Những kết quả đạt đƣợc:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 88 - 97)

24 Ban quản lý KCN & KCX Vĩnh Phúc, Tạp chí CN Vĩnh Phúc, số 5/2006.

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc:

Những thành tựu về thu hút FDI đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH, sớm đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Thứ nhất, FDI góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế cao: Trong giai đoạn (2001 – 2005), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) luôn đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra: năm 2001 tăng 11,2%; năm 2002 tăng12,2%/năm; năm 2003 tăng 12,9%; năm 2004 tăng 13,56%; năm 2005 tăng 14% (mục tiêu bình quân 5 năm 2001-2005 tăng từ 10-12%). .(bảng 2.2)

Bảng 2.2:Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn theo giá thực tế phân theo

thành phần kinh tế giai đoạn (2001-2005)

Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 2004 Sơ bộ 2005 Tổng số 4.431.138 5.244.927 6.498.132 7.839.381 9.565.256 Nhà nước 1.049.989 1.201.214 1.499.987 1.609.086 1.863.288 Ngoài nhà nước 2.157.020 2.570.804 3.104.866 3.916.565 4.566.528 FDI 1.224.130 1.472.909 1.893.279 2.313.729 3.135.441 Nguồn: Cục Thống Kê Vĩnh Phúc, 2005.

Thứ hai: FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp.

Kinh tế của tỉnh giai đoạn (2000-2005) không những tăng trưởng với tốc độ cao mà còn tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ, từ cấu nông nghiệp là chủ yếu chuyển vững chắc sang cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp từ một ngành kinh tế chủ đạo chiếm trên 60% GDP đã từng bước giảm dần tỷ trọng. Trong khi đó tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng ngày càng tăng. Đến năm 2005, công nghiệp và xây dựng đã thay thế vị trí của nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động chung. Trên địa bàn đã hình thành cơ cấu kinh tế mới: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, với tỷ trọng công nghiệp 50%; dịch vụ 28,1%; nông nghiệp 21,9%, làm thay đổi về chất những điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong những năm tiếp theo.

Những chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua, trên thực tế đã nâng cao đáng kể hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. So với các thành phần kinh tế chủ đạo khác, FDI đã có đóng góp đáng kể vào tỷ trọng công nghiệp của tỉnh. (xem bảng 2.3)

Bảng 2.3:Giá trị sản xuất ngành công nghiệp Vĩnh Phúc giai đoạn (2000 – 2005) Đơn vị: tỷ đồng; 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân 6 năm ( %) Tổng số 5.411 6.222 7.829 10.259 12.696 15.614 23,6 Nhà nước 363 566 673 833 869 824 17,9 Ngoài nhà nước 246 423 680 1.103 2.005 2.758 20,2 FDI 4.802 5.234 6.475 8.323 9.821 12.032 15,6

Nguồn: Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc, 2005

Tính toán giá trị của của FDI trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp chúng ta có thể thấy thường chiếm trên 77%. Cụ thể, năm 2000 là 88,7%; năm 2001 là 84%; năm 2002: 86,5%; năm 2003: 81,1%; năm 2004: 77,3%; năm 2005: 77,1%. Mặc dù xu hướng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc đang có chiều hướng giảm sút nhưng vẫn là khu vực có đóng góp to lớn nhất, thường là trên 2/3 trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh. Điều này cho thấy tăng trưởng của ngành công nghiệp Vĩnh Phúc chủ yếu là do đóng góp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hay nói một cách khác công nghiệp Vĩnh Phúc đi lên chính là nhờ thu hút FDI. Đi lên từ ngoại lực là bài học thành công trong phát triển ngành công nghiệp của Vĩnh Phúc trong 8 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh. Bài học này cho thấy, nếu khai thác tốt những tiềm lực từ bên ngoài, sẽ biến ngoại lực thành nội lực, sẽ rút ngắn được quá trình tăng trưởng. Và có thể nói một cách hình ảnh là chúng ta có thể vươn tay tới sự giàu có của các quốc gia ngay trong lòng đất nước Việt Nam.

