Phân tích đặc điểm của ngành bê tông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn việt đức giai đoạn 2017 2022 (Trang 97 - 101)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Phân tích đặc điểm của ngành bê tông

Trong xã hội ngày nay tốc độ đô thị hóa ngày càng diễn ra nhanh chóng. Các ngành công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP và tăng nhanh. Năm 2015, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã đăng ký đầu tƣ vào Việt Nam 24,1 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ 2014 và tăng 9,6% so với kế hoạch năm 2015 (22 tỷ USD), tính đến hết Quý I năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,026 tỷ USD, tăng 119,1% so với cùng kỳ năm 2015 (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài -Trang Thông tin điện tử). Việc FDI đăng ký đầu tƣ vào Việt Nam tăng nhanh dẫn đến tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp cũng tăng cao. Do đó, việc sử dụng bê tông và các sản phẩm làm từ bê tông là một nhu cầu tất yếu, đƣợc sử dụng phổ biến trong xây dựng hiện nay. Ta có thể hiểu định nghĩa về bê tông nhƣ sau: Bê tông là vật liệu đá nhân tạo do hỗn hợp các chất kết dính vô cơ hoặc hữu cơ với nƣớc, cốt liệu nhỏ hoặc cốt liệu lơn, đƣợc nhào trộn theo một tỷ lệ thích hợp lèn chặt và rắn chắt lại tạo thành. Trƣớc khi đóng rắng hộn hợp này gọi là hỗn hợp bê tông (Nguồn: Công nghệ Bê tông (2011), Nhà xuất bản xây dựng). Với tính chất riêng của mình bê tông giúp các công trình đƣợc bền đẹp. Cụ thể ta có thể điểm qua những đặc điểm ƣu việt của bê tông nhƣ sau:

- Tính phổ biến: Dù hiện nay đã có thêm một số loại vật liệu khác nhƣ kính, bê tông và đặc biệt hiện nay là bê tông thƣơng phẩm vẫn đƣợc sử dụng rất phổ biến trong xây dựng. Từ các công trình nhà dân đến các tòa nhà hàng chục hàng trăm tầng. Bê tông cũng có một tuổi đời dài, bằng chứng là có rất nhiều các công trình có tuổi đời đến hàng trăm năm nhƣng vẫn bền đẹp.

- Tính tiện dụng: Để tạo nên bê tông cần vài nguyên liệu phổ thông nhƣ đá, xi măng, cát, nhƣng ứng dụng của bê tông rất rộng, từ các bức tƣờng, nền nhà mái nhà đến các công trình cầu cống, đập nƣớc và cả đƣờng bê tông nữa.

- Bền đẹp, ít phải bảo dƣỡng: Tính trơ của bê tông khiến chúng an toàn với các tác động bên ngoài và ảnh hƣởng của các điều kiện thời tiết không đƣợc tốt. Công trình sẽ luôn bền đẹp và chúng ta ít phải sửa chữa, bảo dƣỡng

- Tính không bắt lửa Bê tông không bắt lửa nhƣ gỗ, vì thế nếu công trình có lỡ xảy ra hỏa hoạn thì tốc độ cháy sẽ không nhanh nhƣ nhà gỗ. Nếu đám cháy không quá lớn thì công trình vẫn đƣợc bảo vệ.

- Tính giữ nhiệt: Bê tông là loại vật liệu giữ nhiệt, nếu sử dụng điều hòa làm mát hay quạt sƣởi thì nhiệt độ trong phòng đƣợc giữ ổn định chứ không bị truyền qua môi trƣờng bên ngoài, do đó chúng ta sẽ tiết kiệm đƣợc năng lƣợng.

Các công trình Dân Dụng và Cơ Sở Hạ Tầng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị ngành xây dựng. Trong đó, xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm 41,2% giá trị ngành, tiếp đến là xây dựng dân dụng chiếm 40,6% và còn lại là xây dựng công nghiệp 18,3%. Xét về khu vực địa lý, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là hai trung tâm thu hút vốn đầu tƣ trên cả nƣớc và hiện tại niềm Bắc đang dẫn đầu cả nƣớc về chi tiêu cho xây dựng (chiếm 43%), tiếp theo là niềm Nam 32,4% và niềm Trung 24,6%. Trong đó: Giá thành của một công trình Xây Dựng thông thƣờng bao gồm 60-70% chi phí Vật Liệu, 10-20% chi phí Nhân Công, và 10-20% chi phí máy xây dựng. (Nguồn: Nguyễn Tấn Quang Vinh (2015), Báo cáo ngành xây dựng năm 2015). Qua phân tích trên cho chúng ta thấy ngoài đặc điểm ƣu việt, bê tông còn là một phần quan trọng trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và cơ sở hạ tầng, nó chiếm tỷ trọng khá cao trong giá thành một công trình xây dựng.

Nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của bê tông và ảnh hƣởng của nó trong thị trƣờng xây dựng. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực sản xuất bê tông và các sản phẩm của bê tông để đảm bảo theo nhu cầu thị trƣờng xây dựng. Tuy nhiên, do có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất bê tông nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải có định hƣớng chiến lƣợc để có thể đem lại lợi nhuận về lâu dài cho công ty. Theo thực tế tình hình thị trƣờng bê tông hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất đều tập trung xây dựng chiến lƣợc dựa vào việc sản xuất, cung cấp các sản phẩm thay thế bê tông thông thƣờng bằng công nghệ sản xuất bê tông thƣơng phẩm, bê tông nhẹ, tấm bê tông 3d Panel.

