Phân tích thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Đường sắt Hà Thái (Trang 75 - 80)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực tại Công ty

3.3.1.2. Phân tích thực trạng

Mục tiêu, tiêu chí và cách thức đánh giá

Số liệu tổng hợp ở Bảng 3.6 và Biểu đồ 3.8 bên dưới cho thấy về tổng thể cán bộ tham gia đánh giá thể hiện sự hài lòng nhất định đối với việc hoạt động đánh giá đã gắn liền với mục tiêu kinh doanh của công ty với 55% đồng ý và 45% còn lại chọn “trung bình”. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá về “Việc xác định tiêu chí đánh giá có sự tham gia của nhiều bên” và “Tiêu chí đánh giá rõ ràng và chi tiết, phản ánh đúng kết quả thực hiện công việc của nhân viên” thì dường như lại cho thấy rằng Công ty đang chưa làm tốt các công việc này, dẫn đến 71% đến 76% cán bộ tham gia đánh giá thể hiện sự không hài lòng khi đánh giá các tiêu chí này, chỉ có 12% đến 14% cán bộ cho rằng công ty đã làm tốt các tiêu chí này.

Bảng 3.6: Mức độ hài lòng về mục tiêu, tiêu chí và cách thức đánh giá

Mức độ hài lòng Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý ĐTB Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % A 0 0% 0 0% 19 45% 23 55% 0 0% 3.55 B 22 52% 8 19% 6 14% 6 14% 0 0% 1.90 C 31 74% 1 2% 5 12% 5 12% 0 0% 1.62 D 0 0% 2 5% 23 55% 17 40% 0 0% 3.36 Chú thích:

- A:Hoạt động đánh giá đã gắn liền với mục tiêu kinh doanh của công ty - B:Việc xác định tiêu chí đánh giá có sự tham gia của nhiều bên

- C:Tiêu chí đánh giá rất rõ ràng và chi tiết, phản ánh đúng kết quả thực hiện công việc của nhân viên

- D:Cách thức tiến hành đánh giá hợp lý dựa vào kết quả thực hiện công việc, dựa vào thái độ/ý thức/hành vi đối với công việc

Biểu đồ 3.8: Mức độ hài lòng về mục tiêu, tiêu chí và cách thức đánh giá

(Nguồn: Tác giả tính toán và dựng dựa trên số liệu ở Bảng 3.6)

Bên cạnh đó, đối với việc đánh giá tiêu chí “Cách thức tiến hành đánh giá hợp lý dựa vào kết quả thực hiện công việc, dựa vào thái độ/ý thức/hành vi đối với công việc” lại thể hiện khá rõ là chỉ có 40% cán bộ thỏa mãn & 55% đánh giá là “bình thường” vì Công ty đãdựa trên kết quả thực hiện công việc, dựa vào ý thức, hành vi của cán bộ đối với công việc để tiến hành đánh giá.

Đối tƣợng đánh giá và chu kỳ đánh giá

Bảng 3.7 bên dưới cho thấy đối tượng tham gia đánh giá và chu kỳ đánh giá tại Công ty ta thấy rằng hiện tại chỉ có cấp quản lý (trưởng phó phòng) mới được tham gia đánh giá với 100% phiếu đánh giá đồng ý, còn lại đồng nghiệp và khách

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 Công tác đánh giá đã gắn liền với mục tiêu kinh doanh của

công ty

Việc xác định tiêu chí đánh giá có sự tham

gia của nhiều bên Tiêu chí đánh giá rất rõ ràng và chi tiết, phản ánh đúng kết quả thực hiện công

việc của nhân viên

Cách thức tiến hành đánh giá dựa vào kết quả thực hiện công việc, dựa

vào thái độ/ ý thức/ hành vi đối với công

việc

3.55

1.90

1.62

Bảng 3.7: Mức độ hài lòng về đối tượng đánh giá và chu kỳ đánh giá

Mức độ hài lòng về đối tượng đánh giá và chu kỳ đánh giá

Đồng ý Không đồng ý

Sl % Sl % Đối tượng đánh giá là Lãnh đạo cấp trên trực tiếp 42 100% 0 0% Đối tượng đánh giá là Khách hàng 3 7% 39 93% Đối tượng đánh giá là Đồng nghiệp 6 14% 36 86% Chu kỳ đánh giá là cuối mỗi năm 36 86% 6 14% Chu kỳ đánh giá là khi kết thúc mỗi dự án 9 21% 33 79% Chu kỳ đánh giá là chu kỳ theo tháng 37 88% 5 12% Chu kỳ đánh giá là chu kỳ theo quý 40 95% 2 5%

