Một số kết quả và hạn chế trong công tác quản lýhoạt động khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh thái bình (Trang 72)

3.2.4 .Cơ sở hậu cần và dịch vụ khai thác thủy sản

3.4. Một số kết quả và hạn chế trong công tác quản lýhoạt động khai thác thủy sản

3.4.1. Một số kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp nói chung và khai thác thủy sản nói riêng đã nhận được sự quan tâm, đầu tư rất lớn từ Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất khai thác hải sản đã được ban hành kịp thời như Quyết định số 289/QĐ-TTg, Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 67;Nghị định 89 về chính sách phát triển thủy sản. Tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều chính sách lớn cho ngành thủy sản... Các chính sách hỗ trợ này đã mang lại ý nghĩa chính trị, xã hội rất lớn. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân và sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình, Chi cục Thủy Sản Thái Bình đã từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao năng lực cho các thành viên, bám sát ngư dân, ngư trường đã làm tốt công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên biển. Công tác quản lý nghề khai thác hải sản ngày càng được chú trọng. Các hoạt động giáo dục về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo cho ngư dân được tổ chức chặt chẽ, hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực.

Từ năm 2010 đến nay xu hướng ngư dân ngày càng đầu tư tàu có công suất lớn để vươn ra khơi khai thác xa bờ, tập trung ở nhóm tàu có công suất từ 250CV trở lên khai thác ở các vùng biển xa, tạo ra sản lượng khai thác hải sản có giá trị xuất khẩu cao và giảm bớt cường lực khai thác vùng ven bờ, vùng lộng.

Đội tàu khai thác hải sản của tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng lẫn công suất. Sản lượng và giá trị khai thác hải sản tăng qua các năm. Cơ cấu nghề khai thác hải sản chuyển dịch theo hướng đa nghề, sản xuất quanh năm và vươn khơi khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế, phục vụ xuất khẩu.

Đội tàu xa bờ của tỉnh ngày càng có xu hướng tăng, có tổ đội khai thác đã thúc đẩy khai thác xa bờ phát triển và có tiềm năng lớn trong thời gian tới.

Năm 2014, sản lượng khai thác thuỷ sản đạt 58.834 tấn tăng 8,61% so với năm trước, giá trị 918,909 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010) tăng 6,17%. Trong

đó, sản lượng khai thác hải sản là 54.156 tấn, khai thác nước ngọt 4.678 tấn. Số lượng tàu cá, tính đến ngày 30/12/2014, toàn Tỉnh Thái Bình có tổng số 1.171 tàu cá, tổng công suất máy là 78893,5 CV (tăng 3.682,5 CV so với năm 2013).

Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch, ban hành các cơ chế chính sách được quan tâm triển khai thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển khai thác thuỷ sản trong toàn tỉnh như: Đề án phát triển các phương tiện đánh bắt xa bờ, gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường biển; Đề án Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ khai thác và nuôi trồng thủy sản giai đoạn năm 2015-2020; triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Tại tỉnh Thái Bình có 38 phương tiện được hưởng chính sách ưu đãi đóng mới, cải hoán theo Nghị định, các cơ chế chính sách đã được đưa vào cuộc sống, ngư dân tích cực đóng mới, cải hoán nâng cấp tàu cá có công suất lớn vươn khơi khai thác xa bờ, chuyển đổi nghề sang các nghề thân thiện với môi trường như nghề lưới rê, lồng bẫy ghẹ thân thiện với môi trường. Cơ cấu đội tàu cá phát triển theo hướng tích cực số lượng tàu cá công suất nhỏ khai thác gần bờ giảm dần, số tàu có công suất trên 90 CV tăng nhanh, năm 2014, toàn tỉnh có 193 chiếc có công suất máy 90 CV trở lên tham gia khai thác xa bờ.

Chế biến thuỷ sản góp phần thúc đẩy nuôi trồng và khai thác thuỷ sản phát triển mạnh hơn, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều lao động ở các địa phương ven biển. Các cơ sở chế biến thuỷ sản có quy mô lớn của tỉnh là: Công ty TNHH Rich Beauty Food, Nhà máy chế biến bột cá Thuỵ Tân, Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình, Công ty Cổ phần Thuỷ sản Thương mại Diêm Điền, Công ty TNHH Minh Phú. Chế biến thủy sản đã đáp ứng được nhu cầu chế biến sản phẩm từ khai thác và nuôi trồng thủy sản.

