Lựa chọn chiến lƣợc cạnh tranh của Công ty TNHH Việt Đức trong thời gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn việt đức giai đoạn 2017 2022 (Trang 111 - 190)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Lựa chọn chiến lƣợc cạnh tranh của Công ty TNHH Việt Đức trong thời gia

thời gia tới

Có rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hƣởng đến chiến lƣợc cạnh tranh cho sản phẩm bê tông thƣơng phẩm của Công ty TNHH Việt Đức, trong đó bao gồm cả những nguyên nhân về khách quan và chủ quan.

Những nguyên nhân khách quan bên ngoài thƣờng nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty, rất khó khắc phục và đa phần công ty phải đối mặt với chúng. Tuy nhiên những nguyên nhân chủ quan lại nằm trong tầm kiểm soát của công ty, nằm trong khả năng mà công ty có thể thực hiện và giải quyết đƣợc. Chính vì vậy công ty cần có những phƣơng hƣớng để khắc phục những nguyên nhân chủ quan đó.

Từ các Chiến lƣợc của Công ty ở chƣơng trƣớc tác giả đã phân tích ở phần trên và trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế Quốc tế thì Doanh nghiệp nào thỏa mãn ngày càng nhiều yêu cầu của khách hàng, sản xuất với chi phí ngày càng thấp, chất lƣợng ngày càng cao, giao hàng ngày càng nhanh và chăm sóc khách hàng ngày càng tốt thì doanh nghiệp đó mới có thể tồn tại. Đây cũng chính là những mong muốn của các khách hàng từ nhà sản xuất. Với Bê tông Việt Đức việc thực hiện Chiến lƣợc trọng tâm hóa đã không còn phù hợp với lý do:

- Các thị trƣờng quen thuộc sẽ không còn là của riêng công ty khi có nhiều đối thủ cạnh tranh quốc tế tham gia.

- Các nguồn lực máy móc, thiết bị hiện có sẽ không còn là điểm mạnh của Công ty khi các đối thủ cạnh tranh có ƣu thế vƣợt trội về nguồn vốn, tài chính.

- Xu thế hội nhập vào kinh tế thế giới mang đến nhiều sản phẩm đa dạng với tính năng tƣơng tự bê tông thƣơng phẩm, đem lại nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng dẫn đến mối liên hệ, gắn bó giữa Công ty và khách hàng không còn bền vững.

Do đó, để tạo một sự khác biệt, đột phá trong cạnh tranh Công ty cần phải thực hiện xây dựng chiến lƣợc khác biệt hóa, sử dụng công nghệ mới để tạo nên sự khác biệt hóa. Song song việc sử dụng chiến lƣợc khác biệt hóa, Công ty tiếp tục duy trì chiến lƣợc chi phí thấp nhằm củng cố thêm năng lực cạnh tranh của mình.

Tóm lại, muốn cạnh tranh trên thị trƣờng trong tƣơng lai và duy trì vị trí hiện tại của Công ty, bên cạnh việc tiếp tục duy trì chiến lƣợc chi phí thấp Công ty cần phải tập trung lựa chọn xây dựng chiến lược khác biệt hóa theo hướng thực hiện ứng dụng công nghệ xây dựng mới “Công nghệ in 3D” vào hoạt động sản xuất của Công ty.

4.3. Các giải pháp

4.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng chiến lược cạnh tranh trên cơ sở ứng dụng công nghệ xây dựng mới “Công nghệ in 3D”.

4.3.1.1. Cơ sở của giải pháp

Trên cơ sở phân tích đặc điểm của ngành bê tông đã nói ở trên, hiện nay thị trƣờng bê tông đang cung cấp bê tông trên khách hàng các loại sản phẩm dựa trên công nghệ bê tông nhẹ, tấm 3d bê tông panel và bê tông thƣơng phẩm. Mỗi một loại sản phẩm đều có những ƣu, nhƣợc điểm và đều đang cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng nhằm chiếm thị phần. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, Việt Nam đang mở cửa thị trƣờng, các doanh nghiệp quốc tế dần xâm nhập thị trƣờng với sự vƣợt trội về công nghệ, tài chính và khả năng quản lý sáng tạo. Điều này đòi hỏi Bê tông Việt Đức cần phải có hƣớng đi mới xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh theo hƣớng áp dụng công nghệ mới.

