Vai trò và những tác động của FDI đối với tăng trƣởng và phát triển Kinh tế địa phƣơng (KTĐP).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 35 - 39)

triển Kinh tế địa phƣơng (KTĐP).

Theo Điều 2.1, chương 1, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đã được sửa đổi, bổ sung ngày 9/6/2000, FDI được định nghĩa như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc một nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bằng bất kỳ tài sản nào để tiến hành các họat động đầu tư theo quy định của luật này.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang được xem xét là một trong những nguồn lực quan trọng, một động lực mới thúc đẩy nền kinh tế các địa phương phát triển, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Nhưng dòng vốn này không tự nhiên mà có, nó phụ thuộc vào sự hấp dẫn của địa phương, thể hiện qua các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khoáng sản cùng với cơ chế chính sách, con người và các vấn đề xã hội khác của địa phương đó. Vốn đầu tư từ bên ngoài luôn là một trong những nguồn lực quan trọng và cần thiết để phát triển các điều kiện kinh tế địa phương. Có thể chỉ ra một số những ảnh hưởng tích cực của vồn đầu tư từ bên ngoài tới phát triển kinh tế, xã hội như sau:

* Đầu tư nước ngoài đã bổ sung một nguồn vốn đầu tư lớn cho phát triển kinh tế, xã hội địa phương: sau hơn 20 năm đổi mới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực kinh tế để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như dầu khí, điện…Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), tính từ năm 1988 đến hết năm 2003, trên phạm vi cả nước đã có trên 4500 dự án được cấp giấy phép, với tổng vốn đăng ký 46 tỷ USD và đến hết năm 2006, chưa đầy 3 năm, cả

Comment [PTTH1]: Bây giò là hơn 20 năm đổi mới rồi

nước đã thu hút được 6701 dự án, với tổng vốn đầu tư là trên 57 tỷ USD. Ước tinh trong những năm tới, con số này sẽ còn tăng đáng kể.

Tỷ trọng đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào GDP có xu hướng tăng lớn qua các năm: năm 1992 là 2%, năm 1996 là 7,6%, năm 1999 là 10,3%, năm 2000 chiếm 13,3% GDP, năm 2002 chiếm 13,5%, năm 2004 khoảng 14% và năm 2006 khoảng 15,2%. Vậy nhìn chung các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng khoảng 13 – 14% GDP. Trong đó đóng góp cho phát triển công nghiệp một lượng vốn rất lớn, trên 6867,1 triệu USD chiếm 35,5% tổng sản lượng công nghiệp và 18,6% tổng vốn đầu tư xã hội; ngoài dầu thô, chiếm tỷ trọng 38,8% kim ngạch xuất khẩu; nộp ngân sách nhà nước binh quân mỗi năm đạt 525 triệu USD.

Nguồn vốn này cũng góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…hìnhthành các KCN, khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa các khu vực phát triển, hình thành các khu dân cư mới, tạo việc làm cho hàng vạn lao động tại các địa phương, bình quân mỗi năm khoảng 1,1 triệu lao động; tạo môi trường thuận lợi từng bước tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Sự tăng nhanh của công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số địa phương trên cả nước tăng cao liên tục trong nhiều năm qua và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Điển hình như TP. HCM (tính đến hết năm 2006 toàn thành phố đã có 2248 dự án với tổng số vốn khoảng 15,245 triệu USD chiếm 21,5% tổng vốn FDI của cả nước, Hà Nội ( 896 dự án với tổng vốn đăng ký là 11,110 triệu USD chiếm 16,1%), Đồng Nai (855 dự án với tổng vốn đăng ký là 10,018 triệu USD chiếm 14,7%), Bình Dương (1431 dự án với tổng số vốn khoảng 7,070 triệu USD chiếm 8,7%). Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang là những địa phương mới tách tỉnh, khi đó, nền kinh tế còn lạc hậu, nặng về nông nghiệp chậm phát triển. Nhưng nhờ có những chính sách và biện pháp thu hút FDI

Comment [PTTH2]: Số liệu quá cũ, nguồn không rõ rằng- cần lên WEB site của Cục đầu tư nước ngoài

Comment [PTTH3]: Nói đến ố loiêyu là phảI có trích dẫn Nguòn

hiệu quả đã nhanh chóng “bứt phá” và tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế cũng thay đổi theo hướng tăng nhanh khu vực kinh tế dân doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

