Phát triển cộng đồng:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 33 - 35)

Cộng đồng ở đây được hiểu là tất cả những người đang sống và làm việc tại địa phương. Các hoạt động phát triển cộng đồng bao gồm:

Thứ nhất, giải quyết việc làm và thu nhập của người lao động: Xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp, lực lượng lao động liên tục được đào tạo thông qua nhiều hình thức. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài yêu cầu lao động có trình độ chuyên môn nhất định, có tay nghề cao và có tác phong làm việc nhanh nhẹn hiệu quả. Chính vì lẽ đó, các địa phương thường có những khuyến khích hỗ trợ các trường đào tạo mới cũng như đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động để có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Và ngay bản thân các doanh nghiệp này cũng rất quan tâm đến trình độ cũng như ý thức làm việc của lao động tại địa phương đó.

Thứ hai, thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, khuyến khích học tập, nâng cao dân trí. Hệ quả của nó là giảm được các hộ nghèo, đời sống nhân dân được nâng cao và dễ tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng nghề nghiệp trong các công ty nước ngoài. Mặt khác, đời sống nhân dân nâng cao góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế địa phương phù hợp với xu thế hội nhập. Người dân nơi đây sẽ thân thiên hơn, tạo sự gần gũi hơn cho các nhà đầu tư. người lao động cũng có kỹ năng, có kiến thức và có khả năng học hỏi, thích ứng nhanh với công nghệ mới và hiện đại.

Thứ ba, phát triển cơ sở hạ tầng vững mạnh là một yếu tố mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Một địa phương có khá đầy đủ cơ sở hạ tầng , phương tiện giao thông vận tải, hệ thống giao thông công cộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho các nhà đầu tư trong việc giảm chi phí. Những địa phương năng lực cạnh tranh kém, một phần là do cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu thốn nhiều dịch vụ, dẫn đến giá dich vụ cao làm, tăng chi phí sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư . Cuối cùng, phát triển cộng đồng cũng cần phải quan tâm đến các vấn đề bảo vệ chính trị, an ninh trật tự và an toàn xã hội.Đây là những vấn đề mà nhà đầu tư rất quan tâm khi lựa chọn địa điểm đầu tư. Một địa phương có hệ thống an ninh tốt sẽ tránh cho các nhà đầu tư những xung đột, tranh chấp, đình công... tạo tâm lý yên tâm khi đến làm việc tại địa phương.

Tóm lại, qua phân tích các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của một địa phương cho thấy các yếu tố dù tác động nhiều hay ít đến khả năng cạnh tranh địa phương thì chính quyền địa phương đó cũng nên chú ý, quan tâm và phát huy tối đa hiệu quả các yếu tố đó. Hơn nữa, các yếu tố này lại có quan hệ mật thiết, gắn kết tương tác và hỗ trợ lẫn nhau. Việc yếu kém ở một yếu tố nào đó bất kỳ cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của địa phương. Nghĩa là dù địa phương đó có tất cả các yếu tố đều phát huy mạnh mẽ nhưng phát huy rời rạc, đơn lẻ cũng không thể tạo được năng lực cạnh tranh mạnh mẽ nhất cho địa phương. Chúng phải cùng đồng thời được phát triển trong mối liên hệ bổ sung cho nhau mới đem lai hiệu quả cao. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư mà không quan tâm đến

phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó sẽ không tạo được việc làm dẫn đến hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 33 - 35)