Thứ ba, góp phần giải quyết việc làm: Giai đoạn (1995-2000), khu vực FDI của Vĩnh Phúc thu hút được 5.207 lao động trực tiếp, đến năm 2001 đã tăng lên

Comment [PTTH11]: PhảI viết vài lời minh hoạ Bảng này

8.795 lao động và đến năm 2005 số lao động làm việc tại khu vực FDI đã là 29.761 lao động. Trong đó lao động địa phương chiếm khoảng 70%. Một số công ty thu hút nhiều lao động là: Công ty Honda Việt Nam 2600 lao động, Công ty TNHH Vina Korea: 1890 lao động; Công ty liên doanh Tân Đô: 1600 lao động...Ngoài ra khu vực FDI còn tạo ra hàng ngàn chỗ làm gián tiếp cho lao động địa phương tại chỗ.

Thứ tư, đóng góp của khu vực FDI cho sự phát triển của Vĩnh Phúc còn phải kể đến sự gia tăng thu ngân sách địa phương. Mặc dù thu từ kinh tế nhà nước cho ngân sách của tỉnh ngày càng chiếm tỷ trọng lớn song khu vực FDI cũng có những đóng góp không nhỏ. Đến năm 2005, các dự án đã nộp ngân sách 1.918 tỷ đồng. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp cho giá trị xuất khẩu của tỉnh khoảng trên 70%. Từ chỗ giá trị xuất khẩu trên 10 triệu USD vào năm 1997, đến nay kim ngạch xuất khẩu đã đạt mức gần 200 triệu USD. Đó là do sự tham gia của các doanh nghiệp FDI lớn như các doanh nghiệp Dệt may của Hàn Quốc và Trung Quốc.

Ngoài ra khu vực FDI của Vĩnh Phúc còn góp phần đổi mới công nghệ; góp phần công nghiệp hóa nông thôn thông qua chuyển đổi đất nông nghiệp quy hoạch cho cac KCN; phát triển các hoạt động dịch vụ như dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ nhà trọ, chợ – siêu thị, vui chơi – giải trí...

Xác định được bước đi đúng, Vĩnh Phúc đã “trải thảm đỏ” cho các nhà đầu tư khi đến hoạt động kinh doanh tại tỉnh. Tính đến tháng 6/2007, tổng số dự án FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 126 dự án với tổng số vốn đầu tư là 1,132 triệu USD, đưa Vĩnh Phúc đứng thứ 10 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.

Bảng 2.4: Một số địa phương có lượng vốn FDI lớn nhất tính đến tháng 6/ 2007

Đơn vị tính: triệu USD

STT Thành phố Số dự án Tổng vốn ĐK Vốn chủ

sở hữu Vốn thực hiện

2 Hà Nội 896 11,110 4,604 3,938 3 Đồng Nai 855 10,018 4,058 4,214 4 Bình Dương 1.431 7,070 3,064 2,082 5 Bà Rỵa -VTàu 158 6,078 2,396 1,354 6 Hải Phòng 236 2,274 962 1,204 7 Hà Tây 71 1,092 474 423 8 Long An 146 1,305 469 218 9 Quảng Ngãi 14 1,162 471 443 10 Vĩnh Phúc 126 1,132 564 474

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KH & ĐT

Bảng xếp hạng trên cho thấy, TP.HCM là địa phương dẫn đầu trong cả nước về số dự án cũng như tổng vốn đầu tư, tiếp đến là thủ đô Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương...Lý do mà các tỉnh này ở vị trí dẫn đầu là vì họ cải thiện tốt các yếu tố thuộc về môi trường đầu tư như đã phân tích ở trên. Tính đến tháng 10/2006, Vĩnh Phúc là địa phương đứng thứ 10 cả nước về thu hút FDI, có một vị trí cao so với nhiều địa phương trên cả nước. (xem phụ lục 1). Đây cũng là kết quả đáng khích lệ đối với một tỉnh đi sau trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài so với các tỉnh phía Nam. Vì Vĩnh Phúc là một tỉnh mới được tái lập, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, xuất phát điểm thấp. Trong khi đó, vào thời điểm này thì các tỉnh phía Nam đã sớm được tiếp xúc với nền kinh tế thị trường năng động. Như vậy, xét về tốc độ thu hút FDI thì Vĩnh Phúc được xem như là một “hiện tượng” cần phân tích và nghiên cứu.

