Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh thái bình (Trang 34)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: tại các địa phương ven biển thuộc tỉnh Thái Bình. Thời gian thực hiện nghiên cứu:Từ tháng 02 đến tháng 10 năm 2017

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Công trình nghiên cứu kết hợp hai phương pháp chính:

Phương pháp định tính: Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp logic và lịch sử; thống kê, phân tích và tổng hợp; và các phương pháp khác để đưa ra được những kết quả ý nghĩa từ nghiên cứu đã có. Căn cứ vào đó tác giả sẽ tiến hành so sánh, đánh giá và phân tích thực trạng khai thác thủy sản tại tỉnh Thái Bình.

Phương pháp định lượng: Bên cạnh việc sử dụng phần mềm thông dụng Microsoft Office Excel, bài nghiên cứu có sử dụng phần mềm EViews để ước lượng các hệ số trong phương trình của mô hình Schaefer (1954), từ đó tính toán được sản lượng bền vững tối đa (MSY) là căn cứ để đánh giá sự phát triển bền vững của nghề cá biển.

Thứ nhất, về phương pháp định tính:

Tác giả sử dụng phương pháp logic và lịch sử để nghiên cứu lý thuyết về phát triển bền vững, nội dung phát triển bền vững và những kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước để xây dựng khung lý thuyết về quản lý bền vững trong hoạt

động khai thác thủy sản. Đồng thời tập trung làm rõ các nội dung liên quan đến những tiêu chí đánh giá tính bền vững trong hoạt động khai thác thủy sản, trên cơ sở đó làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá thực trạng khai thác thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010- 2016 và đưa ra giải pháp quản lý hoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền vững trong thời gian tới.

Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp đối với các dữ liệu, thông tin thứ cấp thu thập được từ Niên giám thống kê, từ báo cáo của các cơ quan chuyên ngành và địa phương về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến lĩnh vực khai thác thủy sản; sản lượng, giá trị khai thác thủy sản; số lượng, công suất tàu cá, nghề khai thác; cơ sở hậu cần, dịch vụ khai thác thủy sản; vốn đầu tư khai thác thủy sản; tổ chức sản xuất và quản lý khai thác thủy sản. Các số liệu được tổng hợp và phân tích theo các bảng biểu, bao gồm: bảng số liệu chung, các bảng tương quan, so sánh để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu. Cơ sở dữ liệu được thiết lập dựa trên các kết quả đánh giá theo các chỉ số, tiêu chí đã được xác định.

Từ kết quả nghiên cứu phân tích số liệu nêu trên, những thông tin thu thập được và kế thừa kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước, tác giả có được những nhận định, đánh giá sơ bộ thực trạng phát triển khai thác thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010 – 2016, các thành tựu, hạn chế, nguyên nhân cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp.

Thứ hai, về phương pháp định lượng:

EViews (Econometric Views) là phần mềm thống kê chạy trên Windows. Phần mềm được xây dựng bởi Quantitative Micro Software (QMS), phiên bản đầu tiên được chính thức phát hành vào tháng 3/1994. EViews được sử dụng trong thống kê và kinh tế lượng,nghiên cứu với dữ liệu chuỗi thời gian, dữ liệu chéo, dữ liệu mảng … Với khả năng linh hoạt trong thao thác, quản lý dữ liệu dễ dàng, kết quả

hiển thị nhanh, chính xác và dễ hiểu, EViewslà một trong những phần mềm thống

kê và phân tích dự báo tin cậy, được nhiều nhà khoa học lựa chọn áp dụng trong nghiên cứu.