Bên cạnh đó, hoạt động đánh giá lương thưởng theo chu kỳ chính thức vào cuối mỗi năm như hiện naycó đến 86% nhân viên đồng tình, trong đó có đến 95% ủng hộ chu kỳ đánh giá định kỳ theo quý vì hoạt động đánh giá này sẽ giúp việc đánh giá được chính xác, thưởng kịp thời và mang lại nhiều sự động viên đối với toàn bộ CBCNV. Trái lại, hoạt động đánh giá theo chu kỳ chính thức sau mỗi dự án kết thúc bị 79% CBCNV phản đối, trên thực tế có những dự án kéo dài đến hai năm, nhân sự dự án có thể biến động trong quá trình thực hiện dự án, khi kết thúc dự án thì việc thưởng không còn có ý nghĩa nhiều và không mang tính chất khuyến khích động viên kịp thời. Bên cạnh đó, chu kỳ đánh giá chính thức theo tháng cũng nhận được sự ủng hộ của phần lớn CBCNV. Nói tóm lại, hoạt động đánh giá hiện tại ở Công ty đang áp dụng theo dự án là chưa hợp lý và không mang lại hiệu quả.

Hình thức đánh giá

Kết quả khảo sát về hình thức đánh giá tại Hà Thái cho thấy rất rõ rằng hoạt động đánh giá không chính thức thường xuyên qua điện thoại, email…đang được tiến hành tương đối tốt với 48% đánh giá tốt, 52% đánh giá trung bình và điểm trung bình là 3.48.

Bảng 3.8: Mức độ hài lòng về hình thức đánh giá Mức độ hài lòng về hình thức đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý ĐTB Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % A 0 0% 0 0% 22 52% 20 48% 0 0% 3.48 B 24 57% 7 17% 11 26% 0 0% 0 0% 1.69 Chú thích:

- A: Việc đánh giá không chính thức (trao đổi bằng miệng, qua điện thoại, email,…) được thực hiện thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần)

- B: Quá trình trao đổi thảo luận và phản hồi kết quả đánh giá được thực hiện trực tiếp giữa người đánh giá và người được đánh giá

Biểu đồ 3.9: Mức độ hài lòng về hình thức đánh giá

(Nguồn: Tác giả tính toán và dựng dựa trên số liệu ở Bảng 3.8)

Thông qua Bảng và Biểu đồ trên, thấy được rằng cách thức đánh giá chưa được tiến hành tốt, không có sự trao đổi trực tiếp giữa người đánh giá và người

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00

Việc đánh giá không chính thức (trao đổi bằng miệng, qua điện thoại, email,…) được thực hiện thường xuyên

(hàng ngày, hàng tuần)

Quá trình trao đổi thảo luận và phản hồi kết quả đánh giá được thực

hiện trực tiếp giữa người đánh giá và người được đánh giá 3.48

được đánh giá, việc đánh giá đang được tiến hành theo ý kiến chủ quan của người đánh giá, nhân viên không nhận được sự trao đổi, góp ý trực tiếp để biết năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như đưa ra được ý kiến bảo vệ, chứng minh cho những nỗ lực của bản thân. Từ bảng số liệu cũng dễ nhận thấy là đối với cách thức đánh giá tại Công ty thì trong số những người tham gia đánh giá có đến 74% không đồng ý hoặc rất không đồng ý với cách thức đánh giá này tại Công ty, chỉ có 26% đánh giá bình thường. Như vậy, có thể kết luận rằng hình thức đánh giá tại Công ty cũng đang gặp nhiều sự phản đối từ phía CBCNV do hình thức tiến hành và cách thức đánh giá làm chưa tốt.

Mục đích sử dụng kết quả đánh giá

Bảng 3.9: Mức độ hài lòng về mục đích sử dụng kết quả đánh giá tại Công ty

Mức độ hài lòng về mục đích sử dụng kết quả đánh giá tại Công ty

Đồng ý Không đồng ý Sl % Sl % Kết quả đánh giá được sử dụng cho hoạt động trả

lương 38 90% 4 10%

Kết quả đánh giá được sử dụng cho công tác kỷ luật

32 76% 10 24%

Kết quả đánh giá được sử dụng để nhân viên biết

được điểm mạnh, điểm yếu của mình 7 17% 35 83%

Kết quả đánh giá được sử dụng để phục vụ cho hoạt

động đào tạo 15 36% 27 64%

Kết quả đánh giá được sử dụng để đề bạt/thăng tiến

28 67% 14 33%

Bảng 3.9 tổng hợp đánh giá mức độ hài lòng về mục đích sử dụng kết quả đánh giá tại Công ty cho thấy hiện tại kết quả đánh giá đang được sử dụng cho hoạt động trả lương, kỷ luật và dùng để đề bạt, thăng tiến, tuy nhiên kết quả đánh giá chưa được sử dụng để cá nhân nhân viên biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, cũng như chưa được sử dụng để phục vụ cho hoạt động đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Đường sắt Hà Thái (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)