* Tác động rõ nét nhất của đầu tư nước ngoài tới mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam là đóng góp hết sức to lớn của các doanh nghiệp này vào kim ngạch xuất khẩu của mỗi địa phương. Theo Trung tâm thông tin thương mại - Bộ Thương mại, tính đến hết năm 2006, tại Đồng Nai, về xuất khẩu, toàn tỉnh đạt 3.948,5 triệu USD, trong đó khu vực FDI chiếm 29,9%, TPHCM khu vực FDI chiếm gần 40% kim ngạch xuất khẩu toàn Thành phố. Ngoài ra, khu vực đầu tư nước ngoài cũng đóng góp nhất định trong việc mở rộng thị trường trong nước nói chung và ở địa phương nói riêng. FDI làm phát triển các hoạt động dich vụ, tạo cầu nối cho doanh nghiệp trong nước xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận thị trường Quốc tế. Tuy nhiên, vai trò của FDI đối với việc tăng cường khả năng tiếp cận thị trường của địa phương còn nhiều hạn chế. Tỷ trọng dự án đầu tư nước ngoài thay thế nhập khẩu, hướng vào thị trường nội địa còn lớn. Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ở các địa phương tuy tăng nhanh nhưng chủ yếu vẫn là gia công dệt may, giày dép, lắp ráp điện tử, giá trị gia tăng thấp và hàm lượng công nghệ không cao. Ngay cả những địa phương tập trung nhiều dự án đầu tư nhất như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…thì tỷ trọng những dự án gia công dệt may, da giày, lắp ráp cũng chiếm tỷ trọng đến gần 30%.

* Đầu tư nước ngoài đã tạo một thị trường nội bộ rất lớn cho các cơ hội làm ăn đối với các doanh nghiệp trong nước (như làm vệ tinh gia công, thi công xây dựng công trình, các dịch vụ tư vấn, dich vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, phát triển thị trường địa ốc, phát triển nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến). Qua đó, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước.

* Đầu tư nước ngoài đã tạo công ăn việc làm trực tiếp cho lao động địa phương, nhất là lao động từ nông thôn chưa có trình độ, tay nghề cao, góp phần

quan trọng giải quyết việc làm, tăng thu nhập cá nhân. Đồng thời thực hiện được các chính sách xã hội tại địa phương.

* Đầu tư nước ngoài đã có đóng góp đáng kể cho ngân sách các địa phương, các hoạt động xã hội như tham gia vào chương trình xoá đói giảm nghèo, tặng nhà tình nghĩa, xây dựng những công trình phuc lợi, tài trợ các hoạt động văn hoá - thể thao, ủng hộ đồng bào thiên tai, lũ lụt. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, cụ thể là nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

* Đầu tư nước ngoài góp phần vào sự hoàn thiện hệ thống pháp luật vì nước ta thực hiện chính sách mở cửa và đang trong quá trình hội nhập. Do vậy chính phủ và chính quyền địa phương không ngừng cải thiện môi trường pháp lý để thu hút đầu tư.

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI đã có tác động dây chuyền tích cực như phát triển mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp doanh nghiệp và các nhà quản lý trong nước học hỏi thêm về cách bố trí sản xuất, quản lý, tiếp thu công nghệ, kiểu dáng sản phẩm và cách thức tiếp thị phục vụ khách hàng.

Bên cạnh những mặt tích cực mà FDI mang lai cho nền kinh tế nói chung và từng địa phương nói riêng, vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực cần khắc phục là: đầu tư trực tiếp nước ngoài gần đây ít có dự án quy mô lớn (bình quân vốn đầu tư một dự án năm 1995 là 27,22 triệu USD, năm 2004 là 6,27 triệu USD và năm 2006 là 7,25 triệu USD). Những dự án quy mô nhỏ này, tuy tác động lan tỏa của nó đến vấn đề xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập…không nhỏ nhưng mang lại những giá trị kinh tế chưa cao. Mặt khác, nó cũng ít tạo ra những mối liên kết ngành, vì thế hy vọng phát triển những ngành phụ trợ, những ngành thượng nguồn và hạ nguồn đi theo dự án đầu tư, khó có thể đáp ứng được. Ngành nghề đầu tư còn ít dự công nghệ kỹ thuật cao, làm hạn chế khả năng chuyển giao công nghệ hiện đại nên năng suất lao động còn thấp. Nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu vẫn là các nhà đầu tư từ Đài Loan, Hàn Quốc…, thiếu vắng các nhà đầu tư từ các nước phát triển như Mỹ, EU…Các tinh phía Bắc vẫn rất ít các dự án đầu tư. Sự phát triển nhanh chóng

của công nghiệp trong điều kiện năng lực quy hoạch phát triển còn hạn chế đã làm gia tăng dân số đô thị, gia tăng sự quá tải về môi trường, hệ thống kết cấu hạ tầng và các dịch vụ xã hội, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Các nước đầu tư thường chuyển giao công nghệ kỹ thuật lạc hậu, coi nước nhận đầu tư như là “bãi thải công nghệ”. Điều này làm giảm hiệu quả kinh tế cũng như gây ô nhiễm môi trường;

Chính vì tác động của FDI tới nền kinh tế các nước đang phát triển nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng vừa có những mặt tích cực lại vừa có những mặt tiêu cực nên vấn đề là chính phủ cũng như chính quyền địa phương cần phải có những chính sách phù hợp để thu hút được càng nhiều nguồn vồn quan trọng này, trên cơ sở phát huy được những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực. Như vây, nguồn vốn FDI mới thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nước tiếp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 35 - 39)