Việc sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng các hệ số trong phương trình của mô hình Schaefer (1954) trên cơ sở đó tính toán được sản lượng bền vững tối đa MSY (căn cứ đánh giá sự phát triển bền vững của nghề cá biển) là hoàn toàn hợp lý

và đưa ra kết quả nghiên cứu có độ chính xác cao.Phương pháp xác định sản lượng khai thác bền vững tối đa (MSY) và cường lực khai thác tối ưu (fMSY) như sau:

Để xác định ngưỡng cường lực khai thác tối đa người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp tính toán khác nhau như sử dụng công thức Gulland (1983); DEA (1978); Schaefer (1954); Fox (1970);... Tùy thuộc vào điều kiện, mục đích nghiên cứu để lựa chọn công thức sử dụng cho phù hợp. Với công thức Gulland (1983) cũng giống như các công thức trong mô hình Schaefer (1954) và Fox (1970) đây là công thức sử dụng các tiếp cận sinh học quần thể làm cơ sở để xây dựng dựa trên sản lượng thặng dư của quần thể. Tuy nhiên, công thức Gulland thường chỉ dùng để tính sản lượng khai thác tối đa cho những quần thể chưa bị khai thác, còn với Schaefer và Fox được dùng để tính cho những quần thể đang bị khai thác. Không những thế, hai mô hình này cũng được sử dụng trong đánh giá nghề cá đa loài bằng việc xác định sản lượng khai thác tối đa cho từng loài trong cùng phạm vi rồi chọn lấy giá trị an toàn. Nguồn số liệu sử dụng trong mô hình này chủ yếu là số liệu phụ thuộc nghề cá như: (năng suất khai thác, cường lực khai thác, chi phí, doanh thu, giá sản phẩm,...). Những số liệu này dễ dàng thu thập được qua việc điều tra thu mẫu nghề cá thương phẩm.

Với những vấn đề nêu trên, trong điều kiện hoàn cảnh nước ta việc áp dụng mô hình toán của Schaefer (1954) và Fox (1970) để tính toán MSY và fMSY của đề tài là hoàn toàn hợp lý cả về mặt khoa học và thực tiễn.

Mô hình Schaefer (1954):

Sản lượng khai thác bền vững tối đa (MSY) có thể được ước tính từ các tham số như sau:

Gọi Y/f = CPUE: Sản lượng khai thác trên một đơn vị cường lực.

Với Y(i) là sản lượng khai thác (kg) của năm thứ i ; f(i) là tổng cường lực khai thác của năm thứ i, (i = 1,n). Khi đó:

Y/f = Y(i)/f(i); với (i = 1,n) [1] Mô hình Schaefer (1954) là mô hình dạng tuyến tính, thể hiện như sau:

Y(i)/f(i) = a + b*f(i) nếu f(i) < -a/b [2] Trong đó: a, b là các hằng số.

Y(i) = 0 khi f(i)= - b/a; do Y(i)/f(i) > 0 nên mô hình Schaefer chỉ áp dụng cho các giá trị f(i) < - b/a

Phương trình [2] tương đương với: Y(i)=a*f(i) + b*f(i)2 [3] Phương trình [3] là phương trình Parabol của Y(i) theo f(i). Lấy đạo hàm Y(i) theo f(i) ta được:

dY(i)/df(i) = a +2b*f(i) [4] Yi cực đại ứng với: dY(i)/df(i) = 0  f(i) = fMSY = - 0.5*a/b [5] Giá trị cực đại của sản lượng chính bằng sản lượng khai thác bền vững tối đa:

MSY = 0,25*a2/b [6]

Mô hình Fox (1970):

Là mô hình phi tuyến (dạng đường cong), thể hiện như sau:

Y(i)/f(i) = e c+d*f(i) [7] Trong đó: c, d là các hằng số

Logarit hai vế phương trình [7] ta được phương trình tuyến tính dạng:

Ln(Y(i)/f(i)= c+d*f(i) [8] Biến đổi phương trình [7] ta được phương trình:

Y(i) = f(i)* e c+d*f(i) [9] Giải phương trình [9] ta được:

Cường lực khai thác hợp lý tối đa:

fMSY = -1/d [10] Sản lượng khai thác bền vững tối đa:

MSY = -(1/d)*exp(c-1) [11] Sparre (1992) chứng minh kết quả 02 mô hình trên không khác nhau nhiều.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 -2016

3.1. Các nhân tốảnh hƣởng đến quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Thái Bình

- Điều kiện tự nhiên

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng được bao bọc bốn phía là biển và sông. Với vị trí địa lý 20,10 - 20,440 vĩ độ bắc và 106,060 - 106,390 kinh độ Đông. Phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ, phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Nam Định, phía Bắc tỉnh Thái Bình giáp tỉnh Hưng Yên và Hải Dương (ngăn cách bởi sông Luộc), phía Đông Bắc giáp Thành phố Hải Phòng (ngăn cách bởi sông Hóa).