3.4.2. Một số hạn chế, tồn tại

Kinh tế biển của tỉnh nói chung phát triển chưa vững chắc, chiếm tỷ trọng thấp chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế. Cơ cấu ngành, nghề kinh tế còn lạc hậu, chủ yếu tập trung phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển.

tiềm năng, chưa bảo đảm được khai thác bền vững do có nhiều các hoạt động khai thác bất hợp pháp.

Công tác quản lý tàu cá trên địa bàn tỉnh Thái Bình gặp khó khăn do địa bàn rộng, cán bộ làm công tác Đăng kiểm tàu cá còn hạn chế về số lượng, phương tiện xuống cấp, các cửa sông luồng lạch thay đổi nhiều do đó khó khăn trong công tác quản lý, đăng ký, đăng kiểm tàu cá.

Công tác Kiểm chứng, quản lý tàu thuyền qua các Trạm Biên phòng còn nhiều hạn chế, lỏng nẻo; Ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký, đăng kiểm các chủ tàu chưa cao.

Chủ tàu và tàu cá thường xuyên đi biển, đánh bắt ở các ngư trường xa nên công tác kiểm tra, đăng kiểm gặp khó khăn; Một số chủ tàu không khai báo, trốn tránh khi hết hạn đăng kiểm.

Tàu cá mua bán, sang tên đổi chủ không có hồ sơ gốc. Nhiều chủ tàu đã được hướng dẫn nhưng quá trình thực hiện còn chậm, không nhiệt tình trong quá trình hoàn thiện để tiến hành đăng ký, đăng kiểm phương tiện.

Tàu cá sau khi mua bán đã làm thay đổi hiện trạng thực của tàu; Giấy tờ kèm theo không khớp với thực tế của tàu; Tàu cá đóng mới tại các cơ sở không đủ tư cách pháp nhân sử dụng lại giấy tờ tàu cũ đã giải bản.

Các phương tiện khai thác thủy sản chưa trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn, thông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh, cứu hỏa…hoặc có trang bị nhưng chống đối, mượn tạm khi có cán bộ kiểm tra, đăng kiểm.

Việc đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các khu neo đậu tránh trú bão, cảng cá, bến cá, hạ tầng các vùng nuôi trồng thuỷ sản, vùng sản xuất giống phục vụ khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đã được quan tâm thực hiện nhưng còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu, trong khi thực hiện xã hội hoá vào lĩnh vực thuỷ sản còn nhiều khó khăn.

Công tác quản lý của Chi cục Thủy sản Thái Bình đối với phát triển các doanh nghiệp, công ty khai thác thủy sản chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Đến nay, trên địa bàn Tỉnh chưa có một doanh nghiệp nào chuyên sâu về khai thác thủy sản, mới có các mô hình tổ, đội đánh bắt thủy sản xa bờ.

Công tác khai thác thủy sản kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo của cơ quan quản lý chưa tuyên truyền giáo dục thường xuyên, đầu tư về vật chất còn hạn chế. Nhận thức của một số chủ tầu thuyền về vấn đề này còn xem nhẹ, mất cảnh giác, ý thức chính trị chưa cao.

Khai thác kết hợp với thương mại và du lịch biển phát triển còn chậm so với yêu cầu và so với các tỉnh lân cận. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực vùng ven biển tuy đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Trong tổ chức hoạt động khai thác thủy sản, một số nơi và một số cán bộ ở địa phương còn chưa quan tâm, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân, còn gây nhũng nhiễu, tiêu cực.

Công tác bảo vệ môi trường chưa được coi trọng. Ý thức giữ gì môi trường biển của các ngư chưa được tốt. Các tàu hoạt động trên biển còn xả nhiều rác thải, khói bụi. Các cơ sở có công nghệ chế biến lạc hậu, vị trí chưa được quy hoạch hợp lý, gần khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường; hệ thống xử lý nước, hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải, trang thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế.

Chƣơng 4:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊĐỐI VỚIQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢNCỦA TỈNH THÁI BÌNHTHEO HƢỚNG BỀN VỮNG

4.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng

4.1.1. Quan điểm

Phát triển khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển của ngành và cả nước. Tiếp tục phát huy tốt các lợi thế về địa lý, ưu thế về tiềm năng thủy sản trên địa bàn tỉnh đưa khai thác thủy sản trở thành ngành sản xuất hàng hóa quan trọng của tỉnh.