Qua tìm hiểu về các công nghệ sản xuất bê tông mới trên thị trƣờng gần đây, tác giả mạnh dạn lựa chọn xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh cho Công ty TTNHH Việt Đức giai đoạn 2017 – 2022 thông qua việc sử dụng công nghệ xây dựng mới “Công nghệ in 3D”. Đây là một công nghệ hoàn toàn mới hiện tại Việt Nam chƣa sử dụng và chƣa có công trình nào nghiên cứu hoặc nói về công nghệ này.

4.3.1.2. Nội dung của giải pháp

Có rất nhiều thuật ngữ khác nhau đƣợc dùng để chỉ công nghệ sản xuất đắp dần - quen thuộc nhất là tên gọi “Công nghệ in 3D”, bên cạnh những tên khác nhƣ Công nghệ tạo mẫu nhanh, Công nghệ chế tạo nhanh và Công nghệ chế tạo trực tiếp. Nhƣ vậy, hầu hết các thuật ngữ này đều ra đời dựa trên cơ chế hay tính chất của công nghệ. Thuật ngữ “in 3D” sẽ cho ngƣời nghe hình dung về việc sử dụng

máy in phun với đầu mực di chuyển trên giấy để tạo ra các sản phẩm hoàn thiện, giống nhƣ máy in bình thƣờng hiện nay vẫn hay sử dụng tại văn phòng. Phƣơng pháp in 3D trong xây dựng cũng tƣơng tự nhƣ vậy, các nhà sản xuất sử dụng 1 máy in 3D cỡ lớn phun bê tông những kiến trúc theo thiết kế 3D trên máy tính để hoàn thiện cấu trúc xây dựng. Thay vì phải dựng khuôn đổ bê tông hoặc sử dụng nhân công để xây tƣờng nhƣ hiện nay các công trình vẫn đang làm thì với công nghệ in 3D tất cả sẽ dùng bằng máy tính để xây dựng công trình.

Công nghệ in 3D trong xây dựng nền tảng là sử dụng công nghệ đƣờng viền phác thảo (Contour Crafting (CC). Đây là công nghệ duy nhất sử dụng máy móc để xây dựng các công trình lớn nhƣ nhà ở (Khoshnevis, 2000). CC là một công nghệ chế tạo lớp phát triển bởi Tiến sĩ Behrokh Khoshnevis của Đại học Southern California. CC có tiềm năng lớn cho việc tự động xây dựng của toàn bộ cấu trúc cũng nhƣ các thành phần phụ của cấu trúc.

Đƣờng Viền phác thảo (CC) là một công nghệ chế tạo phụ gia có sử dụng điều khiển máy tính để khai thác khả năng hình thành bề mặt cao để tạo ra hiệu quả trơn tru và chính xác, phẳng hơn so với dùng các công cụ xây dựng bằng tay và dùng cho các loại bề mặt (Khoshnevis 1998, Khoshnevis et al, 2001-a;. Khoshnevis et al, 2001-b). Một số trong những lợi thế quan trọng của Đƣờng Viền phác thảo so với quy trình khác là lớp chế tạo có chất lƣợng bề mặt tốt hơn, tốc độ chế tạo cao hơn, và vật liệu sử dụng đa dạng hơn.