Tỉnh Thái Bình được chia ra làm 8 đơn vị hành chính cấp huyện thành phố (7 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh) bao gồm: Thành phố Thái Bình, huyện Kiến Xương, huyện Vũ Thư, huyện Đông Hưng, huyện Quỳnh Phụ, huyện Hưng Hà, huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy. Trong đó có hai huyện tiếp giáp biển làhuyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy. Hai huyện này, đất mặn chiếm phần lớn diện tích, sau đến đất cát trên các dải cồn và cuối cùng là đất phèn. Đất được sử dụng làm ruộng hai vụ, ven biển có đồng cói và rừng ngập mặn. Các bãi cát và cồn cát ven biển chủ yếu phân bố ở rìa phía đông, đông nam và đông bắc. Các cồn cát là cồn Đen, cồn Vành, cồn Thủ.

Địa hình đáy biển nông ven bờ phần lớn là đồng bằng tích tụ delta ngầm, địa hình hầu như bằng phẳng độ dốc không quá 30, độ dốc cao chủ yếu ở cửa Ba Lạt, địa hình phức tạp hóa bởi hệ thống luồng lạch và các bãi tích tụ ngầm cửa sông rất thích hợp đối với động vật nuôi thủy sản nhất là các đối tượng ngao, tôm, cua và các đối tượng khác.

Đặc điểm khí hậu tỉnh Thái Bình mang đặc tính của vùng có địa hình thấp và bằng phẳng nên nền nhiệt tương đối cao, nhiệt độ không khí trung bình năm là 24,6ºC. Lượng mưa trung bình 149,7 mm, thuộc loại trung bình trên toàn quốc và được phân hóa ra hai mùa khác nhau.

Mùa gió Đông bắc kéo dài từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, trong các tháng 12 và tháng 1 năm sau là gió mùa lục địa, đem lại thời tiết lạnh và khô. Trên biển khơi, gió hướng Đông bắc chiếm ưu thế tuyệt đối, với tần suất khoảng 70%. Ở bờ biển, tùy theo hình thái địa hình mà hướng gió thịnh hành có thể là Đông bắc hoặc

Bắc. Tần suất tổng cộng của các hướng có thành phần Bắc chiếm khoảng 50 ÷ 60%, thấp hơn một ít so với ở vùng biển khơi. Trong thời kỳ này gió hướng Đông cũng thường xuất hiện với tần suất 20 ÷ 30%. Từ tháng 2 đến tháng 4 là thời kỳ suy thoái của các luồng gió từ phương Bắc, đồng thời gió Đông phát triển mạnh và trở nên thống trị. Ở tỉnh Thái Bình, gió Đông đã trở nên thịnh hành từ tháng 2. Tần suất gió Đông trong các tháng 2, 3, 4 lên đến 50 ÷ 60%; hướng gió Bắc vẫn còn chiếm tỷ lệ khoảng 15 ÷ 25%.

- Điều kiện xã hội

Về dân số và cơ cấu dân số: Theo Cục thống kê tỉnh Thái Bình, năm 2016 toàn tỉnh có 1,7 triệu người, tăng 0,18% so với năm 2011, bình quân tăng trưởng 0,01%/năm. Trong đó, dân số nam chiếm 48,3%, nữ chiếm 51,7%, dân số nông thôn chiếm 89,6%, dân số thành thị chiếm 10,4%.

Dân số nam có xu hướng tăng nhanh hơn dân số nữ (bình quân năm 2010- 2016 dân số nam tăng cao gấp 3,5 lần so với tốc độ tăng trưởng của dân số nữ); Dân số tỉnh Thái Bình có xu hướng chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị, điều này thể hiện rõ ở tốc độ tăng trưởng dân số ở hai khu vực này, khu vực nông thôn giảm 0,05%/năm, trong khi đó khu vực thành thị tăng 0,01%/năm (bình quân năm 2010- 2016 dân số nông thôn giảm gấp 5 lần so với tốc độ tăng trưởng của dân số thành thị). Điều này cho thấy kinh tế của tỉnh đang phát triển mạnh và có sức hút rất lớn dân số từ nông thôn ra thành thị, tuy nhiên điều này sẽ có tiềm ẩn rủi ro rất lớn về nguồn nhân lực phục vụ phát triển của khu vực nông, lâm và thủy sản, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực khai thác thủy sản.

