Tiềm năng về nội lực kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 49 - 51)

Nền kinh tế tăng trưởng nhanh kể từ năm tái lập tỉnh (tháng 1/1997) đến nay đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thời kỳ 2001-2005 đạt 13,8%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn bình quân đạt

1865 tỷ/năm (mục tiêu đề ra 600 tỷ đồng/năm), gia nhập “câu lạc bộ 1000 tỷ đồng thu ngân sách”, tốc độ tăng ngân sách bình quân 34,1%/năm.

Tính riêng giá trị sản xuât công nghiệp, Vĩnh Phúc đã vượt lên trên nhiều tỉnh và thành phố, đứng thứ 7 trong cả nước và đứng thứ 3 ở phía Bắc, sau Hà Nội và Hải Phòng. Tổng dự án đầu tư trên địa bàn tính đến hết năm 2006 lên đến 387 dự án, trong đó có 93 dự án FDI. %). Hoạt động thương mại, dịch vụ có chuyển biến tích cực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống. Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 11,8%/năm (mục tiêu đề ra là 9%/năm). Kinh doanh thương mại khá sôi động, đảm bảo lưu thông hàng hóa trong và ngoài tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 1,5 lần. Hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, kim ngach xuất khẩu năm 2005 ước đạt 180 triệu USD (mục tiêu đề ra 40 – 45 triệu USD). Kim ngạch xuất khẩu phát triển mạnh, đạt 132,6 triệu USD.

Cơ cấu ngành từng bước chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH). Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thủy sản trong cơ cấu kinh tế giảm từ 31,2% xuống còn 21,33%; sản xuất công nghiệp – xây dựng duy trì mức tăng bình quân cao. Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng tăng 22,1% (mục tiêu đề ra 16%), riêng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 21,9%/năm; công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 18,6%; công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 63,5%/năm. Bước đầu, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn như: cơ khí, lắp ráp ô tô xe máy, các sản phẩm hỗ trợ, vật liệu xây dưng, dệt may, da giày...Phần lớn các sản phẩm công nghiệp chủ yếu như ô tô, xe máy, gạch ốp lát, đồ gỗ nội thất, quần áo may sẵn... đều tăng cao và vượt xa so với mục tiêu đề ra.

Những thành tựu về kinh tế của tỉnh đã đạt được trong 10 năm qua và những năm tiếp theo sẽ là nền tảng tạo ra một thị trường với sức mua lớn và nhận thức cao của người dân về vai trò của đầu tư. Môi trường kinh doanh tại Vĩnh Phúc sẽ trở nên năng động và cởi mở hơn. Trên cơ sở phát huy nội lực nền kinh tế, tỉnh cũng rất chú

trọng đến các hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó hoạt động xúc tiến đầu tư được đang được đẩy mạnh.

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên – xã hội cũng như những bước tăng trưởng khá của nền kinh tế đã tạo cho Vĩnh Phúc có những lợi thế, ưu điểm tốt và cạnh tranh hơn so với các tỉnh lân cận trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nền kinh tế đạt được những thành tưu đáng kể trên đã tạo ra được một môi trường kinh doanh với tiềm năng thị trường, chất lượng dịch vụ, sự ổn định chính trị...hấp dẫn rất nhiều các nhà đầu tư đến với Vĩnh Phúc. Nền kinh tế phát triển nghĩa là môi trường kinh doanh ở đây đang thực sự rất năng động và cởi mở, hỗ trợ được cho các nhà đầu tư rất nhiều khoản, giúp họ giảm chí phí kinh doanh thu lợi nhuận cao hơn. Với những điều kiện vị trí địa lý gần như tương đồng về nền kinh tế, cũng đều là những tỉnh thuần nông, xuất phát thấp như Bắc Ninh, năm 2004 chỉ thu hút được 17 dự án với tổng vốn đăng ký là 40,39 triệu USD, Bắc Giang thu hút được 9 dự án với tổng vốn đăng ký là 25,322 triệu USD. Trong khi lượng FDI vào Vĩnh Phúc là 23 dự án với tổng vốn đăng ký lên đến 137,868 triệu USD. Tại sao lượng FDI thu được của Bắc Ninh, Bắc Giang lại thấp hơn so với mức chung của cả nước? Điều gì đã tạo nên “bước đột phá” về tốc độ tăng trưởng FDI của Vĩnh Phúc? Vấn đề quan trọng là cách điều hành kinh tế của mỗi địa phương.

Sự khác biệt trong điều hành kinh tế của Vĩnh Phúc đã tạo được môi trường đầu tư với tổng thể những yếu tố thuận lợi, ưu thế hơn để có thể cạnh tranh với các địa phương khác trong cả nước. Chính quyền địa phương đã đưa ra các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, xúc tiến đầu tư và tự đầu tư cơ sở hạ tầng vào các KCN. Trên cơ sở những lợi thế có sẵn thì đặc biệt phải chú trong đến lợi thế cạnh tranh là lợi thế được tạo ra dựa vào các điều kiện mình có . Không hẳn là điều kiện có lợi mà đôi khi các điều kiện bất lợi cũng tạo ra được lợi thế cạnh tranh. Đây mới chính là những yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh cao của mỗi vùng, địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 49 - 51)