3.2.4 .Cơ sở hậu cần và dịch vụ khai thác thủy sản
4.3. Kiến nghị
4.3.4. Kiến nghị đối với chính quyền các xã
Đẩy mạnh đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ khai thác hải sảnVận động, hướng dẫn ngư dân khai thác theo tổ, đội sản xuất để chuyển tải sản phẩm từ tàu về bờ, tăng cường thời gian bám biển, tiết kiệm chi phí di chuyển ngư trường, hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động khai thác đồng thời góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo.
Tăng cường công tác tuần tra , kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Tiến hành thả bổ sung giống một số loài thủy sản có giá trị kinh tế, giá trị khoa học vào các vùng nước tự nhiên nhằm khôi phục nguồn lợi, tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, lập lại cân bằng sinh thái, ổn định quần xã sinh vật thủy sinh trong các thủy vực.
KẾT LUẬN
Ngày nay biển đảo có vai trò ngày quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia nói chung, với mỗi địa phương nói riêng. Biển đảo của tỉnh Thái Bình có vị trí chiến lược quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế biển tổng thể của quốc gia và của tỉnh. Vùng biển Thái Bình còn là nơi chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên phong phú và quan trọng để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là nguồn tài nguyên thủy hải sản.
Trong những năm qua, Thái Bình đã chú trọng về phát triển kinh tế biển, đặc biệt là nghề cá. Hiện tại, Tỉnh có 1.234tàu khai thác hải sản chia thành 05 nhóm nghề chính bao gồm: Lưới kéo, lưới vây, lưới rê, dịch vụ thủy sản và nhóm nghề khác (lồng bẫy, khai thác nhuyễn thể,…).Sản lượng khai thác tăng liên tục qua các năm và đạt 64.490 tấn năm 2016. Về tổ chức sản xuất trên biển: tỉnh Thái Bình đã có tổ hợp tác, tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển để hỗ trợ nhau trong quá trình khai thác hải sản (02 đội tự quản khai thác hải sản và 31 tổ đội sản xuất trên biển) nhưng chưa có doanh nghiệp khai thác thủy sản chuyên sâu và lớn mạnh có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Công tác hậu cần nghề cá, Tỉnh có 04 cảng cá, bến cá phục vụ các tàu khai thác thủy sản và 06 điểm lên cá tự phát của ngư dân. Tỉnh có 03 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá. Toàn tỉnh có khoảng 15 cơ sở sản suất, kinh doanh ngư cụ và 04 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
Hiện Thái Bình có tổng số lao động trong khai thác và dịch vụ khai thác thủy sản là 12.800 người, trong đó lao động khai thác xa bờ đạt 2.830 người.Nguồn lao động thủy sản hiện nay có trình độ chưa cao.Hầu hết lực lượng lao động khai thác thủy sản có trình độ văn hoá thấp, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của ngư dân còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, hoạt động nghề theo hình thức cha truyền con nối.
Trong công tác quản lý hoạt động khai thác, có nhiều chính sách từ Trung ương và địa phương liên quan tới quy hoạch, chính sách và quản lý nghề cá của tỉnh Thái Bình chưa đạt hiệu quả cao. Đội ngũ cán bộ các cấp trong công tác quản lý cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhưng trong tình hình mới đòi hỏi họ phải học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, có trách nhiệm hơn nữa hỗ trợ ngư dân thành lập các doanh nghiệp khai thác thủy sản có thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Việc nghiên cứu và triển khai thực hiện các định hướng cơ bản về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh Thái Bình là vấn đề cấp thiết đối với các cơ quan hữu quan và các chính quyền địa phương ven biển trên địa bàn của toàn tỉnh. Trong đó, Tỉnh cần chú trọng đến công tác quy hoạch phải có tầm nhìn xa và hiện đại, có các giải pháp căn cơ trên cơ sở phù hợp với chuẩn mực quốc tế và khu vực. Đồng thời phải có giải pháp về cơ chế chính sách, tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác quốc tế và trong nước nhằm quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Thái Bình theo hướng bền vững
Tóm lại, để tỉnh Thái Bình thực hiện thành công những định hướng cơ bản về
quản lý hoạt động khai thác thủy sản trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới, đòi hỏi phải có sự thống nhất của toàn tỉnh trong quá trình triển khai và thực hiện những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế biển đảo, Thái Bình cần nhìn về biển với tầm cao chiến lược và dài hạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ban Chấp hànhTrung ương Đảng (khóa X), 2007. Nghị quyết số 09-NQ/TW
về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.Hà Nội.
2. Bộ Chính trị, 1998. Chỉ thị số 36/CT-TW về tăng cường công tác bảo vệ
môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Hà Nội.
3. Bộ Chính trị (khóa IX), 2004. Nghị quyết số 41/NQ-TW về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008. Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá. Hà Nội.