Các tính năng chính của CC là việc sử dụng hai Trowels (dụng cụ đầu phun hồ hoặc xi măng bằng máy tƣơng tự cái bay của thợ hồ), đƣợc sử dụng nhƣ 2 thiết bị tạo mặt phẳng, với mục đích tạo bề mặt đối tƣợng xây dựng có bề mặt mịn và độ chính xác đƣợc chấp nhận mà hiệu lực hoạt động nhƣ hai mặt phẳng vững chắc, để tạo ra các bề mặt trên đối tƣợng đƣợc chế tạo với độ chính xác cao và đặc biệt là mịn.

Trƣớc đây, nghệ sĩ và thợ thủ công đã sử dụng hiệu quả các công cụ Trowels đơn giản nhƣ lƣỡi dao, dao điêu khắc, và dao putty, với một hoặc hai mặt phẳng cho hình thành vật liệu ở dạng bột nhão kể từ thời cổ đại.

Tính linh hoạt và hiệu quả của các dụng cụ thực hiện bằng tay này dùng để chế tạo các bề mặt phẳng, cũng nhƣ các bề mặt phức tạp khác. Nó đƣợc chứng mình khi thực hiện chế tạo khuôn hình các đồ bằng gốm và các tác phẩm điêu khắc với hình học bề mặt của tác phẩm phức tạp hoặc việc trát các chi tiết của tƣờng có hình dạng phức tạp nhƣ hoa, làm phẳng bề mặt trên các bức tƣờng của phòng, các chi tiết gấp khúc. Ngày hôm nay, dao định hình đƣợc sử dụng để làm các mô hình có kiểu dáng công nghiệp nhƣ mô hình thân xe bằng đất sét.

Tuy nhiên, ngày nay trong xu thế cơ giới hóa với máy tính điều khiển số và robot thì các phƣơng pháp sử dụng các công cụ đơn giản này vẫn đƣợc áp dụng nhƣng sử dụng hạn chế để tạo các cấu trúc, xây dựng các mô hình tòa nhà và các công trình bằng thạch cao gắn trong ngành xây dựng.

Trong CC, điều khiển máy tính đƣợc sử dụng để tận dụng lợi thế của các bề mặt cao hình thành năng lực của Trowels để tạo ra bề mặt tự do theo ý muốn, trơn tru và chính xác hơn.

Cách tiếp cận sắp (phun) từng lớp cho phép tạo ra các hình dạng bề mặt khác nhau và việc sử dụng các công cụ xây dựng phổ thông khác nhau ít hơn so với làm thủ công thạch cao và điêu khắc. Nghĩa là chỉ cần 1 Trowels bằng máy có thể thay thế hầu hết các công cụ Trowels thủ công trƣớc đây mỗi khi cần thực hiện các chi tiết phức tạp. CC nó là một phƣơng pháp lai kết hợp một quá trình đùn để hình thành các bề mặt đối tƣợng và quá trình làm đầy (đổ hoặc tiêm, bơm, phun) để xây dựng cốt lõi đối tƣợng. Các vòi phun có một đầu và một chi tiết để kiểm soát

Trowels.

Khi vật liệu đƣợc ép phun ra (ép đùn), nó sẽ đi qua Trowels và tạo ra các bề mặt bên ngoài và ở trên các mặt trên. Các Trowel ở bên cạnh có thể đƣợc điều khiển để tạo ra các bề mặt không trực giao. Quá trình phun trong xây dựng nó chỉ thực hiện phun hình thành với các chi tiết bên ngoài hay các viền xung quanh của đối tƣợng. (nếu sử dụng phun xây nhà thì nó tạo ra tƣờng – là chi tiết bên ngoài). Sau khi tạo hình hoàn chỉnh của từng bộ phận tƣơng ứng của một lớp nhất định, nếu cần

thiết nguyên liệu phụ gia nhƣ bê tông có thể đƣợc đổ để cố định các khu vực đƣợc xác định bởi các viền tạo hình.