Bảng 3.1. Hiện trạng dân số tỉnh Thái Bình năm 2010 - 2016 TT Hạng mục (Nghìn người) 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 TTBQ (%/năm) Toàn tỉnh 1.784,7 1.785,9 1.787,4 1.788,1 1.788,7 1.789,2 1.791,4 0,01 Tỷtrọng % 100 100 100 100 100 100 100 1 Nam 861,7 868,1 865,2 865,2 865,1 864,9 875,9 0,07 Tỷ trọng % 48,28 48,6 48,4 48,3 48,3 48,3 48,9 2 Nữ 923,0 917,8 922,2 922,9 923,6 924,3 915,5 0,02 Tỷ trọng % 51,72 51,4 51,6 51,7 51,7 51,7 51,1 3 Thành thị 178,5 178,6 178,7 178,8 179,0 187,5 188,3 0,01 Tỷ trọng % 10,0 10,0 10,0 9,9 10,0 10,4 10,5 4 Nông thôn 1.606,2 1.607,3 1.608,7 1.609,3 1.609,7 1.601,7 1.603,1 -0.05 Tỷ trọng % 90,0 90,0 90,0 90,1 90,0 89,6 89,5

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Bình, 2016 Về cơ cấu kinh tế, thành phần lao động

Có thể nói lực lượng lao động tại tỉnh Thái Bình đáp ứng được nhu cầu về lao động đề phát triền kinh tế xã hội của tỉnh. Do yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, để nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững, tỉnh cần có chương trình, chiến lược cụ thể để chuyển dịch cơ cấu lao động và đào tạo lại lao động trong tỉnh. Dưới đây là bảng 3.2 về hiện trạng lao động trong tỉnh.

Bảng 3.2. Hiện trạng lao động tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2016

TT Hạng mục 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 TTBQ (%/năm) Toàn tỉnh 1.393 1.395 1.399 1.405 1.412 1.420 1.426 1,47 Tổng tỷ trọng % 100 100 100 100 100 100 100 1 Nam 648 651 643 632 635 640 647 -0,24 Tỷ trọng % 46,52 46,67 45,96 44,98 44,97 45,07 45,37 2 Nữ 745 744 756 773 777 780 779 0,92 Tỷ trọng % 53,48 53,33 54,04 55,02 55,03 54,93 55,63 3 Thành thị 136 137 138 138 142 141 147 0,73 Tỷ trọng % 9,76 9,82 9,86 9,82 10,06 9,93 10,31 4 Nông thôn 1.257 1.258 1.261 1.267 1.270 1.279 1.279 0,34 Tỷ trọng % 90,24 90,18 90,14 90,18 89,94 90,04 89,69

Tổng số người trong độ tuổi lao động năm 2016 khoảng 1.426 ngàn người, chiếm khoảng 79% dân số. Cơ cấu lao động cũng đã có sự chuyển dịch đáng kể. Lao động trong khối ngành nông lâm nghiệp, thủy sản đã giảm từ 65,5% năm 2010 xuống còn 62% năm 2016. Lao động hầu hết khối ngành công nghiệp và dịch vụ đều có mức tăng lớn (từ 34,7% năm 2011 lên 38% năm 2016). Điều này có nghĩa là lao động trên thực tế đang dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ…Lao động củatỉnh Thái Bình có trình độ văn hóa khá cao, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học trở lên là trên 96%, tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn ở thành thị khoảng 38,92%, nông thôn là 18,61%. Người lao động nói chung có tính cần cù, nhận thức tốt.