5. Thái Ngọc Chiến, 2009. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển bền
vững nghề khai thác hải sản ven bờ Việt Nam. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản
III, Khánh Hòa.
6. Nguyễn Duy Chinh, 2008.Tổng quan nguồn lợi thủy sản, chiến lược và chính sách phát triển ngành thủy sản Việt Nam. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Dự án DANIDA, Hà Nội.
7. Nguyễn Thế Chinh, 2009. Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường. Hà Nội: NXB Thống Kê.
8. Chính phủ Việt Nam, 2000. Hiệp định Hợp tác Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt
Nam – Trung Quốc.
9. Chính phủ, 2010.Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 về Quản lý
hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
10. Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WECD), 1987. Báo cáo
“Tương lai chung của chúng ta”. Liên Hợp Quốc.
11. Hội Nghề cá Việt Nam, 2007. Bách khoa thủy sản. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.
12. Nguyễn Văn Kháng, 2011, Báo cáo tổng hợp khoa học công nghệ đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề
nghiệp khai thác hải sản”.Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.
vững. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Lê Văn Ninh, 2006. Một số giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác
hải sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
15. Trịnh Kiều Nhiên và Trần Đắc Định, 2012.Hiện trạng khai thác và quản
lý nguồn lợi hải sản ở tỉnh Sóc Trăng.Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số
24b, trang 46-55.
16. Nguyễn Ngọc Oai, 2011. Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của
thành phố Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
17. Phòng nghiên cứu nguồn lợi Hải sản (10/2007), Báo cáo kỹ thuật chuyến
điều tra thứ tám Dự án điều tra liên hợp Việt – Trung trên tàu Beiyui – 60010, Viện
nghiên cứu Hải sản Hải phòng.
18. Quốc hội, 2003. Luật Thủy sản. Hà Nội.
19. Trần Quang Thái, 2015. Quản lý khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Thủ tướng Chính phủ, 2004. Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về việc ban
hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.Hà Nội.
21. Thủ tướng Chính phủ, 2006. Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020.Hà Nội.
22. Thủ tướng Chính phủ, 2008.Quyết định số 48/QĐ-TTg về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ ngư dân tham gia hoạt động khai thác trên các vùng biển xa.Hà Nội.
23. Thủ tướng Chính phủ, 2008.Quyết định số 289/QĐ-TTg về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ
nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.Hà Nội.
24. Thủ tướng Chính phủ, 2010. Nghị định số 33/2010/NĐ-CP về quản lý
hoạt động khai thác thủy sản của các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Hà Nội.
25. Thủ tướng Chính phủ, 2010. Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg về việc ban hành chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.Hà Nội.
duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.Hà Nội.
27. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định số 375/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản.Hà Nội.
28. Thủ tướng Chính phủ, 2014. Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Hà Nội.
29. Vũ Đình Thắng và cộng sự, 2005. Giáo trình Kinh tế thủy sản. Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội.
Tiếng Anh
30. FAO, 1999, Technical guidlines for responsible fisheries, Rome, 1999.
31. Nguyen Viet Thanh, 2006, Bioeconomic analysis of the shrimp trawl fishery in the Tonkin Gulf Vietnam, PhD thesis , University of Troms, Norway.
32. Nguyen Viet Thanh, Sustainable management of shrimp trawl fisheries in Tonkin Gulf Vietnam, Applied Economics Journal 18(2) 1-17, 2011. [Kasersart University, ISSN 0858-9291].
PHỤ LỤC Phụ lục01
BỘ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY SẢN CỦA TỔ CHỨC NÔNG NGHIỆP VÀ LƢƠNG THỰC LIÊN HỢP QUỐC (1990) Bảng PL1. 1Bộ tiêu chí phát triển bền vững thủy sản của FAO(1999)
Tiêu chí Chỉ tiêu
Kinh tế
- Thu hoạch - Giá trị thu hoạch - Đóng góp vào GDP
- Giá trị xuất khẩu ngành thủy sản - Đầu tư tàu thuyền và thiết bị xử lí - Thuế và trợ cấp
- Thu nhập
- Doanh thu ròng (lợi nhuận)
Xã hội
- Việc làm/thành phần tham gia - Nhân khẩu
- Hiểu biết/ giáo dục - Sự tiêu thụ
- Thu nhập
- Truyền thống, văn hóa đánh bắt, nuôi trồng thủy sản - Tiền công
- Sự phân bổ giới tính trong quá trình ra quyết định
Sinh thái
- Kết cấu đánh bắt
- Sự đa dạng của những loài mục tiêu - Tỷ lệ khai thác thủy sản
- Đa dạng sinh học
- Ảnh hưởng trực tiếp của thiết bị khai thác trên các loài mục tiêu
- Ảnh hưởng gián tiếp của hoạt động khai thác: cấu trúc dinh dưỡng
Tiêu chí Chỉ tiêu
- Đa dạng sinh học
- Sự thay đổi quy mô và chất lượng của các môi trường sống quan trọng, thiết yếu
- Áp lực khai thác
Thể chế/Chính trị
- Quyền sở hữu
- Tính minh bạch và sự tham gia - Chế độ tuân thủ
- Năng lực quản lí.
