Nhân tốảnh hưởng đến quản lýhoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh thái bình (Trang 32 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lýhoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền

1.2.4. Nhân tốảnh hưởng đến quản lýhoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền

hướng bền vững

Nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với ngành thủy sản được trình bày trong « Giáo trình Kinh tế thủy sản (2007) » tác giả đưa ra 4 nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền vững, bao gồm:

- Phạm vi nguồn lực mặt nước trải rộng tạo ra sự phức tạp đối với công tác quản lý nhà nước. Yếu tố này nảy sinh do sự phân bố tự nhiên các diện tích mặt nước có điều kiện phát triển thủy sản rất đa dạng và không đồng đều giữa các vùng; quy mô về diện tích mặt nước ở từng vùng, trữ lượng nước trong mỗi sông, hồ, vùng mặt biển ... rất khác nhau.

- Tính đa dạng về các nguồn lợi thủy sản (nhiều giống, nhiều chủng loài thủy sản với tính sinh học và yêu cầu về điều kiện sống khác nhau).

- Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vừa mang tính đánh bắt vừa mang tính bảo vệ nguồn lợi. Yếu tố này đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải rất cụ thể, chi tiết đối với từng loại hoạt động. Đó là phải điều chỉnh các hoạt động đóng mới và cải hoán phương tiện đánh bắt; phạm vi và quy mô khai thác; đưa ra những quy định ràng buộc người tham gia đánh bắt thủy sản với nghĩa vụ bảo vệ các nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

- Lao động khai thác thủy sản phần lớn là bộ phận dân cư nghèo, kiến thức và hiểu biết về kỹ thuật khai thác rất hạn chế, do đó nhà nước phải có trách nhiệm đào tạo, tập huấn những kiến thức cơ bản cho họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tỉnh thái bình (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)