- Qua tìm hiểu về công nghệ sản xuất bê tông thƣơng phẩm, bê tông nhẹ, tấm bê tông 3D Panel (giới thiệu công nghệ - xem phụ lục), tác giả đã thấy đƣợc đặc trƣng về của ngành sản xuất bê tông hiện nay đƣợc chú trọng vào các khâu máy móc thay thế con ngƣời, nâng cao tự động hóa, áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến trên thế giới để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, con ngƣời đƣợc tập trung chuyên môn hóa cao nhất trong từng khâu của quá trình sản xuất. Việc áp dụng công nghệ vào quá trình sản xuất đã giúp cho ngành sản xuất bê tông ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để có thể áp dụng đƣợc công nghệ và sử dụng nó phục vụ mục tiêu phát triển của doanh nghiệp thì yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp cần phải có một tƣ duy quản trị mới hay nói một cách khác là cần phải có những nhà quản trị công nghệ chuyên nghiên cứu, tìm hiểu, đƣa việc quản lý công nghệ vào trong quá trình sản xuất để cho doanh nghiệp để phát triển. Việc áp dụng công nghệ mới với việc xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh trong các doanh nghiệp nói chung và trong ngành bê tông nói riêng nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một doanh nghiệp sản xuất bê tông muốn xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh hoàn hảo thì cần phải đƣa ra đƣợc định hƣớng mục tiêu chiến lƣợc, phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hƣởng đến chiến lƣợc, phân tích môi trƣờng, đặc điểm ngành, sử dụng các mô hình nhƣ mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh của Michael Porter, ma trận SWOT … để thực thi chiến lƣợc cạnh tranh. Trong đó việc xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh thông qua tìm hiểu, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất luôn đƣợc các doanh

nghiệp sản xuất bê tông ƣu tiên quan tâm hàng đầu. Với mỗi một doanh nghiệp bê tông khác nhau thì tùy thuộc vào năng lực, điều kiện nguồn nhân lực, nguồn vốn, sự hiểu biết về công nghệ mà nhà quản trị công nghệ sẽ xây dựng những chiến lƣợc cạnh tranh để sử dụng những công nghệ khác nhau cho doanh nghiệp của mình (có doanh nghiệp lựa chọn chiến lƣợc cạnh tranh bằng cách dùng công nghệ bê tông nhẹ, có doanh nghiệp lại lựa chọn công nghệ tấm bê tông 3D Panel…).

Nghiên cứu và sử dụng công nghệ mới là một hƣớng đi bền vững mà các doanh nghiệp luôn mong muốn có, điều này đòi hỏi lãnh đạo các doanh nghiệp, các nhà quản trị doanh nghiệp phải hiểu đƣợc công nghệ mình muốn hƣớng tới sử dụng. Hiểu đƣợc công nghệ thì mới quản trị công nghệ đƣợc, mới có cách quản lý về công nghệ từ đó mới xây dựng đƣợc chiến lƣợc cạnh tranh hoàn hảo. Tóm lại, quản trị công nghệ, áp dụng công nghệ mới và việc xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh là một vòng tuần hoàn khép kín liên quan chặt chẽ với nhau.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh theo hƣớng sử dụng công nghệ mới, các doanh nghiệp Việt Nam chƣa quan tâm đến vấn đề vòng đời của công nghệ bê tông mà các doanh nghiệp đang sử dụng. Với các công nghệ sản xuất bê tông thƣơng phẩm, bê tông nhẹ, tấm bê tông 3D Panel đã đƣợc các nƣớc trên thế giới nghiên cứu, sử dụng từ những năm 60 của thế kỷ 20 và đƣợc Việt Nam áp dụng sử dụng từ những năm 90 đến nay. Bƣớc sang thế kỷ 21 và đứng trƣớc xu thế Việt Nam dần mở cửa thị trƣờng để theo kịp tiến trình Quốc tế hóa, hội nhập các tổ chức WTO, AFTA … thì việc sử dụng các công nghệ trên sẽ dần lỗi thời hoặc không đảm bảo tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Nhất là đối với những doanh nghiệp đã hoạt động ổn định thì việc đƣơng đầu với những công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất bê tông là một trong những đe dọa nghiêm trọng đến mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cƣờng đầu tƣ cải tiến thiết bị, nghiên cứu và sử dụng những công nghệ sản xuất bê tông mới trên thế giới để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trƣờng. Qua tìm hiểu, phân tích đặc điểm ngành bê tông và đánh giá hoạt động của Công ty TNHH Việt Đức thông qua việc phân tích các

yếu tố, các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm bê tông thƣơng phẩm, các yếu tố khác có liên quan đến chiến lƣợc cạnh tranh của Bê tông Việt Đức… để có thể tiếp tục phát triển trong tình hình hiện nay Bê tông Việt Đức cần phải xây dựng một chiến lƣợc cạnh tranh tạo nên sự khác biệt hóa dựa trên việc nghiên cứu, sử dụng công nghệ mới.

Nếu Bê tông Việt Đức đi trƣớc đón đầu, nắm đƣợc thời cơ để thực hiện đƣợc việc chuyển giao sử dụng công nghệ mới trong xây dựng từ các nƣớc tiên tiến trên thế giới thì việc phát triển bền vững trong tƣơng lai là điều hoàn toàn chắc chắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn việt đức giai đoạn 2017 2022 (Trang 97 - 101)