Bối cảnh kinh tế Việt Nam và ngành đƣờng sắt trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Đường sắt Hà Thái (Trang 100 - 102)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam và ngành đƣờng sắt trong thời gian tới

Năm 2015 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi đã hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đây cũng là năm nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 6,68%... Kết quả này củng cố thêm nhiều cơ hội và động lực phát triển kinh tế cho Việt Nam trong năm 2016, tạo thêm lực đẩy cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, trong năm tới vẫn còn nhiều khó khăn, vừa phải giải quyết những vấn đề đang tồn tại ngắn hạn, vừa phải thực hiện các mục tiêu trung – dài hạn liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; chuẩn bị điều kiện để hội nhập khu vực và quốc tế, nhất là thực hiện các hiệp định kinh tế đa phương và song phương thế hệ mới.

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 142/2016/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020. Trong đó, mục tiêu tổng quát được xác định là “bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến

lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.”

Trong Nghị quyết cũng nêu rõ các chỉ tiêu về kinh tế như sau: “Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm 6,5-7%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2020 khoảng 3.200-3.500 USD. Bội chi ngân sách nhà nước năm 2020 dưới 4% GDP. Năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm.”

Mặt khác, trong cam kết cộng đồng Asean 2020 cũng có cam kết sẽ “đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cải thiện cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc bằng cách phát triển mạng lưới giao thông vận tải liên kết và hài hoà xuyên ASEAN”, đồng thời “tăng cường thương mại bên trong ASEAN trong lĩnh vực khai khoáng và thông qua mối liên hệ gần gũi hơn và chia sẻ thông tin về khai khoáng và khoa học trái đất đóng góp để ASEAN làm chủ được công nghệ cũng như tăng cường quan hệ hợp tác và đối tác với các bên đối thoại để tạo điều kiện phát triển và chuyển giao công nghệ trong ngành khai khoáng”. Đây sẽ là những tín hiệu đáng mừng cho ngành đường sắt Việt Nam sẽ được cộng đồng ASEAN chú trọng trong những năm tới, đặc biệt là những đơn vị ngoài mảng kinh doanh chính là đường sắt thì còn có mảng kinh doanh khai khoáng.

Bên cạnh đó, ngành đường sắt Việt Nam trong những năm tới đây vẫn có những ưu điểm lớn được gọi là lợi thế cạnh tranh như năng lực vận chuyển lớn, tốc độ vận chuyển tương đối cao, vận chuyển được hầu hết tất cả các loại hàng hóa và ít bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu, mức độ an toàn khá cao. Đặc biệt, vận tải đường sắt luôn chiếm ưu thế và rất thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường dài với khối lượng hàng hóa lớn và cồng kềnh. Đặc biệt, ngành này gần như không bị cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận tải đường sắt vì vẫn là độc quyền. Song song với những ưu điểm này thì ngành đường sắt Việt Nam trong những năm tới đây cũng có những thách thức khi mà đây vẫn là loại hình vận tải không triệt để, bị hạn chế bởi điều kiện địa hình. Bởi vậy muốn đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao về việc đi lại hay vận chuyển hàng hóa thì cần mở rộng các tuyến đường mới. Tuy nhiên, để làm được điều này thì cần rất nhiều kinh phí. Bên cạnh đó, với đặc điểm của loại hình vận tải này là tính linh hoạt, cơ động kém, cơ sở trang thiết bị cũ kĩ lạc hậu, chắp vá, còn phải nhập khẩu nhiều thì cũng là những thách thức đòi hỏi cần phải tìm ra những giải pháp với kinh phí hợp lý và hiệu quả.

“Nhìn lại năm 2015, công tác nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đã được VNR đẩy mạnh. Trong đó phải kể đến việc Tổng công ty đầu tư các công trình phục vụ khách hàng đầu tư xây dựng mới hệ thống mái che, ke ga; hoàn thành dự án lắp đặt thiết bị vệ sinh tự hoại lên các toa xe khách; cải tạo, nâng cấp và đưa vào khai thác các toa xe khách hiện đại, chạy tàu nhanh, chất lượng cao trên các tuyến (...) Chất lượng phục vụ trên tàu, dưới ga đã được cải thiện rõ rệt. Mặc dù vậy, ngành không thể bằng lòng với những gì đã đạt được mà cần nỗ lực nhiều hơn nữa vì sự hài lòng của người dân./.” (Nguồn: bnews.vn, 2016).

Như vậy, với bối cảnh kinh tế Việt Nam nói chung và bối cảnh kinh tế ngành đường sắt Việt Nam nói riêng trong những năm tới đây thì đều đòi hỏi Công ty phải có hướng đi đúng đắn trong việc sản xuất kinh doanh cũng như có những định hướng hợp lý cho hoạt động quản trị nhân lực nhằm đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Đường sắt Hà Thái (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)