Phụ lục02
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI CHI CỤC THỦY SẢN (01 biên bản minh họa)
Thời gian phỏng vấn: ngày 10 tháng 04 năm 2017. Địa điểm phỏng vấn: Chi cục Thủy sản Thái Bình
1. Những thông tin về người được phỏng vấn
Tên cán bộ được phỏng vấn: Lương Ngọc Thụ Giới tính: Nam.
Tuổi: 33
Chức danh: Viên chức phòng khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2. Nội dung phỏng vấn:
a) Khai thác thủy sản
Hỏi: Theo anh/chị việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản; cung cấp thông tin về
dự báo ngư trường, vùng khai thác, mùa, vụ khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật bên phòng nghiệp vụ mình thực hiện công việc này hay không? Nếu không thì bên cơ quan nào thực hiện.
Đáp: Việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản; cung cấp thông tin về dự báo ngư trường, vùng khai thác, mùa, vụ khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật phòng Khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản thực hiện. Tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, kinh phí phục vụ các công tác trên còn hạn hẹp do đó điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy, hải sản trên vùng quản lý chủ yếu là lấy kết quả từ các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp như viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng
Hỏi:
Theo anh/chị tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thủy sản; hướng dẫn việc phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai trong khai thác thủy sản + Có thực hiện tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thủy sản hay không? Nếu có là khi nào? Các hình thức tổ chức sản xuất, loại nghề bị chuyển đổi? Quy định chuyển đổi? Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện công viêc.
+ Hướng dẫn việc phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai trong khai thác thủy sản được thực hiện khi nào? Hình thức hướng dẫn? Nội dung hướng dẫn? Địa điểm? Thuận lợi, khó khăn trong công tác hướng dẫn.
Đáp:
Thứ nhất:Việc tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thủy sản hiện chúng tôi đã triển khai từ năm 2012 và tiếp tục tham mưu cho cơ quan cấp trên, hướng dẫn cho bà con ngư dân thành lập các tổ hợp tác, tổ ngư dân đoàn kết, sản xuất trên biển. Đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh đã thành lập 31 tổ hợp tác, tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển. Các tổ đội không chỉ giúp bà con giảm chi phí cho mỗi chuyến ra khơi, có điều kiện bám biển dài ngày … mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Về chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thủy sản, theo công văn 9443 ngày 18/11/2015 về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác thủy sản của Bộ Nông nghiệp, công văn 1114 ngày 13 tháng 4 năm 2016 về việc hạn chế tàu cá làm nghề lưới kéo của UBND tinh Thái Bình thì chúng tôi đã xây dựng, trình UBND tỉnh chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong đó có việc không phát triển và giảm dần các nghề khai thác thiếu tính chọn lọc như nghề lưới kéo chuyển sang các nghề khai thác có tính chọn lọc cao như nghề lưới rê, nghề lồng bẫy…Trong quá trình triển khai thực hiện chuyển đổi nghề cho bà con ngư dân hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn trong đó phải kể đến việc đa phần người dân là làm thành thạo một nghề, hai nữa tàu cá, trang thiết bị trên tàu được thiết kế phù hợp với nghề nghiệp nên khi chuyển đổi nghề là sẽ phải thay đổi một số trang thiết bị chủ yếu, một số tàu phải cải hoán cho phù hợp lại với nghề mới,.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của thời tiết do biến đổi khí hậu gây ra, việc phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai trong khai thác thủy sản được chúng tôi hết sức chú trọng. Năm 2010 chúng tôi đã triển khai, phát 198 máy trực canh cho bà con ngư dân theo dõi tình hình thời tiết trên biển. Ngoài ra khi có dự báo thiên tai, Chi cục thủy sản phối hợp cùng Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương kêu gọi tàu cá ngư dân qua máy liên lạc, bộ đàm, điện thoại về nơi trú ẩn an toàn, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại nơi trú ẩn như ở các Cảng ca, bến cá, khu vực cống 6, cống 7 xã Nam Phú huyện Tiền Hải, cống Tân Lập xã Hông Tiến huyện Kiến Xương. Trong
công tác phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai người dân đã ý thức được tầm quan trọng và chấp hành tốt các biện pháp, chủ trương nhằm phòng, tránh thiên tai, nhưng bên cạnh đó một số tàu cá còn chủ quan, chưa tập kết đúng nơi trú ẩn an toàn mà vẫn neo đậu ngoài bãi ngang hay bên ngoài bến cá, cống dễ bị sóng, gió gây thiệt hại đến tàu cá,