Một số máy CC đã đƣợc phát triển tại Đại học Nam California cho nghiên cứu về chế tạo bằng các vật liệu khác nhau bao gồm nhựa nhiệt dẻo, nhiệt rắn, và các loại gốm sứ. Những máy bao gồm một hệ thống giàn XYZ, một hệ thống đƣợc lắp ráp bao gồm vòi phun với ba thành phần điều khiển chuyển động (đùn, luân chuyển, và Trowel xoay chiều) và sáu trục phối hợp hệ thống điều khiển chuyển động. Các máy phát triển cho chế biến đồ gốm có khả năng đùn, phun một loạt các vật liệu bao gồm đất sét và bê tông.

Giáo sư B. Khoshnevis và giáo sư George Bekey đã tiến hành thử nghiệm rộng

rãi để tối ƣu hóa các quá trình của công nghệ CC để sản xuất một loạt các mô hình 2.5D và 3D của các bộ phận dƣới dạng hình vuông, lồi, lõm với các tính năng khác nhau, một số chứa đầy bê tông. Các mẫu khác nhau đƣợc làm với các tỷ lệ khác nhau. Họ hiện đang làm việc trên sự phát triển của hệ thống lắp ráp vòi phun mới đƣợc thiết kế đặc biệt cho các ứng dụng xây dựng. Với các vòi phun mới, họ có ý định đầu tiên là chế tạo đầy đủ quy mô đối với các tính năng xây dựng khác nhau nhƣ các bộ phận của bức tƣờng đƣợc các ống dẫn xây dựng bên trong, mái tựa và thực hiện phân tích các cấu trúc khác nhau và thử nghiệm bằng cách sử dụng đa dạng nhiều loại vật liệu.

* Sử dụng công nghệ đồ họa 3D

Song song với sử dụng công nghệ CC ta kết hợp sử dụng công nghệ đồ họa BIM - Building Information Modeling (hay còn gọi là mô hình thông tin công trình) để thiết kế các công trình xây dựng dƣới dạng 3D. Công nghệ Bim đó là công nghệ sử dụng mô hình ba chiều (3D) để tạo ra, phân tích và truyền đạt thông tin của công trình (Nguồn: Website Đại học xây dựng, Bộ môn công nghệ và quản lý xây dựng)

Theo Viện Kiến trúc Hoa Kỳ, tên gọi Building Information Modeling (BIM) đƣợc Autodesk đặt ra (Autodesk là một công ty lớn của Mỹ, chuyên cung cấp các

phần mềm đồ họa phục vụ cho công tác thiết kế và thi công xây dựng) và đƣợc phổ

Industry Analyst) ngƣời Mỹ) để mô tả mô hình không gian ba chiều thiết lập bằng công cụ máy tính để thể hiện các vật thể. Nó trợ giúp quá trình trao đổi và chia sẻ thông tin của công trình bằng cách số hóa. Các nhà tƣ vấn thiết kế cũng nhƣ các nhà thầu xây dựng có thể sử dụng các phần mềm BIM (chẳng hạn nhƣ Autodesk Revit Architectural, Revit Structure, Revit MEP, v.v.) để tạo nên một mô hình của công trình trên máy vi tính mà mô hình này sẽ giống hệt nhƣ công trình thực tế ở ngoài công trƣờng. Mô hình không gian ba chiều này đƣợc liên kết với cơ sở dữ liệu thông tin của dự án, thể hiện tất cả các mối liên hệ về mặt không gian, các thông tin hình học, kích thƣớc, số lƣợng, và cả cấu tạo vật liệu của các cấu kiện, bộ phận của công trình. Nó có thể đƣợc sử dụng để thể hiện toàn bộ vòng đời của một công trình xây dựng từ khâu thiết kế, thi công, cho đến khâu vận hành sử dụng.

