Nội dung cơ bản của quản lýhoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh thái bình (Trang 26 - 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lýhoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền

1.2.2. Nội dung cơ bản của quản lýhoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền

Quản lý hoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền vững đó là việc nhà nước sử dụng các công cụ hành chính, phi hành chính nhằm quản lý hoạt động khai thác thủy sản do các tổ chức, hộ gia đình thực hiện sao cho đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhưng không làm tổn hại đến môi trường thiên nhiên như gây ô nhiễm hoặc làm cạn kiệt nguồn nước. Đồng thời điều chỉnh các hoạt động của con người sống tại chỗ và những người tham quan, du lịch được hưởng lợi mà không làm cho các nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị mất đi hoặc bị tổn hại, cũng như tạo các điều kiện về vật chất, tinh thần để không ngừng phát triển các nguồn lợi thủy sản đã có và ngày một đa dạng hơn.

1.2.2. Nội dung cơ bản của quản lý hoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền vững bền vững

- Thứ nhất là quy hoạch: Đây là một vấn đề quan trọng trong quản lý hoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền vững, bởi nếu không có quy hoạch sẽ dẫn tới khai thác thủy sản tràn lan, bất hợp pháp, cơ quan quản lý không kiểm soát, không bảo đảm được tính bền vững. Ở mỗi địa phương, chi cục thủy sản là cơ quan tham mưu, đề xuất quy hoạch khai thác thủy sản của địa phương mình.

Quy hoạch khai thác thủy sản ở mỗi địa phương phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tiếp tục đưa thủy sản trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn với khả năng cạnh tranh cao.

Việc quy hoạch khai thác thủy sản trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả lợi thế, tiềm năng, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản cùng với quá trình hiện đại hóa nghề cá. Hình thành các trung tâm nghề cá lớn, gắn kết với các ngư trường trọng điểm, vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, với khu công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

Cần quy hoạchkhai thác thủy sản trong mối quan hệ kết hợp hài hòa lợi ích với các ngành kinh tế khác và phát triển kinh tế-xã hội các vùng, địa phương;

đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo.

Quy hoạch khai thác thủy sản gắn với đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất, chú trọng các hình thức liên kết, hợp tác giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ; nâng cao vai trò tham gia quản lý của cộng đồng, vai trò của các Hội, Hiệp hội ngành nghề trong sản xuất thủy sản; đồng thời tăng cường vai trò quản lý nhà nước và không ngừng cải cách hành chính.

Một nội dung quan trọng trong quy hoạch khai thác thủy sản là phải hướng đến cải thiện điều kiện sống, nâng cao thu nhập của cộng đồng ngư dân, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất thủy sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao, gắn với xây dựng, phát triển nông thôn mới, xây dựng các làng cá giàu đẹp, văn minh.

Nội dung của quy hoạch chính là việc tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường và từng vùng biển, gắn khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đổi mới các hình thức hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững. Trong quy hoạch phải xác định rõ sản lượng khai thác: cơ cấu khai thác theo vùng miền, cơ cấu sản lượng theo đối tượng khai thác.

Đồng thời phải quy hoạch cơ cấu nghề khai thác hải sản theo 7 họ nghề (lưới kéo, rê, vây, câu, vó mành, nghề cố định và các nghề khác) theo hướng giảm dần những nghề khai thác gây hại nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái; duy trì và phát triển những nghề có tính chọn lọc cao, thân thiện với môi trường; phát triển các nghề vây khơi, câu khơi kết hợp chụp mực, câu cá ngừ đại dương; giảm mạnh các nghề lưới kéo, nghề cố định, nghề lưới vó, nghề mành và giảm dần một số nghề lưới rê ven bờ.

Phải quy hoạch tàu thuyền khai thác hải sản theo từng mốc thời gian, số lượng tàu cá hoạt động khai thác tại vùng ven bờ và vùng lộng; số lượng tàu đánh bắt xa bờ đối với từng địa phương và vùng miền sao cho hợp lý, bảo đảm hiệu quản kinh tế và bền vững.

- Thứ hai là, về chính sách quản lý: các chính sách ban hành cần đồng bộ hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu khai thác thủy sản gần bờ, khuyến khích khai thác thủy sản xa bờ; khuyến khích chế biến các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng, áp dụng công nghệ mới trong khai thác, dịch vụ hậu cần, đóng mới và hiện đại hóa tàu cá; khuyến khích liên kết trong sản xuất thủy sản, áp dụng khai thác thủy sản có chứng nhận.

- Thứ ba là, tổ chức thực hiện: Đây cũng là một nội dung có vai trò quyết định trong thực hiện quản lý hoạt động khai thác thủy sản của mỗi địa phương. Để thực hiện công tác quản lý phải có chủ thể quản lý và tổ chức hoạt động khai thác.

+ Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước:

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khai thác thủy sản từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách, đổi mới, hội nhập quốc tế nhưng cũng phải phù hợp với đặc điểm, tình hình và điều kiện của từng địa phương.

Thực hiện cơ chế phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương. Ban hành, sửa đổi và bổ sung hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách quản lý, các biện pháp nâng cao năng lực bộ máy hành chính và công chức, xây dựng thể chế quản lý ngành thủy sản.

Đẩy nhanh tốc độ xã hội hóa các hoạt động dịch vụ công; kiện toàn và tăng cường năng lực tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra từ Trung ương đến địa phương.

+ Tổ chức hoạt động sản xuất:

Tổ chức công tác quản lý tàu cá, quản lý cường lực khai thác, nghề khai thác, mùa vụ khai thác, ngư trường khai thác phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản đối với từng vùng biển. Đẩy mạnh phân cấp quản lý tàu cá khai thác vùng ven bờ cho chính quyền địa phương nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý sát với thực tiễn, giảm mạnh cường lực khai thác, bảo đảm duy trì và tái tạo phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Phát triển mô hình tổ chức cộng đồng quản lý nghề cá cho từng vùng biển ven bờ hoặc cho từng đối tượng khai thác. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động khai thác thủy sản từ ven bờ ra xa bờ.

Điều tra, giám sát, đánh giá nguồn lợi thủy sản, thu thập thông tin nghề cá và dự báo ngư trường; điều tra thu thập số liệu nghề cá phục vụ quản lý nghề cá

bền vững. Thành lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa.

- Thứ tư là, đề ra và thực hiện các biện pháp bảo vệ, duy trì và tái tạo nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh thái bình (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)