Giảm giá thuê đất:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 125 - 127)

24 Ban quản lý KCN & KCX Vĩnh Phúc, Tạp chí CN Vĩnh Phúc, số 5/2006.

3.2.1.5.Giảm giá thuê đất:

Giá thuê đất ở Vĩnh Phúc và một số tỉnh lân cận quanh Hà Nội trong thời gian qua thực sự đã giảm rất nhiều. Đây là một trong những ưu đãi của chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ một khoản chi phí cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mức giá này vẫn còn cao hơn so với một số tỉnh phía Nam lân cận Thành phố Hồ Chí Minh như Bình Dương, Đồng Nai,...Đây có thể coi là một trong những trở ngại lớn của các tỉnh phía Bắc nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng về vấn đề khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặt khác ở Việt Nam giá thuê đất chiếm tỷ lệ khá caatso với giá trị đất thuê đã được thông báo. Trong khi ở một số nước Châu á như Hàn Quốc, Đài Loan...chẳng hạn tiền thuê đất thường chỉ chiếm 3

– 5% giá đất đã được thông báo. Bởi vì các nước này cho rằng, biện pháp đó đã giúp các công ty cắt giảm được chi phí hoạt động và giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh. Do đó thay vào việc dùng vốn đầu tư liên quan đến thuê hay mua đất, nhà đầu tư sẽ sử dụng vào việc đầu tư các thiết bị, dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại hơn. Như vậy thì giá trị sử dụng mỗi hecta đất sẽ tăng lên. Tuy nhiên việc này là rất khó thực hiện đối với các KCN hiện tại của Vĩnh Phúc do mức giá cho thuê đất trong các KCN này đã được ban hành và áp dụng cho nhiều doanh nghiệp tại đây, kể cả các doanh nghiệp trong nước. Trong thời gian tới, tỉnh cần chọn đúng đối tác kinh doanh cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tập trung. Đó có thể là các công ty tư nhân, liên doanh, 100% vốn nước ngoài hoặc cổ phần, quan trọng là phải có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Và nhất là chọn đúng vị trí, không nhất thiết là phải nằm gần trung tâm tỉnh vì đến lúc này mạng lưới giao thông đã phát triển.

Có thể thấy Luật đất đai sửa đổi năm 2003 không có nhiều điểm nới rộng đáng kể so với trước. Chính vì vậy, cần các giải pháp về đất đai về cơ bản vẫn phải cụ thể theo đặc thù riêng của từng vùng và địa phương. Một phương án khá hiệu quả có thể nêu ra ở đây là cho phép các tỉnh chuyển 3% quỹ đất của mình thành các KCN hoặc khu dân cư với phương án 70/30 nhằm giúp người dân được hưởng lợi nhiều hơn, vì giá đất của họ tại các khu đất được quy hoạch sẽ cao hơn. Biện pháp này cũng làm giảm các chi phí mua đất của tỉnh vì đất chuyển đổi từ khu vực nông nghiệp này sẽ rẻ hơn. Các khoản tiết kiệm này có thể dùng để trợ giá cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hay theo cách làm của Bình Dương là xây dựng nhiều KCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Tại đây các khu đất được phân thành các lô nhỏ để cho thuê theo các điều kiện linh hoạt. Nếu diện tích đất cho các KCN nhiều thì cơ hội cho đầu cơ (thuê đất trước rồi cho thuê lại với giá cao) sẽ giảm đi nhiều.

Trên đây là một số phương án có thể áp dụng nhằm giảm đến mức tối đa giá thuê đất mà các địa phương có thể áp dụng cụ thể theo điều kiện của địa phương mình nhằm hỗ trợ việc giảm chi phí cho các nhà đầu tư nước ngoài, tăng hiệu quả đầu tư. Đồng thời tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, thông thoáng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 125 - 127)