Phát triển khai thác thủy sản phải đặt trong mối quan hệ lợi ích với các ngành kinh tế khác. Khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm duy trì sản xuất bền vững, đồng thời cần gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển.

Tiến hành chuyển dịch cơ cấu tàu cá và lao động nghề cá; giảm sức ép và khôi phục lại nguồn lợi ven bờ; phát triển khai thác xa bờ hợp lý nhưng hiệu quả trên cơ sở giảm số lượng tàu khai thác ven bờ. Phát triển khai thác thủy sản đặc biệt chú trọng hiệu quả kinh tế, không chạy theo sản lượng, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm sau khai thác.

Xóa bỏ nghề khai thác mang tính hủy diệt, kém hiệu quả. Có lộ trình chuyển đổi nghề đối với một bộ phận ngư dân đánh cá ven bờ sang ngành nghề khác thích hợp.

Tổ chức và sắp xếp lại nghề khai thác thủy sản trên cơ sở vận động ngư dân khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, phân cấp quản lý chặt chẽ gắn với phát triển kinh tế tập thể trong cộng đồng ngư dân.

4.1.2. Phương hướng

Phát triển đội tàu công suất trên 90 CV hoạt động ở vùng khơi, đánh bắt các đối tượng thủy sản có chọn lọc, có giá trị thương mại cao như nghề chài chụp kết hợp ánh sáng, nghề câu vàng ... Đổi mới, cải tiến và du nhập một số ngư cụ khai thác theo hướng nâng cao hiệu quả, từng bước hiện đại hóa nghề cá.

Giảm sản lượng khai thác gần bờ trên cơ sở giảm nhanh số lượng tàu thuyền, cường lực và tỷ trọng sản lượng khai thác tại vùng biển ven bờ. Tiến hành chuyển

đổi nghề cho ngư dân vùng bãi ngang sang nuôi trồng thủy sản, dịch vụ, chế biến thủy sản hoặc chăn nuôi, trồng trọt và một số ngành nghề thích hợp.

Tăng cường công tác chỉ đạo khai thác theo ngư trường, mùa vụ và tập trung sản xuất theo tổ, đội, nghiệp đoàn. Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho ngư dân bằng việc thường xuyên tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật. Đồng thời thả bổ sung các loại giống thủy sản về với tự nhiên nhằm phục hồi và tái tạo nguồn lợi, đặc biệt là phục hồi các đối tượng thủy sản có giá trị cao, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong khai thác thủy sản. Từng bước phát triển đội tàu dịch vụ, thu mua, bảo quản và sơ chế sản phẩm trên biển để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho các đội tàu đánh bắt.

Tranh thủ nguồn vốn Trung ương và vốn vay nước ngoài hoàn thiện, đầu tư và phát triển hệ thống cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão; các cơ sở đóng mới sửa chữa tàu thuyền; các chợ thủy sản trên các đảo và các huyện ven biển nhằm hỗ trợ ngư dân khai thác hiệu quả tại các vùng biển xa bờ.

Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các chính sách đồng bộ về đầu tư, đào tạo nghề, điều tra nguồn lợi, dịch vụ hậu cần, tổ chức các hình thức sản xuất, phù hợp để khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển khai thác thủy sản bền vững.

4.2. Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Thái Bình theo hƣớng bền vững

4.2.1. Giải pháp về quy hoạch

4.2.1.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

- Cơ cấu tàu thuyền khai thác ven bờ và xa bờ đang bị mất cân đối. - Số lượng tàu thuyền nhỏ, khai thác ven bờ chiếm đa số.

- Căn cứ kết quả trên mô hình Schaefer - Fox

- Phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nghề cá xa bờ. - Các căn cứ pháp lý xây dựng quy hoạch gồm:

+ Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 và các văn bản dưới luật

+ Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 và các văn bản dưới luật + Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 và các văn bản dưới luật + Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 và các văn bản dưới luật

duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

+ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động KTTS của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển

+ Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản

+ Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 28/3/2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) của tỉnh Thái Bình.

+ Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản

+ Nghị định 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản

+ Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 07/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

+ Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách khuyến khích khai thác, nuôi trồng thủy hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa

+ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020

+ Quyết định số 188/2012/QĐ-TTg ngày 13/02/1012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 + Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản

+ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030

+ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

+ Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

+ Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh thái bình (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)