Khuyến khích phát triển DNNVV.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 127 - 128)

24 Ban quản lý KCN & KCX Vĩnh Phúc, Tạp chí CN Vĩnh Phúc, số 5/2006.

3.2.2.1. Khuyến khích phát triển DNNVV.

Các DNNVV thường chú ý tới hoạt động của mình tại địa phương nhiều hơn, gắn bó với địa phương và tích cực tham gia vào các nỗ lực phát triển KTĐP. Cho nên, họ là đối tượng cần được hỗ trợ và chú ý nhiều hơn. Ngành công nghiệp phụ trợ của một địa phương được hình thành và phát triển thành hệ thống và có quy mô hơn, trước hết phải tập trung vào việc phát triển các DNNVV. Trước mắt, giải quyết những khó khăn, hạn chế của họ thông qua các hình thức hỗ trợ sau:

Tạo ra các bất động sản: mặt bằng cho doanh nghiệp, các cao ốc cung cấp văn phòng làm việc hay quy hoạch các KCN để thu hút doanh nghiệp hoạt động.

Thành lập vườn ươm doanh nghiệp: thường được hình thành từ các khu gần trường Đại học và viện nghiên cứu, là nơi nuôi dưỡng các ý tưởng kinh doanh. Bởi vì nó hỗ trợ doanh nghiệp mới được hình thành về tài chính, kỹ năng quản lý, markeiting cũng như cung cấp phương tiện làm việc với giá rẻ.

Các hình thức người đỡ đầu cho doanh nghiệp: như các ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp. Hình thức phổ biến là việc lập ra các cơ quan chuyên biệt để kiểm tra các doanh nghiệp mới hoạt động, đánh giá khả năng tồn tại của chúng và tổ chức các cuộc họp giữa các doanh nghiệp và giúp người đỡ đầu các doanh nghiệp gặp gỡ nhau.

Khuyến khích phát triển và hỗ trợ các tổ chức nhỏ: các công ty nhỏ thường năng động và là nơi sử dụng lao động ít kỹ năng, là cơ hội cho họ tự đào tạo về kỹ năng. Các công ty thì sử dụng nguồn lực của xã hội triệt để và hiệu quả.

Các nỗ lực đào tạo, tư vấn cho doanh nghiệp: đào tạo về kỹ năng quản lý, kiến thức kinh doanh chuyên ngành, các nỗ lực cung cấp thông tin thị trường, chính sách pháp luật...luôn rất cần thiết cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mới thành lập.

Tạo lập mạng lưới, tiếp xúc kinh doanh: tạo ra cơ hội cho các nhà cung cấp chuyên ngành, nhà sản xuất và khách hàng gặp gỡ nhau thông qua các sự kiện như hội chợ, các cuộc hội thảo với các chuyên gia có tiếng trong các lĩnh vực cần quan tâm, hay tổ chức các buổi gặp gỡ không có sự sắp xếp trang trọng nào để tạo ra các cuộc tiếp xúc giữa các doanh nhân.

Vị trí của hệ thống các DNNVV trong năng lực cạnh tranh địa phương rất quan trọng nên cần phải khuyến khích các công ty tại địa phương mở rộng quy mô sản xuất của họ. Vì các DNNVV không những đóng vai trò là các công ty vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn mà họ cũng là nội lực chủ yếu của địa phương cần được củng cố để tạo ra các điều kiện hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp khác. Một khi địa phương có nhiều nhà cung cấp nguyên liệu và các công ty, các tổ chức hỗ trợ, cơ sở hạ tầng thuận lợi, các chính sách kinh tế ổn định, dịch vụ xã hội phát triển thì khả năng lựa chọn của nhà đầu tư có nhiều cơ hội hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 127 - 128)