3.2.4 .Cơ sở hậu cần và dịch vụ khai thác thủy sản
4.2.9. Giải pháp tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế
Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong nghề cá, trước hết đối với các nước trong khu vực ASEAN. Khuyến khích các doanh nghiệp, các Trường đại học, các Viện nghiên cứu khoa học, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư phát triển thủy sản, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất giống thủy, hải sản đặc biệt quí hiếm, giống sạch bệnh, sản xuất thức ăn công nghiệp, chế phẩm sinh học, thuốc ngư y, công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, ăn liền, ăn nhanh, công nghệ sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thủy sản, công nghệ khai thác hải sản, thiết kế mẫu tàu, công nghệ vật liệu vỏ tàu mới, công nghệ sau thu hoạch...
Hợp tác với các nước có thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng để phát triển xuất khẩu thủy sản và tháo gỡ các khó khăn, các rào cản khi có tranh chấp thương mại.
Hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để trao đổi thông tin, trao đổi chuyên gia nghề cá.
Hiệp hội nghề cá ở địa phương trong công tác đối nội.
Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài phát triển thủy sản ở tỉnh và nhà đầu tư của tỉnh đầu tư phát triển thủy sản ở nước ngoài.
Thu hút nguồn vốn FDI và ODA cho đầu tư phát triền thủy sản. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức đầu tư công - tư (PPP) nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá ngành thuỷ sản. Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư về thủy sản tại các thị trường ngoài nước.