BIM là tiến trình tạo dựng và sử dụng mô hình kĩ thuật số cho công việc thiết kế, thi công và cả quá trình thực hiện dự án. Phần mềm đơn giản chỉ là cơ cấu để tiến trình BIM đƣợc thực hiện. BIM chứa đựng những thay đổi mang tính cách mạng trong việc thông tin của công trình xây dựng đƣợc tạo ra, thể hiện, và sau này đƣợc sử dụng trong quá trình xây dựng. Do hợp nhất đƣợc thông tin từ tất cả các khía cạnh của quá trình xây dựng công

trình nên BIM có thể làm tăng hiệu quả sử dụng và tính sẵn có của các thông tin này lên gấp nhiều lần.

Tiến trình BIM liên quan đến các bên tham gia trong toàn bộ vòng đời (life cycle) của dự án (kiến trúc sƣ, kĩ sƣ, nhà thầu, chủ công trình, quản lý thiết bị, v.v), tất cả những ngƣời góp sức và trao đổi thông qua việc chia sẻ mẫu thiết kế. Những mẫu thiết kế này bao gồm sự kết hợp giữa mô hình thông minh 2D và 3D trƣớc đây sử dụng để lập bản vẽ thiết kế công trình, cùng với các yếu tố ngoại vi nhƣ vị trí địa lý và điều kiện thực tế ở địa phƣơng, cho đến dữ liệu ảo của công trình cung cấp nguồn cho mọi thông tin phục vụ việc thiết kế công trình.

„‟Sự thông minh‟‟ đƣợc đƣa vào vật thể bao gồm giá trị biến đồ họa xác định trƣớc và thông tin phi đồ họa, cung cấp cho kiến trúc sƣ, kĩ sƣ cơ-điện-nƣớc, và nhà thầu khả năng biểu diễn hình học và mối quan hệ giữa các yếu tố công trình liên quan.

Thông tin này khi đƣa vào hệ thống dữ liệu tích hợp sẽ đƣợc cập nhật vào toàn bộ các bản vẽ thiết kế và danh mục của dự án. Khi dự án có một thay đổi đƣợc phê duyệt và tích hợp vào mô hình kết quả của BIM, tất cả các góc nhìn đồ họa (sơ đồ, kiến trúc, chi tiết, và các bản vẽ cấu trúc khác), cũng nhƣ các thông tin phi đồ họa nhƣ tài liệu thông tin về kiến trúc và các danh mục sẽ tự động phản hồi và cập nhật các thay đổi đó.

4.3.1.3. Hiệu quả dự kiến

Công nghệ in 3D trong xây dựng bao gồm một hệ thống giàn di chuyển ngang có vòi phun trên hai tuyến song song lắp đặt tại công trƣờng xây dựng. Một ngôi nhà duy nhất hoặc một chuỗi, hệ thống các ngôi nhà, mỗi ngôi nhà có thể là một thiết kế khác nhau, ứng dụng công nghệ in 3D có thể đƣợc tự động xây dựng trong một hoạt động đơn lẻ. Cấu trúc thông thƣờng có thể đƣợc xây dựng bằng cách tích hợp các máy công nghệ phác thảo đƣờng viền với hỗ trợ chùm tia chỉ định và cánh tay định vị và các cấu trúc bằng gạch, chẳng hạn những ngƣời thiết kế bởi CalEarth (www.calearth.org), có thể đƣợc xây dựng mà không có yếu tố hỗ trợ bên ngoài bằng cách sử dụng tính năng hình dạng nhƣ mái vòm và hầm. Sau đây là một số hiệu quả mang lại từ công nghệ xây dựng tự động này:

- Thiết kế linh hoạt: Quá trình này cho phép các kiến trúc sƣ thiết kế cấu trúc hình học với kiến trúc chức năng và kỳ lạ mà khó có thể nhận ra bằng cách sử dụng xây dựng thủ công hiện tại.

- Nhiều vật liệu: vật liệu khác nhau sử dụng cho bề mặt bên ngoài và là chất độn giữa các lớp bề mặt có thể đƣợc sử dụng trong công nghệ in 3D. Ngoài ra,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn việt đức giai đoạn 2017 2022 (Trang 111 - 190)