Công tác đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Đường sắt Hà Thái (Trang 107 - 109)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.4. Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hoạt động quản trị nhân lực tại Công ty

4.4.2. Công tác đào tạo

Với vai trò vô cùng quan trọng của đào tạo đối với doanh nghiệp trong thời gian tới đây cùng với nhưng tồn tại trong hoạt động đào tạo tại Công ty thì cần phải có những giải pháp mang tính đột phá và mạnh mẽ.

- Trƣớc tiên, Công ty cần cử ra một cán bộ chuyên trách để thực hiện hoạt động đào tạo một cách bài bản cho doanh nghiệp, từ đó tập trung nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu đào tạo cũng như cân đối chi phí để triển khai các khóa đào tạo cần thiết đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

- Xây dựng quy trình và quy định về việc đào tạo của Công ty để hoạt động đào tạo được thực hiện một cách chặt chẽ và hợp lý. Dựa trên đặc điểm của Công ty, tác giả đã xây dựng “Quy trình đào tạo”(chi tiết tại Phụ lục 03).

- Hoạt động đào tạo cần đƣợc chú trọng, cần nghiên cứu nhu cầu và lên kế hoạch cụ thể theo từng mảng đào tạo được nêu tại “Danh mục các chƣơng trình đào tạo tại công ty(chi tiết tại Phụ lục 04), đặc biệt tập trungvào hai mảng cốt lõi đã được coi là mục tiêu của hoạt động đào tạo trong những năm tới và xem xét lựa chọn phương pháp đào tạo hợp lý theo từng thời điểm và từng nội dung đào tạo cụ thể, như sau:

+ Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật: Là quá trình giảng dạy và nâng cao chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Được áp dụng cho các nhân viên kỹ thuật và người lao động trực tiếp.

 Phương pháp đào tạo tại nơi làm việc: công nhân được phân công làm việc chung với một người có kinh nghiệm hơn để học hỏi, làm theo. Phương pháp này áp dụng rất đơn giản, đào tạo được số lượng đông, chi phí thấp, tính thực tiễn cao, nhưng nó lại thiếu đi sự bài bản và kiến thức lý luận vì vậy nhân viên không phát huy được tính sáng tạo trong công việc.

 Phương pháp đào tạo theo chỉ dẫn: những người có trách nhiệm đào tạo liệt kê những công việc, nhiệm vụ, những bước phải tiến hành, những điểm then chốt, những cách thực hiện công việc, sau đó kiểm tra kết quả công việc của học viên, uốn nắn hướng dẫn, đào tạo học viên làm cho đúng. Phương pháp này có ưu thế hơn phương pháp trước, nó đòi hỏi sự chủ động sáng tạo của người học, nhấn mạnh sự sáng dạ, năng lực năng khiếu của mỗi người.

 Đào tạo theo phương pháp giảng bài: các giảng viên có thể tổ chức các lớp học, hướng dẫn đào tạo về mặt lý thuyết kết hợp với thực hành, hoặc giảng bài một cách gián tiếp.

+ Đào tạo nâng cao năng lực quản trị: Việc xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng

đội ngũ cán bộ đầu ngành trong các lĩnh vực của công ty cần được quan tâm. Hình thức đào tạo này được phát triển áp dụng cho các cấp quản lý từ lãnh đạo đến các trưởng/phó phòng rồi đến các tổ trưởng. Đào tạo năng lực quản trị để nâng cao khả năng quản trị bằng cách truyền đạt các kiến thức làm thay đổi quan điểm hay nâng cao năng lực thực hành của nhà quản trị. Đào tạo nâng cao năng lực quản trị là rất cần thiết đối với một doanh nghiệp, vì các quản trị gia giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các phương pháp đào tạo nâng cao năng lực quản trị:

 Phương pháp luân phiên: thường xuyên thay đổi công việc, mục tiêu của người đào tạo là cho đối tượng đào tạo tiếp cận với nhiều công việc khác nhau, làm

cho người lao động hiểu được về công việc của doanh nghiệp một cách tổng thể nhất.

 Phương pháp kèm cặp: người được đào tạo sẽ làm việc trực tiếp với người mà họ sẽ thay thế trong tương lai. Người này có trách nhiệm hướng dẫn, kèm cặp cách thức giải quyết mọi vấn đề trong phạm vi trách nhiệm cho người được đào tạo. Phương pháp được áp dụng để đào tạo các quản trị gia cấp cao.

 Phương pháp đào tạo giám đốc trẻ: áp dụng cho các quản trị viên cấp trung gian bằng cách bổ nhiệm họ vào các vị trí tương đương sau đó giao quyền cho họ để họ giải quyết các vấn đề thực tế, thực hiện công việc đào tạo dưới sự giám sát của tổ chức và giám đốc.

 Công ty cũng có thể áp dụng các phương pháp đào tạo khác cũng đang được đánh giá là hiệu quả và áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp hiện nay như: hội thảo, hoạt động ngoài trời,...

- Nghiên cứu và ƣu tiên trƣớc mắt mở lớp đào tạo về kỹ năng huấn luyện/kỹ năng giảng dạy cho quản lý và các tổ trƣởng để nâng cao kỹ năng truyền đạt của những giảng viên nội bộ tiềm năng trong doanh nghiệp, tạo tiền đề cho việc phát triển đào tạo trong doanh nghiệp trong thời gian tới. Đồng thời, đào tạo các giảng viên nội bộ tiềm năng về quy trình đào tạo để thuận tiện cho việc phối hợp tổ chức đào tạo sắp tới.

- Với mỗi khóa đào tạo, sau khi kết thúc công ty cần có những đánh giá nhận xét về quá trình đào tạo của CBCNV trong công ty. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu như cách thức thực hiện công việc, hiệu quả so với trước khi đào tạo, khả năng ứng xử với các tình huống khó... Với những người hoàn thành tốt khóa đào tạo, công ty sẽ có những phần thưởng xứng đáng như tăng lương, thăng chức. Ngược lại với những đối tượng không hoàn thành khóa đào tạo, công ty sẽ có những hình thức kỷ luật như giảm lương, chuyển vị trí công việc xuống cấp dưới...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Đường sắt Hà Thái (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)