Tình hình thực hiện chính sách quản lýhoạt động khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh thái bình (Trang 64 - 67)

3.2.4 .Cơ sở hậu cần và dịch vụ khai thác thủy sản

3.3. Thực trạng công tác quản lýhoạt động khai thác thủy sản của Chi cục Thủy sản Thá

3.3.3. Tình hình thực hiện chính sách quản lýhoạt động khai thác thủy sản

3.3.3.1. Chính sách trung ương

Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân. Thời gian thực hiện từ năm 2008 đến 2010. Nội dung hỗ trợ gồm hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu khai thác thủy sản có công suất máy từ 90 Cv trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác thủy sản; hỗ trợ ngư dân thay máy tàu sang loại máy mới tiêu hao ít nhiên liệu hơn đối với tàu đánh bắt thủy sản có công suất từ 40 CV trở lên hoặc tàu dịch vụ hoạt động khai thác thủy sản; hỗ trợ bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên;… Kết quả đã hỗ trợ được hơn 200 tỷ đồng (nguồn Ngân sách Trung ương) với tổng số tàu thuyền là 10.450 chiếc, giúp cho công tác đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền nghề cá đi vào nề nếp. Tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục ra khơi đánh bắt cá khi giá xăng dầu tăng cao, giảm áp lực khai thác gần bờ, tăng cường đội tàu khai thác xa bờ kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Đến nay chính sách đã hết hiệu lực thi hành.

Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ ngư dân tham gia hoạt động khai thác trên các vùng biển xa (vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và DK1), thời gian thực hiện bắt đầu từ năm 2010. Nội dung hỗ trợ gồm hỗ trợ chi phí nhiên liệu; hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên; hỗ trợ kinh phí mua máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa …

Nghị định 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Nghị định 89 với một số quy định được sửa đổi, bổ sung đã nhận được sự quan tâm của bà con ngư dân, các doanh nghiệp, tháo gỡ được cơ bản những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị định 67 thời gian qua.

Có thể nói đây là chính sách hỗ trơ ̣ phát triển thủy sản đầy đủ nhất từ trước đến nay, sự ra đời của Nghị định 89 là chủ trương lớn, đúng đắn và kịp thời, phù hợp với nguyện vọng của ngư dân và các c ấp chính quyền địa phương. Để thực hiện tốt chủ chương này UBND tỉnh Thái Bình đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản tỉnh.

UBND tỉnh đã phê duyệt danh sách 25 chủ tàu đăng ký đóng mới. Tính đến hết tháng 3/2016, Tỉnh Thái Bình có 7 tàu đang đóng mới, trong đó, huyện Tiền Hải có 3 tàu, huyện Thái Thụy có 4 tàu; đến nay, chưa có tàu dịch vụ hậu cần xa bờ nào đăng ký hoạt động để nhận được hỗ trợ từ Nhà nước. Có 7 chủ tàu đã đăng ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại, tổng số tiền ngân hàng cam kết cho vay trên 97 tỷ đồng, đã giải ngân 31 tỷ đồng; 2 chủ tàu đã hoàn thiện hồ sơ, đang chờ kết quả thẩm định giá; 2 chủ tàu đề nghị ngân hàng lùi thời gian thực hiện dự án; 7 chủ tàu xin rút hồ sơ vay vốn; 2 chủ tàu không có nhu cầu tham gia chương trình, 1 chủ tàu chưa hoàn thiện hồ sơ vay vốn; 4 chủ tàu không đủ điều kiện vay vốn.

Chính sách định hướng về chiến lược và quy hoạch thủy sản: Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của TTCP phê duyệt Chiến lược phát triển Thủy sản Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030…, là cơ sở và căn cứ pháp lý quan trọng để tỉnh xây dựng quy hoạch. Tuy nhiên, nhược điểm của các văn bản chỉ đạo điều hành này chỉ đề cập đến cấp vùng, không có số liệu quy hoạch chi tiết đến cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Quyết định 279/QĐ-TTg ngày 7/3/2012 của Thủ tưởng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Quyết định này ra đời thúc đẩy ngành CBTS phát triển theo hướng bền vững, nâng cao tỷ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy ngành nuôi trồng, khai thác phát triển.

Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của TTCP về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề lao lao động nông thôn đến năm 2020.

Ngoài ra còn có các chính sách liên quan khác, đã định hướng cho các doanh nghiệp và người dân sản xuất và phát triển các mặt hàng CBTS có giá trị cao và tuân thủ các yêu cầu về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản nhằm đáp ứng yêu cầu các thị trường xuất khẩu và yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước

3.3.3.2. Chính sách địa phương

quan tâm triển khai thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển khai thác thuỷ sản trong toàn tỉnh như: Đề án phát triển các phương tiện đánh bắt xa bờ, gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường biển; Đề án Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ khai thác và nuôi trồng thủy sản giai đoạn năm 2015 – 2020.

Ngoài ra các quy hoạch ngành thủy sản được phê duyệt như: Quyết định số1519/QĐ-UBND ngày 5/8/2011của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nuôi ngao vùng ven biển tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 640/QĐ-UBND tỉnh Thái Bình ngày 15/3/2016 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông giai đoạn 2016-2020 Tỉnh Thái Bình; Quyết định số 3312/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh Thái Bình V/v phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của UBND tỉnh Thái Bình quy định về Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020. Riêng đối với ngành CBTS của tỉnh thì hỗ trợ vay vốn đầu tư xây dựng cơ sở chế biến Ngao, có quy mô vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên với chính hỗ trợ như: Hỗ trợ san lấp, giải phóng mặt bằng; Hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng và hỗ trợ kho thu gom nguyên liệu.

Quyết định 3312/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh Thái Bình về Phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030”. Quyết định ra đời mở ra hướng phát triển không chỉ cho ngành nông nghiệp của tỉnh mà cả ngành thủy sản của tỉnh nói riêng.

Ngày 20/8/2014 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 10/2014/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Ngày 20/8/2014 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế quản lý cảng cá, bến cá, trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2009 - 2015, có rất nhiều đề tài khoa học công nghệ về thủy sản đã được triển khai trên địa bàn tỉnh và đã mang lại nhiều hiệu qua cho ngành thủy sản.

Các chính sách, định hướng trên giúp cho ngành thủy sản tỉnh Thái Bình có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, góp phần phát triển ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, khả năng cạnh tranh, hội nhập toàn cầu, tiếp tục đưa thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh thái bình (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)