Bảng 2.5 : Tốc độ thu hút FDI của Vĩnh Phúc, TP.HCM, Đồng Nai giai đoạn (2001-2005) Vĩnh Phúc TP.HCM Đồng Nai Năm Số DA Tổng vốn ĐK (triệu USD) Tốc độ (%) Số dự án Tổng vốn ĐK (triệu USD) Tốc độ (%) Số dự án Tổng vốn ĐK (triệu USD) Tốc độ (%) 2000 5 10,1 122 224 28 177,3 2001 4 24,3 140 182 619 161 49 840,6 374 2002 13 62,3 156 206 318 - 48,6 102 473,4 - 43.6 2003 17 79,3 27 187 295 -7 80 394,4 -16 2004 23 137,8 73 234 430,6 45 100 677 71.8 2005 27 212,6 54,2 269 636 47 108 670 1.8

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KH & ĐT.

Trong những năm gần đây, tốc độ thu hút FDI của Vĩnh Phúc đã vượt mức chung của cả nước. Nếu như trong tương lai, tỉnh vẫn giữ được tốc độ như thế này thì số dự án và tổng vốn đăng ký vào Vĩnh Phúc sẽ tăng lên rất nhiều. Khi đó, khả năng Vĩnh Phúc có thể đứng ở vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng.

Các địa phương khác, kể cả là TP.HCM, tuy đang dẫn đầu về số lượng dự án FDI và tổng vốn đăng ký, nhưng trong giai đoạn từ 2001 đến 2005, tốc độ thu hút tăng không ổn định

Số lượng các dự án đầu tư tại Vĩnh Phúc còn khá khiêm tốn so với các tỉnh trong top đầu nhưng chất lượng và quy mô dự án có xu hướng tăng cao. Điển hình là 2 dự án lớn của tập đoàn Honda và Toyota chiếm gần 30% trong tổng vốn đăng ký.

Tại Vĩnh Phúc, số lượng các dự án và tổng vốn đăng ký tăng đều và ổn định qua các năm đặc biệt là vào giai đoạn (2001 – 2005) tốc độ tăng rất nhanh. (xem bảng 2.6). Chính điều này đã đưa Vĩnh Phúc lọt vào top những địa phương đứng đầu trong cả nước về lượng vốn FDI.

Bảng 2.6: Số dự án FDI được cấp giấy phép từ 1997 dến 2005 (tính cả các

dự án đã rút giấy phép) tại Vĩnh Phúc. Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (1000 USD) Vốn thực hiện (1000 USD) Vốn bổ sung năm 2005 (1000 USD) 1997 1 30 10 1998 1 200 140 1999 5 21.478 7.763 2000 5 10.181 4.550 2001 4 24.300 9.350 2002 13 62.354 33.214 2003 17 79.350 33.707 2004 23 137.866 36.868 2005 27 212.624 76.778 100.301

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Năm 2005

Nếu như trong giai đoạn (1997 – 2000) bình quân mỗi năm Vĩnh Phúc chỉ thu hút được 2,1 dự án với tổng số vốn đăng ký bình quân đạt 45,52 triệu USD và số vốn thực hiện bình quân 38,98 triệu USD, thì trong giai đoạn (2001-2005) các chỉ số tương ứng đã là: 14 dự án/năm; 66,57 triệu USD/năm; 53,256 triệu USD/năm. So sánh 2 giai đoạn này, chúng ta có thể nhận thấy, trong những năm gần đây, tốc độ đáng ngạc nhiên. Điển hình là năm 2001 mới chỉ đạt được 4 dự án thì ngay 1 năm sau đó, số dự án đã tăng gấp hơn 3 lần (13 dự án). Những năm tiếp theo, số lượng dự án vẫn tăng một cách ổn định. Chứng tỏ, môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc đã thực

4060 60 80 100 120 140 2001 2002 2003 2004

sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong xu thế cạnh tranh thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI giữa các địa phương trên cả nước, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang nỗ lực hết sức cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn nữa theo hướng phục vụ nhu cầu của nhà đầu tư để có thể cạnh tranh với các tỉnh, thành khác.

Kết quả thu hút FDI của Vĩnh Phúc trong những năm qua còn thực sự đáng nể hơn khi so sánh với một số tỉnh lân cận có những điều kiện khá tương đồng như Bắc Ninh, Hưng Yên. Đây đều là những tỉnh mới tái lập, liền kề thủ đô Hà Nội, có hệ thống giao thông tốt và nối liền với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; đều có quy mô diện tích tương đối nhỏ. Thu hút FDI vào Vĩnh Phúc hơn hẳn Hưng Yên và Bắc Ninh cả về số dự án được cấp phép lẫn tổng số vốn được đăng ký, mặc dù Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng ban hành những chủ trương, chính sách mạnh dạn hơn so với Vĩnh Phúc. Nhưng điểm mấu chốt hơn cả là Vĩnh Phúc có được những người đứng đầu với phong cách quản lý và tư duy đổi mới, năng động, thân thiện, cởi mở với doanh nghiệp. Và quan trọng hơn nữa là cam kết của chính quyền về những giá trị mang lại cho các nhà đầu tư, đó là uy tín của họ.

