
Đây là phƣơng pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về chiến lƣợc cạnh tranh, xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực bê tông thƣơng phẩm, các chuyên gia trong lĩnh vực áp dụng công nghệ xây dựng mới, các nhà quản lý bao gồm Ban giám đốc Công ty TNHH Việt Đức (ông Huy – Giám đốc, Bà Phƣơng – Phó Giám đốc, Trƣởng các bộ phận kỹ thuật, sản xuất), Chủ đầu tƣ dự án các công trình xây dựng Văn Phú – Hà Đông (ông Ngô Văn Vinh – Giám đốc điều hành Công ty Liên Doanh, ông Phạm Văn Mạnh – Tổng giám đốc Công ty Sông Đà 2, ông Đào Văn Hạnh – Giám đốc công ty xây dựng Hồng Quang) và chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng tại nơi công tác của tác giả - Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (ông Châu Anh Tuấn – Trƣởng Ban Quản lý xây dựng và một số chuyên gia thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam);
Thông qua sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao trong các lĩnh vực này để xem xét, nhận định việc xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh cho Công ty TNHH Việt Đức thực hiện theo giải pháp nào là tối ƣu nhất. Phƣơng pháp chuyên gia rất cần thiết cho tác giả không chỉ trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình đánh giá kết quả, thậm chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ còn thiếu sót trong quá trình xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh…..Phƣơng pháp
chuyên gia là phƣơng pháp có ý nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm về thời gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu.
2.2.1.3. Phỏng vấn chuyên sâu
Là phƣơng pháp mà tác giả dùng để hỏi một số chuyên gia, nhà quản lý ngoài những chuyên gia đã nêu tên ở phần trên tác giả còn thực hiện tham khảo ý kiến các nhà quản lý, chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng (Ông Đào Thanh Trầm – chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ bê tông; ông Phan Lƣơng Thiện – Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc; ông Võ Đình Thủy – Giám đốc Công ty Truyền tải điện 4…). Đây là những ngƣời có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ đặc biệt các chuyên gia, nhà quản lý trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, có thời gian, thực tế tìm hiểu và nghiên cứu về ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực bê tông, xây dựng; đánh giá việc sử dụng các giải pháp về áp dụng công nghệ mới, giải pháp về vốn, marketing…để xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh cho Công ty TNHH Việt Đức.
Phƣơng pháp này có đặc điểm nổi bật:
- Giúp tác giả tìm hiểu sâu, khám phá đƣợc các công nghệ bê tông mới hiện nay trên thị trƣờng Việt Nam và trên thế giới, nhất là công nghệ mới mà hiện thị trƣờng Việt Nam chƣa áp dụng, vẫn còn chƣa rõ ràng đó là “công nghệ in 3D” – Công nghệ sản xuất đắp dần.
- Đánh giá, so sánh mức độ phản ứng, mức độ quan trọng các giải pháp xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh của Công ty TNHH Việt Đức giai đoạn 2017 – 2022. Từ đó giúp tác giả có thể tham vấn Lãnh đạo Công ty TNHH Việt Đức lựa chọn, kết hợp các phƣơng án tối ƣu nhất để áp dụng vào trong thực tế doanh nghiệp.
Ƣu điểm lớn nhất của phỏng vấn chuyên sâu là các chuyên gia, nhà quản lý có thời gian để suy ngẫm và đƣa ra những câu trả lời khách quan nhất mà không bị ảnh hƣởng bởi những suy nghĩ của ngƣời khác.
2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
2.2.2.1. Phương pháp so sánh, tổng hợp
Trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp thu thập đƣợc, tác giả so sánh 1 chỉ tiêu với cơ sở (chỉ tiêu gốc) đối với các số liệu kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, các chỉ tiêu bình quân, các chỉ tiêu có thể so sánh khác. Từ đó, đánh giá đƣợc tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ, phát hiện ra đƣợc những yếu kém trong từng khâu của quá trình sản xuất để khắc phục và tìm ra đƣợc những điểm mạnh để phát huy.
2.2.2.2. Phương pháp thống kê
Các phiếu điều tra thu về trong quá trình phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn sâu sau khi loại bỏ đi những phiếu không đạt yêu cầu sẽ đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê kế toán . Phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả đặc tính của các biến trong bảng khảo sát; tìm ra xu hƣớng hay đặc điểm chung của các yếu tố phân tích rồi sau đó khái quát vấn đề lại; sử dụng phần mềm chuyên dụng Excel, Word, ứng dụng văn phòng để phân tích và tính toán các kết quả ra dƣới dạng con số cụ thể. Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm của mẫu khảo sát theo các tiêu chí đã đƣợc xây dựng trong phiếu điều tra. Các dữ liệu này sau khi đƣợc xử lý sẽ đƣợc đƣa vào phân tích để nhận định và đánh giá chiến lƣợc hiện tại của Công ty, đƣa ra phƣơng án lựa chọn xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh cho Công ty trong thời gian tới.
2.2.2.3. Phương pháp cho điểm có trọng số
Dựa trên các ý kiến trả lời của các chuyên gia, nhà quản lý tác giả tổng hợp lại rồi dùng phƣơng pháp cho điểm có trọng số để đánh giá, phân tích các nhân tố tác động đến chiến lƣợc cạnh tranh của doanh nghiệp và việc xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh của doanh nghiệp. Căn cứ vào trọng số sẽ cho biết độ tin cậy, so sánh tầm quan trọng của các nhân tố có ảnh hƣởng đến việc xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh của công ty TNHH Việt Đức. Từ đó, giúp Ban Giám đốc của Bê tông Việt Đức có cái nhìn chính xác hơn về các yếu tố tác động đến chiến lƣợc cạnh tranh của công ty để khắc phục, sửa chữa các yếu tố còn yếu, lựa chọn các giải pháp tối ƣu để xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh trong tƣơng lai.
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT ĐỨC