3.2.4 .Cơ sở hậu cần và dịch vụ khai thác thủy sản
4.2.7. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng và hậu cần, dịch vụ khai thác thủy sản
-Ngư dân khai thác thủy sản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm từ thế hệ trước để lại, chưa có kiến thức khoa học về khai thác thủy sản mang lại hiệu quả cao, thân thiện môi trường và theo hướng bền vững.
-Một tỉ lệ ít ngư dân được đào tạo sơ cấp qua các lớp bồi dưỡng và thi lấy chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.
-Việc nắm bắt và hiểu các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo tồn và phát triển ngành thủy sản còn nhiều hạn chế.
4.2.6.2. Nội dung giải pháp
-Mở các lớp đào tạo, tập huấn cho người dân về việc kỹ thuật, công nghệ khai thác thân thiện với môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và hướng tới phát triển bền vững.
-Hướng dẫn cho người dân biết đến quy định khai thác thủy sản; giám sát, nhắc nhở người dân thực hiện đúng quy định của Nhà nước.
4.2.6.3. Biện pháp thực hiện
-Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Thủy sản, các phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp huyện phối hợp cùng các Trường Đại học, Viện nghiên cứu về chuyên ngành khai thác thủy sản để mở các lớp đào tạo, tập huấn cho người dân về việc khai thác thủy sản.
-UBND các xã ven biển phối hợp Chi cục Thủy sản hướng dẫn cho người dân biết đến quy định khai thác thủy sản; giám sát, nhắc nhở người dân thực hiện đúng quy định đã đưa ra.
4.2.6.3. Đánh giá tính khả thi của giải pháp
Giải pháp đưa ra có tính khả thi cao vì các yếu tố đầu vào cho giải pháp đều có. Do vậy, chỉ cần Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm cơ quan chủ trì mời các bên liên quan tham gia quá trình đào tạo.
4.2.7. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng và hậu cần, dịch vụ khai thác thủy sản thủy sản
vững thì bản thân các nhà quản lý cần phải :
- Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Miễn giảm thuế sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ lãi xuất vay vốn đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dich vụ hậu cần.
- Xã hội hóa việc đầu tư và quản lý các cảng cá, bến cá theo hướng nhà nước và tư nhân cùng tham gia khai thác.
- Thành lập các Ban quản lý cảng cá, bến cá trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thống nhất quản lý trong phạm vi toàn tỉnh. Xây dựng quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá của tỉnh.
- Quản lý chặt chẽ các cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá, khuyến khích phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần có công suất lớn.
- Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc phục vụ quản lý, giám sát tàu cá, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.
- Huy động mọi nguồn lực để phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Nguồn vốn huy động từ ngân sách nhà nước; các doanh nghiệp và cá nhân, nguồn vốn đầu tư, tài trợ từ nước ngoài.
- Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư hỗ trợ vào các lĩnh vực: xây dựng cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão, cơ sở chế biến thủy sản, cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá, công nghệ bảo quản sản phẩm; công nghệ chế biến thủy sản; hỗ trợ đầu tư bảo quản, chế biến giảm tổn thất sau thu hoạch, an toàn thực phẩm và cải thiện đời sống ngư dân bãi ngang, hộ sản xuất nhỏ.
- Tăng hợp lý tỷ trọng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước phục vụ phát triển lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản; nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong công tác quản lý, sử dụng đầu tư công từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp tác phát triển.
- Rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ khai thác và nuôi trồng thủy sản. Nâng cao chất lượng quá trình lựa chọn dự án; chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các hộ gia đình ngư dân có khả năng tài chính và kinh nghiệm tự bỏ vốn đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dânphát triển dịch vụ hậu cần nghề cá được vay vốn ngân hàng.
- Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ đầy đủ về số lượng, năng lực quản lý về các lĩnh vực quản lý nghề cá, đáp ứng tốt cho CNH, HĐH lĩnh vực phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá. Cung cấp thông tin thị trường, ngư trường.
- Nghiên cứu, áp dụng công nghệ vật liệu mới như sợi thủy tinh, composite... thay thế gỗ để đóng tàu cá. Phổ biến công nghệ đóng tàu bằng các vật liệu nhân tạo tổng hợp, áp dụng, chuẩn hóa các mẫu tàu cá và vật liệu đóng tàu phù hợp với điều kiện nghề cá của tỉnh.
4.2.8. Giải pháp phát triển kinh tế biển kết hợp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển đảo
Với việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hợp lý và mang tính chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng tuyến biển đảo. Cho đến nay, công tác an ninh - quốc phòng trên biển của Tỉnh đã từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả, an ninh trật tự được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang bị phương tiện cho các lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới biển đảo. Trong thời gian tới cần phải triển khai có hiệu quả chính sách phát triển lực lượng đánh bắt cá xa bờ, tham gia hoạt động trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, đặc biệt tại các ngư trường của nước ta nhưng hiện tại bị các nước khác chiếm đóng trái phép. Ngư dân một mặt vừa khai thác thủy sản, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Giải pháp là Nhà nước đóng tàu vỏ thép, hiện đại và cấp cho ngư dân khai thác trên các vùng biển đề cập ở trên như ngư trường DK1, ngư trường quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Hàng năm, Bộ quốc phòng cử cán bộ, chiến sĩ đi cùng ngư dân trên các con tàu này. Các chiến sĩ đồng thời làm nhiệm vụ thu thập thông tin tình hình biển đảo, nắm bắt thực tế, hiện trạng các bên liên quan trên biển đảo nước ta và khai thác thủy sản như những ngư dân.
trên biển đã phối hợp xây dựng làng chài tự quản, tổ an ninh trật tự, tổ tuần tra nghĩa vụ và tổ an ninh. Qua đó, góp phần tích cực vào công tác phòng ngừa đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, các hoạt động xâm lấn và các hoạt động phản gián của các thế lực thù địch. Trên cơ sở xác định nhiệm vụ cơ bản lâu dài, xuyên suốt và nhiệm vụ trước mắt, định hướng chiến lược về an ninh - quốc phòng trên các vùng biển và ven biển đảo trong tình hình mới với những luận điểm cơ bản, quan trọng góp phần cung cấp cơ sở lý luận về quá trình hoạch định chính sách của tỉnh về biển đảo đó là:
Phát huy sức mạnh tổng hợp để giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển đảo trong địa bàn của tỉnh. Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, hơn bao giờ hết để thực hiện tốt chiến lược biển, phải khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn dân và toàn quân trên địa bàn của tỉnh trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc. Đồng thời cần phải chú trọng tăng cường công tác quản lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.