Nguồn : Sở Kế hoạch & Đầu tư Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh.

Những số liệu ở bảng trên cho thấy, trong năm 2001, 3 tỉnh này tương đương nhau về số lượng các dự án. Vốn đăng ký của Vĩnh Phúc là 24.300USD, hơn Hưng Yên (20.452 USD) không đáng kể và gấp gần 8 lần Bắc Ninh. Có thể nói, xuất phát điểm về thu hút FDI của 3 tỉnh gần như tương đồng. Tuy nhiên, những năm tiếp theo, Vĩnh Phúc đã đạt được bước “thần kỳ” về tốc độ thu hút FDI. Đến năm 2004 Vĩnh Phúc đã đạt được 23 dự án gần gấp đôi số dự án mà Hưng Yên và Bắc Ninh thu hút được. Và số vốn đăng ký đầu tư của Vĩnh Phúc là 137.868 USD tăng gấp 2 lần so với Hưng Yên (69.292USD), gấp hơn 3 lần so với Bắc Ninh (40.390 USD).

Trong thời gian gần đây, nhiều tập đoàn kinh tế từ Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Thụy Điển đã đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Vĩnh Phúc. Trong đó, một số tập đoàn đã xúc tiến đầu tư tại tỉnh một vài dự án “tầm cỡ” trong lĩnh vực công nghệ cao. Tính đến nay, đã có 14 Quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Vĩnh Phúc, đứng đầu là Nhật Bản với 12 dự án với tổng vốn đăng ký là 364,42 triệu USD. Những tập đoàn lớn của Nhật Bản là Toyota và Honda đầu tư vào tỉnh với các sản phẩm ô tô, xe máy có uy tín, có kỹ thuật và sức cạnh tranh cao. Tiếp đến là các nước Hàn Quốc (có 20 dự án với tổng vốn đầu tư 96,94 triệu USD...

Bảng 2.8 : FDI vào Vĩnh Phúc phân theo vùng, lãnh thổ

STT Quốc gia/ Lãnh thổ Số dự án Tổng số vốn đăng ký

(triệu USD) Phần trăm

1 Nhật Bản 12 364,42 48,37

3 Đài Loan 18 78,401 11,5

4 Nga (Việt Kiều) 8 66,12 9,15

5 Singapore 3 57,7 7,21

6 Trung Quốc 11 37,39 5,88

7. Mỹ 1 9,2 1,56

Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Vĩnh Phúc, 2005

Các dự án FDI vào Vĩnh Phúc cơ bản đã và đang tích cực được triển khai và xây dựng. Đặc biệt các dự án lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc đang làm ăn hiệu quả tại Vĩnh Phúc đã tạo nên một sự uy tín nhất định đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, còn rất thiếu các dự án của những nhà đầu tư đến từ các nước Châu Âu, Mỹ. Các dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn đã đóng góp rất lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Nghĩa là FDI như một “làn gió mới” tác động tới nền kinh tế Vĩnh Phúc ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau.

Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI mà tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được trong thời gian qua còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, chưa đáp ứng được các điều kiện cơ bản, cần thiết để thực hiện mục tiêu là tỉnh công nghiệp vào năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2015. Vì vậy, trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2015, tỉnh đã xác định việc đầu tư, phát triển mở rộng các KCN trên địa bàn là nhiệm vụ trọng tâm. Phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 4500 đến 5000ha đất công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chất lượng cao. Định hướng phát triển các ngành mũi nhọn có tính cạnh tranh cao như: Cơ khí chế tạo, điện tử tin học, công nghiệp dệt may, chế biến thực phẩm, đồ uống..., quan tâm thu hút các dự án công nghệ cao. Hiện nay, tình hình đầu tư vào Vĩnh Phúc đang tiến triển khả quan và đó là dấu hiệu đảm bảo cho Vĩnh Phúc giữ được mức tăng trưởng cao và phát triển ổn định trong những năm kế tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 88 - 97)