- Nguồn lợi thủy sản

Hiện nay công tác dự báo nguồn lợi thủy sản riêng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới chưa có m ột nghiên cứu nào được công bố. Vùng biển tỉnh Thái Bình thuộc Vịnh Bắc Bộ, do đó có thể căn cứ vào trữ lượng nguồn lợi hải sản của vùng để tham khảo. Theo Viện nghiên cứu Hải sản (2015), trữ lượng hải sản ở vùng biển Vịnh

Bắc bộ trung bình khoảng 757 ngàn tấn.

TrữlượngnguồnlợihảisảnởvùngbờvenbiểnVịnhBắcBộ10,7ngàntấn.

VùngbờVịnhBắcBộgồm20loài:cácơmmõm nhọn(Encrasicholina heteroloba),

cábẹẤnĐộ(Ilishamelastoma), cácơmTrungHoa(Stolephorus

chinensis),cábánhđường(Evynniscardinalis),cángát(Plotosuslineatus),cávạngmỡ

(Lactariuslactarius),ghẹbachấm(Portunussanguinolentus), tômtít(Harpiosquilla

harpax),cáhố(Trichiuruslepturus),mựcống TrungHoa (Loligochenensis),mựcống

ẤnĐộ(Loligoduvauceli),cádưa vàng(Muraenesoxtalabon),cáđùđầu to (Pennahia

macrocephalus), cáđuốibồngđỏ(Dasyatisakajei),cáthuvạch(Scomberomorus

commerson), cálẹpđỏ(Thryssadussumieri),tômtít(Oratosquillagravieri),tômlửa

(Solenoceracrassicornis)vàcánócxanh(Lagocephaluswheeleri).

Khu hệ cá ven biển tỉnh Thái Bình có nhiều loài và thành phần nhưng nhỏ, sinh lượng thấp vì thế trữ lượng và sản lượng đánh bắt thấp, ít có giá trị khai thác nhất là cho đánh bắt công nghiệp quy mô lớn.

Tổng trữ lượng hải sản vùng ven biển tỉnh Thái Bình khoảng 26.000 tấn. Trong đó, trữ lượng cá 24.000-25.000 tấn, tôm 600-1.000 tấn, mực 700-800 tấn. Khả

năng khai thác tối đa cho phép 12.000-13.000 tấn (Vũ Trung Tạng, 1995).

Khu hệ cá tự nhiên ven biển tỉnh Thái Bình: Có 152 loài có xương sống và 4 loài cá sụn thuộc 51 họ của 13 bộ cá. Cá sống rải rác phân tán, chưa thấy có bãi cá nào xuất hiện với mật độ cao. Các loài cá có giá trị kinh tế của vùng biển Thái Bình là: cá Trích (kể cả cá Mòi), cá Dưa, một ít cá Thu, một ít cá đáy đặc sản như cá Thủ, cá Hồng,... Cá nước lợ có 40 loài có khả năng thích nghi với sự biến động lớn về độ mặn. Hầu hết là cá nước lợ có giá trị kinh tế cao như: cá Thủ, cá Vược, cá Đối mắt đỏ, cá Đối vằn, cá Bớp (nước lợ) và các loài thuộc họ cá Bống. Các đối tượng giáp xác như: tôm rảo, tôm sú, tôm thẻ, tôm nương, cua xanh. Các đối tượng rong biển như: rong câu chỉ vàng. Các đối tượng nhuyễn thể như: ngao, vọp, ngán, hầu,...

Nhìn chung hải sản vùng ven biển tỉnh Thái Bình không giầu, rất ít giống loài có giá trị kinh tế nên chỉ thích hợp với các hoạt động đánh bắt nhỏ, khai thác tự nhiên, khó có tiềm năng cho hoạt động khai thác có tính công nghiệp nên chỉ tạo ra địa bàn hạn hẹp cho một số ngư dân làm nghề khai thác tự nhiên ở ven bờ (độ sâu  20 m nước cho các loại tàu  150 CV).

Việc hình thành các cảng và đội tầu cá lớn, có 5 cửa sông lớn. Các cửa sông này là nơi xuất phát cho các tàu đánh cá và các tàu vận tải từ tỉnh Thái Bình đi các tỉnh và nước ngoài; cùng với quá trình xây dựng hệ thống đường giao thông trên bộ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh thái bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)